【tỷ số giải vô địch pháp】Hơi thở cuộc sống qua góc nhìn văn
Cuộc thi sáng tác Văn học Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang đã góp phần tạo sân chơi để văn - nghệ sĩ thể hiện cảm xúc của mình bằng sản phẩm nghệ thuật có đầu tư. Lần này cuộc thi tổ chức có những điểm mới,ơithởcuộcsốngquagcnhnvătỷ số giải vô địch pháp nhiều gương mặt trẻ được “chọn mặt gửi vàng”...
Tác giả Nguyễn Quang Đông đạt giải nhất với ca khúc “Hậu Giang một bức tranh xuân” thể loại Âm nhạc.
Nâng tầm tác phẩm
187 tác phẩm ở 3 thể loại: Âm nhạc, Nhiếp ảnh, Sân khấu là bức tranh đa dạng, đa sắc về Hậu Giang trong năm 2021 với đầy khó khăn, thách thức, nhịp sống Hậu Giang một năm với nhiều sự đổi thay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của người dân.
Văn - nghệ sĩ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, vì không được đi nhiều. Nhưng tự thân mỗi người đều có sẵn kế hoạch cho riêng mình, để thâm nhập cuộc sống. Tất cả sự lăn xả đó được thể hiện bằng những tác phẩm tham gia cuộc thi. Ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, cho biết: “Việc mở rộng thêm thể loại Âm nhạc, Nhiếp ảnh, cũng là để nghệ sĩ có thêm cơ hội thể hiện khả năng sáng tạo của mình. Mong muốn của chúng tôi là cuộc thi tiếp tục mở rộng thêm nhiều lĩnh vực nữa, để đa dạng, phản ánh sinh động, đa chiều về Hậu Giang trong những năm tới”.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, các tác phẩm đều thể hiện những góc nhìn cuộc sống của các tác giả. Họ đã bám sát chủ đề, phản ánh đa dạng hiện thực, đi đến những điểm nóng của dịch bệnh để có những sản phẩm mang đậm hơi thở cuộc sống, ở mỗi lĩnh vực đều có thế mạnh riêng, nhất là về văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh…
Nếu như ở lĩnh vực Nhiếp ảnh, các tác giả truyền cảm hứng qua những bức ảnh hòa nhịp cùng sinh hoạt thường nhật, thì ở mảng Âm nhạc là những nốt nhạc trầm bổng, giai điệu vui tươi, ca ngợi quê hương Hậu Giang tươi đẹp, đang từng ngày vươn đến tầm cao mới. Riêng tác phẩm ở mảng Sân khấu cũng thể hiện một góc nhìn rất riêng qua những nhân vật điển hình, dẫn dắt người xem đến những điều bình dị, đúc kết nhiều bài học thú vị. Đặc biệt lần này là những cái tên mới như: Hồ Công Quang, Nguyễn Quang Đông ở lĩnh vực âm nhạc, Nguyễn Thị Tố Nguyên, Nguyễn Thanh Đẳng ở lĩnh vực sân khấu.
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Hậu, Giám khảo cuộc thi, chia sẻ: “Chấm tác phẩm âm nhạc, tôi thấy vui vì tác giả đã có sự đầu tư để tác phẩm của mình tròn hơn. Chúng tôi còn vui hơn khi những người đạt giải lần này là những người mới, sáng tác chưa lâu, nhưng đã thể hiện nét riêng. Đây là tín hiệu mừng cho âm nhạc Hậu Giang trong tương lai”.
“Gửi vàng” những gương mặt mới
Văn - nghệ sĩ là những nhân vật chính quyết định sự thành công cho cuộc thi. Đa phần họ là công chức, viên chức, người lao động…, đến với sáng tác là nghề “tay trái”, nhưng niềm đam mê và định hướng nghiêm túc, đã giúp họ dần tạo được một vị thế nhất định.
