【tỷ số bóng đá cúp c3】Mang cỏ cây đi… xuất ngoại
(CMO) Nguồn tài nguyên bản địa, cỏ cây như: lục bình, năn tượng, bồn bồn… gần đây trở thành nguyên liệu chính để nhiều chủ thể khởi nghiệp bằng nghề đan đát, nâng tầm và xuất ngoại sản phẩm.
Hướng đến sự bền vững, các chủ thể đã tổ chức sản xuất chuyên nghiệp, hiện đại hơn theo hình thức chuỗi liên kết nhằm nâng cao hiệu quả mô hình, giúp nông dân có thu nhập ổn định; nâng tầm các nguyên liệu nông thôn, tạo sinh kế; đưa sản phẩm từ nghề đan đát truyền thống ra thị trường nước ngoài.
Hiện ở huyện Thới Bình có 4 tổ đan đát hoạt động hiệu quả, góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn. |
Anh Nguyễn Trường Giang, 31 tuổi, Ấp 6, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư và Xây dựng Trường Gia Phát, là người trẻ tiên phong trong khởi nghiệp từ cỏ năn tượng. Ðặc biệt, mô hình, dự án khởi nghiệp này của anh vừa xuất sắc giành giải Ba trong số 20 mô hình, ý tưởng được chọn vào vòng bán kết của cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Cà Mau năm 2022”.
Theo anh Giang, cơ duyên đến với nghề này là trong khoảng thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, anh có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu về cỏ năn tượng và nghề đan đát truyền thống của người dân, từ đó đã trở thành động lực, thôi thúc anh khởi nghiệp.
Anh Nguyễn Trường Giang nâng niu từng sản phẩm từ cỏ năn tượng, gia công, mang đi xuất ngoại. |
Hiện nay, anh thu mua 5 tấn nguyên liệu thô, tương đương gần 5.000 sản phẩm/tháng. 3 tháng gần đây, anh Giang đã thu mua gần 180 tấn cỏ năn tượng. Hiện trên toàn huyện Thới Bình có 4 tổ đan đát, đây là cơ sở để anh Giang hợp tác thu mua năn tượng cũng như xuất khẩu sản phẩm thành phẩm ra thị trường trong và ngoài nước.
Cũng là người trẻ khởi nghiệp, 2 sinh viên Trương Tú Trâm và Trần Kiều Trinh, lớp 23LK0101, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau, chọn cách làm mới sản phẩm thủ công mỹ nghệ và dự án “Kinh doanh sản phẩm thủ công từ tài nguyên bản địa” đã giành giải Khuyến khích cuộc thi do Trường Ðại học Bình Dương tổ chức, đồng thời vào top 10 sản phẩm dự vòng chung kết của cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Cà Mau năm 2022”. Hiện Trương Tú Trâm đang khởi nghiệp bằng cách vẽ lên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ cỏ năn tượng.
Sinh viên Trương Tú Trâm (phải) và Trần Kiều Trinh (trái), chọn cách làm mới sản phẩm thủ công mỹ nghệ. |
Không chỉ chuyển hướng các mặt hàng có giá trị về lĩnh vực thời trang, làm đẹp, bảo vệ môi trường cũng như góp một phần vào quỹ thiện nguyện, nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân địa phương, dự án còn góp phần đẩy mạnh quảng bá nguồn nguyên liệu tiềm năng, sẵn có của địa phương với bạn bè trong và ngoài nước./.
Phú Hữu
(责任编辑:World Cup)
- ·Tin bão số 3 mới nhất: Bão Sơn Tinh đang di chuyển rất nhanh vào Vịnh Bắc Bộ
- ·Cục Y tế dự phòng tăng cường phòng chống dịch bệnh sau mưa bão
- ·Hàng chục người nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV sau vụ tai nạn giao thông
- ·Phòng vắt và trữ sữa
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp các tập đoàn công nghệ cao hàng đầu Hàn Quốc
- ·Violympic Sân chơi trí tuệ, bổ ích
- ·“Let’s learn English in Vietnamese way”
- ·Ăn bánh canh cá lóc, nhớ nhà muốn khóc
- ·Cổng thông tin điện tử về FTA
- ·9 nhà đại đoàn kết trao hộ nghèo ở Cát Tiên
- ·[Trực tiếp] Tọa đàm: Doanh nhân thời đại 4.0
- ·Khoan sức dân trong xây dựng nông thôn mới
- ·Đèn xanh không đi có bị phạt?
- ·Hội Phụ nữ thị xã Bình Long bàn giao 2 mái ấm tình thương
- ·Thông báo khẩn của Bộ Y tế: Thêm 3 chuyến bay có nguy cơ lây lan Covid
- ·Mỗi ngày có 11 trường hợp mắc sốt xuất huyết
- ·Thực trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao… ở Đắk Ơ
- ·Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau: 15 năm hình thành và phát triển
- ·Quỹ đạo mới cho tăng trưởng kinh tế
- ·Qua Bình Long học “dân vận khéo”