【xem bong da truc tiep k+】Một nhiệm kỳ Chính phủ nhiều dấu ấn
Chiều 24/2,ộtnhiệmkỳChnhphủnhiềudấuấxem bong da truc tiep k+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã cho ý kiến về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2016 của Chính phủ Quốc hội khóa 13, do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày.
Báo cáo này sẽ được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 11, dự kiến khai mạc vào ngày 21/3 tới.
Cơ bản đạt được các mục tiêu tổng quát
Báo cáo nêu rõ, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 xác định việc tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh là nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất; kiểm tra việc thi hành và xử lý các văn bản trái Hiến pháp, pháp luật.
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là nhiệm vụ trung tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành; tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp.
“Công tác xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ qua đã thể hiện bước tiến mới trong tư duy lập pháp, lập quy, chú trọng tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch của các quy định. Khuôn khổ pháp lý quản lý xã hội đã được hoàn thiện hơn, nhất là môi trường đầu tư, kinh doanh” - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định cho biết.
Về công tác đối ngoại, Chính phủ đã tham mưu, kiến nghị với Đảng, Quốc hội thông qua nhiều quyết sách quan trọng như Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang chủ động hội nhập quốc tế toàn diện.
Hoạt động đối ngoại đã phối hợp chặt chẽ với các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, kinh tế, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, chủ quyền lãnh thổ biển đảo; chủ động và tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tranh thủ cơ hội thuận lợi, nguồn lực cho phát triển kinh tế, nâng cao nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh; tiếp tục đưa quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, thực chất.
Trong điều hành kinh tế - xã hội, Chính phủ đã tập trung kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm phát triển bền vững; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; tập trung thực hiện các đột phá chiến lược, nâng cao năng lực cạnh tranh về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh quốc gia; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...
Về công tác thông tin, truyền thông, Chính phủ cũng đã tăng cường hoạt động này trong nhiệm kỳ 2011-2016.
Cụ thể, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách về quản lý thông tin, báo chí. Chủ động, kịp thời, minh bạch thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, góp phần tạo đồng thuận xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các thành viên Chính phủ đẩy mạnh thông tin, giải đáp những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Coi trọng tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và thông tin phản biện xã hội.
Đồng thời, Chính phủ cũng chủ động đấu tranh với những thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc xâm phạm lợi ích quốc gia, gây tâm lý bất ổn trong xã hội, làm phương hại đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân.
Chính phủ cơ bản đạt được các mục tiêu tổng quát về quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại.
Thông tin của Chính phủ ngày càng đầy đủ, toàn diện
Đánh giá về báo cáo của Chính phủ, các thành viên của Ủy ban TVQH cho rằng, đây là báo cáo được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đầy đủ công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
“Chính phủ đã có sự thay đổi lớn trong điều hành với việc ra đời Nghị quyết 11/2011/NQ-CP. Khi đã chọn đúng hướng đi thì đã nhận được sự đồng thuận của doanh nghiệp và người dân, chuyên gia nhà khoa học thống nhất cao. Tôi coi Nghị quyết 11 rất trí tuệ” - ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đánh giá.
Còn Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhận định, lĩnh vực quản lý xã hội của Chính phủ có nhiều dấu ấn, để tiến tới các chính sách xã hội tốt hơn.
Cụ thể là: “Định hình một bước trong xây dựng thị trường lao động qua sửa đổi Bộ luật Lao động tạo chuyển biến rõ nét của cung - cầu lao động. Quan hệ lao động tiến bộ hơn. Đi được một bước dài về bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết rủi ro cho người lao động. Thực hiện xây dựng tiền lương tối thiểu vùng, coi sức lao động là giá cả thị trường” - bà Trương Thị Mai khẳng định.
Vẫn theo bà Trương Thị Mai, một trong những điểm nổi bật là Chính phủ đã luôn theo đuổi và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội. Giảm nghèo trong năm 2015 có bước chuyển hoàn toàn, chuẩn nghèo theo phương pháp đa chiều, chứ không chỉ trên sự đánh giá về thu nhập.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước ghi nhận sự quyết liệt của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính. “Chính phủ gần dân hơn, giải quyết được các yêu cầu đặt ra nhanh nhạy với hiệu quả và hiệu lực rõ ràng. Thông tin của Chính phủ ngày càng đầy đủ, toàn diện đến với công chúng. Người ta tin vào thông tin của Chính phủ” - ông Ksor Phước khẳng định.
Các thành viên Ủy ban TVQH cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện báo cáo để trình Quốc hội. Trong đó, tập trung làm rõ một số vấn đề về thích ứng với biến đổi khí hậu, khắc phục ô nhiễm môi trường; nhiệm vụ xây dựng và phát triển doanh nghiệp tư nhân; phát triển sản xuất nông nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư; việc phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện Chiến lược biển Việt Nam; cải cách bộ máy hành chính, tiền lương hay vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trong xây dựng chính quyền địa phương,...
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ trân trọng lắng nghe những góp ý của Ủy ban TVQH để có giải pháp khắc phục hiệu quả.
“Trong thực thi nhiệm vụ của Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua vẫn còn nhiều bất cập, có việc để kéo dài như khiếu nại tố cáo; hay những bất cập của nội tại nền kinh tế vừa phải khắc phục nhưng vẫn phải đảm bảo tăng trưởng; nền kinh tế hội nhập sâu, rộng nhưng điều kiện để ta hội nhập còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ...
Những tồn tại này cần phải được xử lý, làm sao bảo đảm tinh thần chúng ta không bị ‘thua trên sân nhà’ khi hội nhập, khi nền dân chủ và yêu cầu của người dân đối với bộ máy Nhà nước ngày càng cao hơn trước” - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nâng tầm chất lượng, giá trị cây trồng, vật nuôi
- ·Bộ trưởng Công an chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở lấp xe khách ở Hà Giang
- ·Xe con nổ lốp, lao vào làn khẩn cấp, đâm ô tô khác ở cao tốc Hà Nội
- ·Ý nghĩa đặc biệt khi đặt tên đường Võ Hồng Anh nối liền đường Võ Nguyên Giáp
- ·Giá xăng dầu hôm nay 26/8/2024: Giữ đà leo dốc
- ·Ý nghĩa đặc biệt khi đặt tên đường Võ Hồng Anh nối liền đường Võ Nguyên Giáp
- ·Hà Nội lập hội đồng ‘chấm điểm’ chuyển đổi số các sở ngành, quận huyện
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Vùng hội tụ gió mạnh dần, mưa giông hạ nhiệt
- ·Tự nghiên cứu trồng rau khí canh, kiếm trăm triệu đồng mỗi năm
- ·Thí điểm dùng cát biển đắp nền đường cao tốc đoạn Hậu Giang
- ·Các hình thức huy động vốn phổ biến cho doanh nghiệp
- ·Chia sẻ kinh nghiệm pháp luật về xây dựng khung pháp lý quản lý trí tuệ nhân tạo
- ·Giám đốc Công an Hà Nội: Nhiều gia đình ăn chẳng đủ sao tính mua bình chữa cháy
- ·Diễn tập trấn áp những kẻ gây rối tại Lễ ra mắt Lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở
- ·Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu đưa ra kết quả sơ bộ lần kiểm tra thứ 4 về chống khai thác IUU
- ·Đề xuất bố trí hơn 2.000 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội
- ·Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Những nơi nào không được dừng, đỗ xe?
- ·Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Những nơi nào không được dừng, đỗ xe?
- ·Sài Gòn taxi chính thức hoạt động tại Tiền Giang
- ·Hành vi lừa đảo từ thiện ở Tịnh thất bồng lai được thực hiện như thế nào?