【giải pháp ligue 1】Thể thao Hậu Giang: 15 năm nhìn lại
Thể thao Hậu Giang đang có nhiều chuyển biến tích cực,ểthaoHậuGiangnămnhnlạgiải pháp ligue 1 từng bước khẳng định vị thế trong khu vực, quốc gia và quốc tế. Để nhìn nhận rõ hơn về sự phát triển của thể thao tỉnh nhà trong 15 năm qua, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Tuấn (ảnh), Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, xoay quanh vấn đề này.
Ông đánh giá thế nào về sự phát triển của thể thao Hậu Giang từ khi thành lập tỉnh đến nay ?
- Được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, hỗ trợ từ các ngành, các cấp, nỗ lực phấn đấu trong toàn ngành, những năm qua, Hậu Giang đã có nhiều chuyển biến rõ nét về phát triển thể thao thành tích cao lẫn phong trào. Thành công này bắt nguồn từ việc xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên (VĐV) ở từng môn, sau đó, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo để đào thải hợp lý.
Đối với những VĐV xuất sắc, tỉnh tạo điều kiện đi tập huấn dài hạn tại trung tâm thể thao lớn của quốc gia và các tỉnh, thành bạn; tập huấn ngắn hạn ở những nước có trình độ thể thao tiên tiến trong khu vực, nhằm được tiếp cận với hệ thống huấn luyện bài bản, khoa học. Tỉnh cũng chú trọng tạo điều kiện để các VĐV thường xuyên cọ xát, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và rèn luyện tâm lý thi đấu vững vàng.
Riêng đối với thể thao phong trào, chúng tôi tích cực thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trong các tầng lớp nhân dân. Từ đó, số người tập thể dục thể thao (TDTT) thường xuyên tăng lên không ngừng, từ 16% những ngày mới thành lập tỉnh, đến nay là 31,46%; số gia đình luyện tập TDTT thường xuyên đạt 23,89%, tăng 13,39%; có 706 câu lạc bộ TDTT, tăng hơn gấp đôi so với năm 2005. Chúng tôi cũng đẩy mạnh công tác phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc tổ chức giải đấu, tuyển chọn và đào tạo VĐV ngay từ cơ sở. Tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm để rút kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn.
Tuy nhiên, thể thao tỉnh nhà đã phải đối mặt với những khó khăn và thách thức nào, thưa ông ?
- Hậu Giang là tỉnh thuần nông, giao thông nông thôn còn hạn chế nên việc xã hội hóa, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các hoạt động TDTT rất khó khăn. Hiện ở địa phương chỉ mới tập trung phát triển các môn thể thao truyền thống như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, điền kinh và một số loại hình thể dục đơn giản. Các môn như thể hình, thể dục thẩm mỹ, bơi lội,… chưa được biết đến nhiều.
Ngoài ra, cơ sở vật chất tập luyện thiếu thốn, sân bãi, dụng cụ chưa đầu tư đúng mức, nên không thu hút được nhiều người dân tham gia. Lực lượng cán bộ TDTT còn thiếu; chưa có cán bộ chuyên trách về công tác này ở cấp xã, phường, thị trấn, gây khó khăn cho việc gầy dựng phong trào. Có nhiều giải đấu tổ chức nhưng chưa theo kế hoạch định kỳ hàng năm, khiến hình thức kém đa dạng, làm ảnh hưởng đến việc phát triển TDTT ở cơ sở.
Vậy xin ông cho biết, định hướng, chiến lược phát triển thể thao tỉnh nhà trong thời gian tới ra sao ?
- Chúng tôi sẽ tăng cường công tác thông tin, truyền thông trong cộng đồng về tác dụng, lợi ích của luyện tập TDTT. Đồng thời, tích cực xây dựng và nhân rộng các mô hình câu lạc bộ thể thao ở cơ sở, đó là nền tảng cơ bản để phát triển TDTT. Đồng thời, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phát triển TDTT ở nhiều đối tượng, kể cả người cao tuổi, người khuyết tật, nhưng trước hết là lực lượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang.
Ngành cũng sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động TDTT; tranh thủ huy động và tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển TDTT phong trào và thể thao thành tích cao. Ngoài ra, lực lượng trọng tài sẽ được tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, cập nhật thông tin, luật mới nhiều hơn để truyền đạt cho VĐV nắm bắt kịp thời nhằm thi đấu đúng luật, đạt kết quả. Chúng tôi sẽ lựa chọn phân nhóm các môn thể thao trọng điểm, có kế hoạch đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong quá trình đào tạo VĐV. Đảm bảo tốt điều kiện phục vụ công tác huấn luyện của các đội tuyển, trẻ, năng khiếu từ chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và chữa trị chấn thương,…
Từ năm 2006 đến nay, thể thao thành tích cao tỉnh đã đoạt được 135 huy chương vàng, 234 huy chương bạc và 384 huy chương đồng ở các giải cấp khu vực, toàn quốc và quốc tế. Từ Sea Games 26-28, mang về 1 huy chương bạc và 2 huy chương đồng môn judo. Trong năm 2018, tỉnh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Cờ vì đã có thành tích xuất sắc trong tổ chức Đại hội TDTT các cấp lần thứ VIII. |
Xin cảm ơn ông!
HỒNG NHUNG thực hiện
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Nhóm tin tặc tại TQ đang tấn công mạng nhiều tổ chức quan trọng tại Việt Nam
- ·Nắng nóng kinh hoàng tại Ấn Độ đã khiến hơn 2000 người chết
- ·Quảng Ninh: Cây xăng bốc cháy dữ dội, thiêu rụi chiếc xe Minsk
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Tình hình Ukraine mới nhất cập nhật ngày 28/5/2015
- ·Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc cây sưa quý hiếm
- ·Tàu cá Việt Nam mất tích ở Trường Sa vì bị Trung Quốc đuổi
- ·Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Điện Biên: Phát hiện bom ‘khủng’ nghi là B52 trong vườn nhà dân
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·Đi chùa lúc rạng sáng, cả 5 người trong cùng gia đình thiệt mạng tại chỗ
- ·Thủ tướng phê chuẩn nhân sự mới cho 3 tỉnh Lai Châu, Hậu Giang và Thừa Thiên Huế
- ·Bộ Trưởng Đinh La Thăng nhận lời nhắn gửi ‘Hãy cứu lấy mạng sống của trẻ em’
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Cây di sản thối rễ vì chăm sóc quá tốt
- ·Gây tai nạn giao thông ngay khi vừa được thả vì đâm xe
- ·Nắng nóng gay gắt, dân mỏi mắt chờ mưa dông xua oi
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Chủ tịch Liên đoàn Lao động Lao động Quảng Ninh trù dập cấp dưới?