Đạt giải nhất thể loại Nhiếp ảnh lần này là một bất ngờ, nhưng hoàn toàn xứng đáng với những nỗ lực của tác giả Trần Trung Quân, đến từ Báo Hậu Giang. Công việc chuyên môn lẫn gia đình đã chiếm gần hết thời gian, nhưng anh vẫn tranh thủ tự tạo điều kiện, cơ hội cho mình để “chớp” được nhiều khoảnh khắc đẹp. Tác phẩm “Lung linh thành phố Vị Thanh”, đạt giải nhất lần này, là một trong hàng trăm tác phẩm mà anh chụp về cảnh đẹp Vị Thanh, vừa thể hiện sự hoành tráng, đổi thay để vươn lên xứng tầm, vừa thể hiện góc nhìn nghệ thuật của tác giả. Tác giả Trần Trung Quân chia sẻ: “Mỗi tác phẩm, tôi chăm chút rất nhiều, chụp không biết nhiêu lần mới ưng ý, bởi nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Đây cũng là một trong những tác phẩm tôi vừa lòng, thể hiện sự vươn lên của thành phố trẻ, nơi tôi gắn bó gần 20 năm nay”.
Ở lĩnh vực sân khấu, trong lần tổ chức này, có thêm phần tiểu phẩm, nên buộc các tác giả phải đầu tư, tìm tòi và chọn cho được một góc nhìn mới, nhưng gần gũi. Tác giả Nguyễn Thị Tố Nguyên, công tác tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, chia sẻ: “Tôi làm công tác tuyên truyền nhiều năm, đang được tạo điều kiện học chuyên sâu lĩnh vực sân khấu, nên thấy cuộc thi có phần tiểu phẩm, mừng lắm, đầu tư viết một sản phẩm để tham gia. Tôi chọn câu chuyện gần gũi, nhẹ nhàng, về tình người trong mùa dịch để thể hiện. Tác phẩm đạt giải khuyến khích, là động lực để tôi viết nhiều hơn nữa trong thời gian tới”. Hay tác giả Nguyễn Quang Đông, ở thị xã Long Mỹ, vốn là giáo viên, rất đa năng, có chất giọng tốt, tham gia phong trào văn nghệ ở địa phương. Anh chia sẻ, thỉnh thoảng anh cũng sáng tác theo cảm xúc của mình. Lần này, bài hát “Hậu Giang một bức tranh xuân” đạt giải nhất hoàn toàn bất ngờ và là niềm vui, động lực để anh dấn thân nhiều hơn, viết nhiều hơn…
Cuộc thi đã khép lại, nhưng đã tạo nên sự hứng khởi mới cho văn nghệ những ngày đầu năm 2022. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh quyết tâm sẽ từng bước đưa văn học, nghệ thuật tỉnh nhà phát triển hòa vào dòng chảy của văn học nghệ thuật khu vực và cả nước bằng việc tạo thêm nhiều sân chơi để văn - nghệ sĩ trải nghiệm và nâng tầm tác phẩm…
Cuộc thi có chủ đề “Xuân Hậu Giang - Niềm tin tỏa sáng tương lai”, do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, thu hút sự tham gia của 66 tác giả với 187 tác phẩm ở 3 thể loại: Âm nhạc, Sân khấu, Nhiếp ảnh. Ban tổ chức đã trao 3 giải nhất, 4 giải nhì, 5 giải ba và 8 giải khuyến khích ở 3 thể loại cho các tác giả. |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Becamex Bình Dương: Đường dài mới biết ngựa hay
- ·Đường cao tốc phải có tối thiểu 4 làn xe hoàn chỉnh theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- ·Tổng cục Thi hành án dân sự: Đẩy mạnh hướng về cơ sở, bám sát cơ sở
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·Lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023
- ·Đề xuất 2 phương án xử lý vi phạm nồng độ cồn
- ·Từ 1/3/2024: Tăng trần giá vé máy bay nội địa
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Đề nghị xem xét, điều chỉnh chế độ, chính sách
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Phân cấp quản lý nhà nước về GTVT đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
- ·Rộng cửa cho đầu tư tư nhân vào hạ tầng đường sắt
- ·Mức thu phí sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn TPHCM từ 1/1/2024
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Căn cước điện tử là gì, giá trị sử dụng như thế nào?
- ·Luật Đất đai (sửa đổi): Quy định 31 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế
- ·Đà Nẵng bố trí hơn 2.400 tỷ đồng cho 30 công trình, dự án trọng điểm
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Quảng Ngãi muốn “thay áo” đảo Ngọc, thu về 1.670 tỷ đồng sau đấu giá