【ngoại hạng nhất】Bộ Giáo dục lên tiếng giải thích không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học
Cấp bằng kèm phụ lục văn bằng
PGS.TS Mai Văn Trinh Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng đơn vị soạn thảo dự thảo cho biết,ộGiáodụclêntiếnggiảithíchkhôngghixếploạitrênbằngtốtnghiệpđạihọngoại hạng nhất Điều 38 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (có hiệu lực từ ngày 01/7/2019) quy định: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng, phụ lục văn bằng…”. Như vậy, Luật quy định đối với giáo dục đại học, người học khi tốt nghiệp sẽ được cấp đồng thời BẰNG và PHỤ LỤC VĂN BẰNG.
Thực hiện quy định của Luật, trong năm 2019, Bộ GD&ĐT tiến hành xây dựng song song 2 văn bản:
Thứ nhất, Thông tư ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (Thông tư đã hoàn thiện thủ tục và chuẩn bị ban hành);
Thứ hai, Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học.
Trong “Thông tư ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân” đã có quy định nội dung chính của Phụ lục văn bằng giáo dục đại học bao gồm:
“- Thông tin của người được cấp văn bằng: họ và tên; ngày tháng năm sinh;
- Thông tin về quá trình đào tạo và cấp bằng: tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằng; ngành đào tạo; chuyên ngành đào tạo; ngày nhập học; ngày cấp bằng; nơi tổ chức đào tạo (tên cơ sở đào tạo/phân hiệu); ngôn ngữ giảng dạy; thời gian đào tạo;
- Thông tin về trình độ đào tạo; hình thức đào tạo; trình độ đào tạo kế tiếp mà người có văn bằng được tiếp cận;
- Kết quả học tập: tên học phần hoặc môn học; số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học; điểm học phần hoặc môn học; tổng số tín chỉ tích lũy; điểm trung bình; tên luận văn và kết quả luận văn (nếu có); điểm xếp loại tốt nghiệp; xếp loại tốt nghiệp.
Trường hợp văn bằng được cấp khi các tín chỉ tích lũy ở những cơ sở đào tạo khác nhau, cần ghi rõ tên môn học và số tín chỉ của từng môn học được công nhận để xét tốt nghiệp và tên cơ sở đào tạo.”
“Các thông tin quy định ghi trên Phụ lục văn bằng tại Thông tư nói trên đã đảm bảo cung cấp đầy đủ về quá trình đào tạo, kết quả học tập, hình thức đào tạo, vv… của người học giúp người sử dụng lao động có đầy đủ thông tin về người có văn bằng để tham khảo và lựa chọn trong việc tuyển dụng” – Cục trưởng Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT khẳng định.
Luật quy định đối với giáo dục đại học, người học khi tốt nghiệp sẽ được cấp đồng thời bằng và phụ lục văn bằng.
Dự thảo văn bằng phù hợp với thông lệ quốc tế!
Cục trưởng Mai Văn Trinh giải thích, dự thảo Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học chỉ quy định nội dung chính ghi trên văn bằng, các thông tin khác đã quy định phải ghi trên Phụ lục văn bằng và được cấp đồng thời với văn bằng cho người học.
Việc cấp văn bằng cùng với phụ lục văn bằng là xu hướng của nhiều nước trên thế giới (trong quá trình xây dựng Dự thảo Thông tư này, Ban soạn đã tham khảo văn bằng của hơn 20 quốc gia).
Do vậy, quy định như trong Dự thảo “Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học” là phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới, đảm bảo sự hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam với giáo dục đại học của các nước.
Sẽ có các loại bằng kỹ sư, bằng bác sỹ, bằng dược sỹ
Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng cho rằng, theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học, văn bằng giáo dục đại học gồm 3 loại: Bằng Cử nhân; Bằng Thạc sĩ và Bằng Tiến sỹ.
Các loại văn bằng chuyên môn đặc thù do Chính phủ quy định. Hiện tại, Bộ GDĐT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật giáo dục đại học sửa đổi, theo đó các loại ngành nghề chuyên môn đặc thù sẽ được quy định tại Nghị định này.
Dự kiến, sẽ có các loại bằng kỹ sư, bằng bác sỹ, bằng dược sỹ, … (với tư cách là bằng chuyên môn đặc thù). Do đó, trong dự thảo Thông tư của Bộ GDĐT không quy định những trường hợp này.
“Bộ sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến phù hợp để hoàn thiện Thông tư có chất lượng và tính khả thi cao để đưa Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học vào thực tiễn, góp phần đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn mới”, lãnh đạo Cục Khảo thí bày tỏ.
TheoDân trí
(责任编辑:World Cup)
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Sát cánh cùng nông dân vượt khó
- ·Chủ tịch nước tiếp Đại sứ đặc biệt Việt Nam
- ·Khai mạc phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Sản lượng gạo hàng hóa Nam Bộ đạt hơn 8,5 triệu tấn
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn thảo dự luật Trưng cầu ý dân
- ·GDP 6 tháng đạt mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2010
- ·Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- ·Tập đoàn Yakjin
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·PC Bình Phước cung cấp trên 2.255 triệu KWh điện thương phẩm
- ·Công ty TNHH chăn nuôi Tân Hòa được thuê 2,3 ha đất
- ·Măng cụt rớt giá
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Khoan sức dân xây dựng đô thị văn minh
- ·Đồng hành với hội viên để làm giàu
- ·650 triệu đồng hỗ trợ sinh kế và xây nhà cho hộ dân biên giới
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Tập huấn hướng tới phát triển bền vững chuỗi cung ứng điều