【kết quả giải ngoại hạng anh hôm nay】Bộ Công thương chính thức đề xuất giao Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 cho Geleximco
Khuyến khích doanh nghiệptư nhân đầu tưnhà máy điện
TheộCôngthươngchínhthứcđềxuấtgiaoDựánNhiệtđiệnQuỳnhLậkết quả giải ngoại hạng anh hôm nayo đánh giá của Bộ Công thương, TKV không đáp ứng nhu cầu vốn triển khai dự ánđúng tiến độ. Tập đoàn này đang gặp khó khăn trong huy động vốn cho các dự án đầu tư, trong đó có vốn đối ứng triển khai Dự án NHiệt điện Quỳnh Lập 1. Đến cuối tháng 9/2017, tổng nợ vay hợp nhất của TKV khoảng 78.000 tỷ đồng, với hệ số nợ/vốn chủ sở hữu 2,5 lần.
. |
Nếu đầu tư vốn vào Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1, TKV sẽ phải huy động thêm khoản nợ vay 39.000 tỷ đồng và sau 3 năm nữa tổng nợ vay của tập đoàn có thể lên tới trên 100.000 tỷ đồng, dẫn đến tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu sẽ vượt quá quy định cho phép.
Ngoài ra, sau hơn 2 tháng đốc thúc hiện TKV vẫn chưa báo cáo Bộ Công thương kết quả làm việc cuối cùng với 2 nhà đầu tư là Kospo và Samtan (Hàn Quốc) về thu xếp vốn vay cho dự án không có bảo lãnh Chính phủ. Nếu để tình hình thoả thuận tiếp tục kéo dài hoặc TKV phải tìm kiếm đối tác thì sẽ chậm triển khai thực hiện dự án, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, không lường hết các yếu tố phát sinh như trượt giá, trượt tỷ giá…
“Giao Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 cho liên danh Geleximco - HUI, sẽ giúp TKV giảm áp lực thu xếp vốn, và tập trung thực hiện các dự án khác. Thay thế TKV tại dự án này, liên danh Geleximco và đối tác có trách nhiệm khẩn trương thực hiện dự án theo quy định đảm bảo tiến độ, chất lượng; thoả thuận bàn giao dự án, xem xét thanh toán các chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư mà TKV đã thực hiện”, công văn của Bộ Công thương kiến nghị.
Giải tỏa bế tắc và bảo đảm an ninh năng lượng
Trao đổi với báo giới, đại diện Tập đoàn Geleximco cho biết, khả năng vay vốn nước ngoài, nhất là châu Âu để đầu tư các nhà máy nhiệt điện hiện nay là bất khả thi. Hơn 3 năm trước, khi Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long do Geleximco làm chủ đầu tư đi vào triển khai, đã có lúc bế tắc về nguồn vốn. Geleximco đã mời các nhà thầutừ những nước phát triển như Pháp, Anh Mỹ…, nhưng không nhà thầu nào thu xếp được tài chính, mà đây là yêu cầu tiên quyết trong Hồ sơ yêu cầu lựa chọn tổng thầu.
Geleximco sau đó đã đàm phán được với Tập đoàn Năng lượng mới Kaidi Dương Quang. Nhà thầu đã chứng minh được năng lực và có kinh nghiệm tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê được TKV đầu tư trước đây. Kaidi Dương Quang và Geleximco đã “bắt tay” giải bài toán nguồn vốn vay cho dự án, để từ đó công trình sớm đi vào triển khai, đến nay đã hoàn thành giải ngân dự án trên 90%.
Nhờ dòng vốn được bơm kịp thời, cuối tháng 5 vừa qua, Tổ máy 1 Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long đã chính thức phát điện thương mại lên hệ thống lưới điện quốc gia, Tổ máy số 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 7/2018, hoàn thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng, đảm bảo tối ưu hóa tất cả các yêu cầu về công nghệ và xử lý môi trường nghiêm ngặt của Chính phủ đề ra, tiết kiệm cho chủ đầu tư hơn 500 tỷ đồng.
Về công nghệ, với nhà máy điện đốt than, quan trọng nhất là hệ thống lò hơi. Công nghệ sử dụng trong nhà máy điện Quỳnh Lập I được liên danh Geleximco - HUI đề xuất là công nghệ siêu tới hạn, sôi tuần hoàn, được xem là một trong những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Các hệ thống vận hành chính của nhà máy sẽ được mời thầu quốc tế, sử dụng sản phẩm của các nước G7 hoặc sản phẩm có ủy quyền thiết kế chế tạo của các nước đó.
