【nhận định bóng đa hôm nay】Cây di sản thối rễ vì chăm sóc quá tốt
Trong thời gian qua,âydisảnthốirễvìchămsócquátốnhận định bóng đa hôm nay nhiều cây di sản trăm năm bị chết do chăm sóc cây không đúng cách. Mới đây nhất là trường hợp cây gạo gần 400 năm tuổi ở làng Cẩm Bào, xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa), theo tin tức trên báo VnExpress.
Đầu năm 2013, cây gạo 400 tuổi được công nhận là Cây di sản khiến người dân địa phương rất vui mừng vì cây gạo chính là niềm tự hào của người dân làng Cẩm Bào. Tuy nhiên, khi được Hội Thiên nhiên và Bảo vệ môi trường Việt Nam cấp bằng công nhận Cây di sản vào cuối năm 2012, cây gạo bắt đầu có hiện tượng vàng lá, bong vỏ rồi chết dần. Người dân và chính quyền địa phương đã tìm nhiều cách cứu cây nhưng không thành.
Bà con địa phương cho hay, nguyên nhân cây chết có thể là khi đào đất làm tường rào bao quanh gốc, người ta đã chặt quá sâu vào phần rễ. Ngoài ra, khi chuẩn bị đón bằng công nhận Cây di sản, cây đã được chính quyền cho bón khoảng 400 kg phân lân nên có thể bị “bội thực”, thối rễ mà chết.
Cây di sản chết khô sau khi được vinh danh do địa phương chăm sóc quá đà. Ảnh VnExpress
Ông Lê Đình Thức, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nông Cống, cho biết “Chúng tôi cũng có nhận được thông tin cây gạo đã chết, còn nguyên nhân thì chưa rõ vì cây gạo sống cạnh con sông Yên có nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra, khi được vinh danh, chính quyền địa phương đã cho quá nhiều phân lân xuống gốc”.
Cây gạo cổ thụ ở làng Cẩm Bào không phải là trường hợp duy nhất. Cũng chết sau khi được vinh danh Cây di sản còn có một cây gạo khác trên 200 năm tuổi ở làng Hổ Đàm, xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa có chiều cao khoảng 45 m, chu vi thân cây tại độ cao cách mặt đất 1,3 m là 7 m.
Tháng 4/2012, cây gạo được trao bằng chứng nhận Cây di sản thì đến đầu năm 2014 bắt đầu có biểu hiện héo úa, thân, gốc cây bong vỏ và chết ngay sau đó không lâu. Nguyên nhân cũng được cho là do chăm sóc không đúng cách tương tự cây gạo ở làng Cẩm Bào. Một cây di sản khác tại tỉnh này là cây gạo ở huyện Thọ Xuân cũng chết dần sau khi được phong di sản, do các cụ trong làng cho xây bệ đỡ, đổ đất thêm vào gốc, theo báo Đất Việt.
Theo ông Phùng Quang Chính, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam nhiều cây cổ thụ ở Việt Nam có dấu hiệu héo, rụng lá và chết sau khi được công nhận là cây di sản. Nguyên nhân do người dân chăm sóc cây quá tốt khi xây bồn bao quanh gốc cây, đổ đất phù sa, bón hàng tạ phân cho cây và đồng thời ngăn cản quá trình quang hợp của cây.
Ông Phùng Quang Chính về việc các cụ bô lão chăm sóc cây bằng cách đổ nước vo gạo, nước tinh khiết vào gốc cây cũng là nguyên nhân khiến cây ra lộc nhưng bị héo, cành khô, bên cạnh đó còn xuất hiện sâu đục thân.
Phương Khanh(T/h)
Thu hẹp vùng đệm vịnh Hạ Long: Đại gia 'đo ván'... di sản?(责任编辑:La liga)
- ·63,2 triệu USD mua tàu trên cao đầu tiên ở Hà Nội
- ·Hải quan Cao Bằng ủng hộ 30 triệu đồng phòng chống dịch Covid
- ·Hải quan Đà Nẵng: Ưu tiên xử lý hồ sơ thực hiện trên Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến
- ·Sáp nhập hai đơn vị thuộc Cục Hải quan Hà Tĩnh
- ·Cục CSGT bắt giữ 8 tàu 'cát tặc', thu giữ hơn 700m3 cát
- ·Giá vàng hôm nay 24/12: Vượt xa 61 triệu, chuẩn bị đợt tăng cao
- ·Mua tivi xem Tết: Nhiều mẫu 'xịn 'bay giá', giảm sâu tới 80%
- ·Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
- ·Thêm nhiều trường đại học dự kiến điểm chuẩn
- ·Diageo Việt Nam nỗ lực góp sức chống dịch Covid
- ·Cục Nghệ thuật ra tay dẹp loạn các cuộc thi Hoa Hậu
- ·J&T Express ‘ghi điểm’ nhờ thấu hiểu nhu cầu thực tế
- ·Cục Thuế Điện Biên cải cách hành chính hỗ trợ người nộp thuế
- ·Hải quan hỏa tốc hướng dẫn xuất khẩu gạo nếp
- ·GS Đinh Thế Lục: Nhà khoa học 'thùng đặc nhưng không kêu'
- ·Kiếm gần tỉ đồng mỗi năm nhờ nuôi cà cuống
- ·Ngành Hải quan phấn đấu thu ngân sách đạt 315,5 nghìn tỷ đồng
- ·iPhone 11, iPhone 13 Pro Max quay đầu giảm mạnh tại Việt Nam
- ·Bắt thêm 2 chân dài bán dâm tiền triệu trong hệ thống 'sex tour'
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam