【vô địch mỹ】Vẫn là chuyện nêu gương và tu thân
VHO- Cổ nhân có nhiều cách dạy con thành những người có ích trong xã hội. Dạy bằng nhiều cách,ẫnlàchuyệnnêugươngvàtuthâvô địch mỹ từ giáo lí cho đến những việc cụ thể nhưng điều các cụ chú ý nhiều nhất vẫn là chuyện nêu gương và tu thân.
Quà quê. Ảnh: Mai Quốc Cách
Nêu gương của các cụ không giống với bây giờ, bởi theo các cụ, hữu xạ tự nhiên hương, không làm theo mùa vụ mà cứ từ từ, như cơm ăn nước uống hằng ngày, như mưa dầm thấm lâu, cái đạo lí, lẽ ăn ở vừa mắt ta ra mắt người trở thành nếp nhà từ bao giờ. Con người lớn lên thành một người con hiếu thảo, biết yêu kính cha mẹ, biết noi theo gương tiền nhân, tránh điều dở, làm điều hay, trở thành công dân tốt cho xã hội tự lúc nào. Vào đời, vừa tu thân, vừa hành xử theo con đường chính đạo, từ biết yêu những gì gần gũi quanh mình, thân thiết với mình đến yêu và bảo vệ những cái lớn lao hơn như Tổ quốc, quê hương là vì thế.
1. Giáo sư Hà Văn Tấn đã viết rằng từ yêu người thân, làng xóm đến yêu quê hương đất nước là một hành trình đạo lí tự nhiên của con người Việt Nam. Ông nói tự nhiên là nói đến khía cạnh tình yêu ấy được nuôi dưỡng, phát triển bình thường có vẻ như tự nhiên, nhi nhiên, nhưng thực ra là một quá trình giác ngộ, nhận thức ra lẽ ở đời một người bình thường sẽ đi theo, là kết quả của một quá trình giáo dục của cả gia đình và xã hội.
Ở đây không có điều kiện nói đến những tam cương, ngũ luân, ngũ thường, tu thân từ gốc gác, ý nghĩa và hệ thống giáo lí của nó bởi trong thực tiễn, nó đã được các thế hệ ông cha chúng ta biến từ những giáo lí thành những câu chuyện, hành vi bình thường trong cuộc đời, đến mức đã là người, phải hiểu được cái đạo lí tối thiểu để làm người, biết tự sửa mình khi có điều gì mình không theo được. Nói cho công bằng, ngày xưa không nhiều lắm những người có đủ chữ nghĩa để học được những nghĩa lí trong những tư tưởng này, nhưng dù không biết chữ cũng đã được hít thở của không khí ấy từ nhà trường ra xã hội, trong gia đình nên đạo lí trên dưới, trong ngoài… được người ta chú ý giữ gìn, coi đó như một trong những điều cần giữ về nết ăn ở.
Gia đình nào cũng lo giữ nếp nhà bởi ai cũng hiểu được nếp nhà là thứ không dễ gây dựng, nó vừa là nhận thức đúng đắn về đạo lí, vừa là những tình cảm thương yêu, chia sẻ giữa những người trong gia đình, bồi đắp dần mà thành nề nếp, truyền thống. Bởi vậy mà trong những gia đình có học, những bức đại tự thường là các chữ có ý nghĩa nêu mục tiêu, ý nghĩa của cuộc sống mà mọi thành viên cần lưu giữ, noi theo từ đời này sang đời khác như một nét đẹp ở đời như thụ đức vụ tư (lấy đức để xây nên nếp nhà), thủy hữu dĩ (nước có nguồn), đức lưu quang (đức sáng lưu lại cho đời sau).
2. Người ta kể rằng cụ Tam Nguyên Yên Đổ là bậc hay chữ mà cũng dạy con rất nghiêm. Cụ rất có ý thức rằng mình là người có địa vị, mọi hành vi, ứng xử cần phải giữ gìn cho xứng với những gì tiền nhân đã dạy. Cụ có đến hàng chục bài thơ dạy con từ những chuyện nhỏ như học gì, tránh gì, ăn ở thế nào cho phải đạo, giữ mình thế nào cho đến cả chuyện làm quan cần làm gì để xứng với đấng chăn dân… Cụ sống thanh bạch theo nếp nhà không phải chỉ sau khi đã cáo quan (cụ chỉ nhậm chức có hơn mười năm rồi kiên quyết cáo bệnh về nghỉ). Cụ dặn con khi mình chết thì Đề vào mấy chữ trên bia/Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu. Có người băn khoăn tại sao cụ lại kĩ càng như vậy về chuyện hậu sự? Phải ghi vào bia chuyện mình là quan nhưng đã về từ lâu để làm gì?
Và đoán định chắc cụ không muốn dính dáng gì với đám quan lại cùng thời chỉ như những tiến sĩ giấy, bịt mắt bưng tai trước chuyện non nước vơi đầy như ông phỗng đá, vô vị, chả làm được gì cho dân đã đành mà tư cách cũng không xứng nên làm như vậy. Đám quan chức thời ấy, quen biết từ ngày còn tòng sự có, cùng theo học thầy có, đang nắm quyền thế có tìm cách đưa cụ trở lại chính trường nhưng cụ kiên quyết chối từ. Có thể coi các bài vịnh Ông phỗng đá, Ưu phụ từ (Lời vợ anh phường chèo) như những bài tuyên ngôn về thái độ sống của mình. Ở những bài này, cụ phải dùng cách nói mang tính biểu tượng.