Công nghệ này đã được áp dụng thành công tại Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long với lò hơi theo thiết kế và công nghệ chế tạo của hãng Alstom (Pháp); hệ thống đo lường và điều khiển của nhà máy được chế tạo và cung cấp từ Yokogawa (Nhật Bản) và một số nước G7.
Với công nghệ này, nhiệt độ đốt thấp từ 850 – 920 độ C giúp hạn chế độc hại phát thải ra môi trường vừa đạt hiệu quả kinh tếcao do than đốt chưa cháy hết được tuần hoàn đi tuần hoàn lại cho đến khi bị đốt kiệt. Nhà máy cũng sử dụng hệ thống lọc bụi tĩnh điện, thu giữ bụi để đảm bảo hiệu quả thu bụi, bụi giữ lại từ 90- 99%. Các phế thải sau đó được sử dụng cho công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng (gạch không nung) theo tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng áp dụng cho các nhà máy điện than. Ngoài ra, hệ thống của nhà máy còn xử lý được các loại nước thải khác nhau, sử dụng công nghệ xử lý nước nhiễm than, nhiễm dầu…nước thải không xả ra môi trường mà được tái sử dụng hết.
Đến nay, công nghệ xây dựng nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc đã đạt những tiến bộ vượt trội, bằng chứng là họ đã ký được hợp đồng triển khai hơn 6.000 nhà máy nhiệt điện ở 62 quốc gia trên toàn thế giới.
Trở lại với Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập I, dự án được giao đầu tư từ năm 2009, được khởi công từ tháng 10/2015 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai giải phóng mặt bằng. Tại cuộc họp do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hôm 11/6 vừa qua, sau khi nghe các bộ báo cáo, Phó thủ tướng yêu cầu, thực hiện rà soát các dự án đang triển khai mà nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện dẫn đến chậm tiến độ, để có biện pháp xử lý thích hợp; khuyến khích các doanh nghiệp ngoài nhà nước đầu tư các dự án nguồn điện phù hợp nếu đáp ứng yêu cầu không cần bảo lãnh Chính phủ, sử dụng công nghệ tiên tiến gắn với bảo vệ môi trường và có giá thành sản xuất điện hợp lý.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương tiếp tục tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan để hoàn thiện báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án cụ thể triển khai Dự án, báo cáo trong tháng 6/2018.
Một dự án điện được đưa vào hoạt động không chỉ giải quyết công ăn việc làm, đóng góp thêm hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách địa phương, mà còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Thực trạng nền kinh tế hiện nay cho thấy cần tin tưởng và trao cơ hội cho các tập đoàn tư nhân Việt Nam để họ chủ động “lập trình” việc đầu tư dự án theo đúng tiến độ và yêu cầu về công nghệ, môi trường mà Chính phủ đặt ra. Có như vậy, mới nhanh chóng gỡ được những “điểm nghẽn” về đầu tư năng lượng đang rất cấp thiết hiện nay.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Khám phá tour Đà Nẵng chất lượng, giá rẻ tại KhachsanDaNang.Shop
- ·Triển khai xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
- ·Ngăn chặn, xử lý tội phạm gây rối trật tự công cộng
- ·Đảng ủy công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng: Thành lập Đảng bộ Khối cơ quan
- ·Phát triển kinh tế từ nghề truyền thống của gia đình
- ·Bù Đốp: Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 29, nhiệm kỳ 2020
- ·Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 58.138 tỷ đồng
- ·Thiết thực “làm theo Bác”
- ·Sau Lễ tuyên thệ, Chủ tịch nước Lương Cường có bài phát biểu trước Quốc hội
- ·Sôi nổi ngày hội đại đoàn kết toàn dân
- ·Giá vàng hôm nay 6/11/2023: SJC bất ngờ giảm mạnh hơn 1,5 triệu đồng/lượng
- ·Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc
- ·Phát triển du lịch tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn
- ·Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Giáo: Vận động hội viên tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
- ·Zonepack Việt Nam: Nhà Sản Xuất Kinh Doanh Bao Bì Công Nghiệp Uy Tín Chất Lượng tại Việt Nam
- ·Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền làm việc với huyện Bù Gia Mập
- ·Ðổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng
- ·Cục Thuế Bình Phước phối hợp thực hiện nhiệm vụ với UBND thị xã Phước Long
- ·Hợp tác giữa BHXH Việt Nam và Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ
- ·Phòng ngừa tội phạm ma túy ở nông thôn