Dạy con vào thời buổi Nho giáo đã suy, chuyện đạo lí đã có nhà danh giá mà lơi lỏng, không còn giữ nếp xưa, cụ dặn Sách vở ích chi cho buổi ấy/Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già (Ngày xuân dặn các con). Rồi cụ dạy con: Bể học mênh mông, cần chọn cái gì có ích, thiết thực, đừng theo thời, đừng bỏ những cái căn bản của sự học. Học hải yếm nghi phòng phiếm dật/Nho gia thận vật yếm cơ hàn (bể học mênh mông như thế, cần tránh học những gì phù phiếm/ Nhà Nho sợ gì chuyện đói rét). Vẫn là cách dạy theo tinh thần Nho gia, vẫn là chuyện đạo lí (ăn chẳng cầu no, coi thường chuyện vật chất) nhưng đến Thị tử Hoan (Dạy con tên là Hoan) thì cụ không còn cần đến cách nói tránh nữa, không nói chuyện đạo lí chung chung nữa mà cụ nói thẳng ra: chưa được làm quan thì muốn làm quan/làm quan rồi mới biết làm quan khó/bể hoạn sóng gió chỉ nên chèo với tấm lòng coi nhẹ/ thấy cuộc lợi sao cho có được con mắt lạnh lùng và con đừng cậy mình thông minh, đã hiểu sự đời, mà lơ là chuyện đạo lí, cần dán lời ta dạy ở cạnh chỗ con ngồi để nhắc nhở mình cái gì nên làm, điều gì nên tránh. Nỗi lo của người cha cho con đã lớn lại nằm ở chỗ sợ con không vượt qua được sự cám dỗ của vòng danh lợi. Rồi đến khi con đi làm quan, cụ dặn ta đã từ quan, con lại đi làm quan (Xuân nhật thị tử Hoan).
Thoả chí. Ảnh: Mai Quốc Cách
3.Cụ chọn việc từ quan vì đó là lựa chọn của cụ, việc đời vốn không dễ bắt người khác theo mình nên cụ chỉ khuyên nên hành xử theo theo lẽ phải. Thôi thì, không dễ mấy ai vượt qua được chuyện thường tình của người đời nhưng dù có làm quan cũng cần phải biết cả đạo làm quan và đạo làm người. Khó nhất của đạo làm quan là biết cách làm một ông quan tốt (tố quan năng sự tố vi nan). Rồi cụ giải thích cái khó của đạo làm quan không phải là ở cách giải quyết công việc mà là ứng xử cho đúng việc công mà lại trọn đạo người danh quan quá lẫy lừng lẫy e lấn mất cả khí tiết/nếu vì nghèo mà phải ra làm quan thì nên chọn chức nhỏ/ việc ngày nào thì tùy ngày ấy mà ứng phó/khoan dung một phần tức là dân được nhờ ơn một phần.
Trộm nghĩ, bây giờ đọc lại những điều này càng thấy nhân cách của người xưa đáng trọng đến mức nào? Nhìn vào thực tiễn quan trường hiện nay, liệu có còn ai nghĩ đến những điều như thế để giữ mình chứ chưa nói đến làm được điều này. Có người đã nói vui rằng nhiều công chức hiện nay rất hiểu đạo lí làm cán bộ, làm thế nào để thăng quan tiến chức nhưng rất ít hiểu đạo lí làm người nên mầm mống tham nhũng, tha hóa cứ ngày càng lớn dần, nảy ra như nấm sau mưa. Sự tha hóa và tham nhũng như dịch hạch, như bệnh ung thư, nhiễm cả vào cán bộ cao cấp, có ở cả các cơ quan bảo vệ pháp luật. Thế nên mới nói rằng nếu hiểu sự tu thân của trí thức trước đây không chỉ là khuôn lại trong những vấn đề đạo đức mà nó cả trí tuệ, nhân cách, bản lĩnh. Có trí tuệ mới hiểu được nguồn gốc sự việc, có nhân cách mới thấy việc gì nên làm, việc gì không và để vượt qua những cám dỗ thói thường cần cả trí tuệ, nhân cách và bản lĩnh, là ý thức về sự liêm sỉ.
Có người đặt câu hỏi: Tại sao cụ Nguyễn lại viết nhiều những bài thơ răn dạy đạo đức cho con vào dịp Tết đến, Xuân về như thế? Con đã thành ông Nghè, đã đi nhậm chức rồi mà cụ vẫn răn dạy những điều tưởng rằng chỉ để nói cho những người còn trẻ, chưa từng trải, ít học? Khai bút những ngày Xuân thường chỉ nói những chuyện vui, đằng này cụ nói đến những điều lo lắng, canh cánh bên lòng? Đem chuyện này hỏi thầy tôi, một bậc túc nho, cùng quê với cụ Nguyễn, thầy tôi trầm ngâm: Những chuyện đạo lí như thế không bao giờ cũ. Có thể vào dịp này dễ nói, nghe dễ vào hơn chăng? Còn cụ Nguyễn lúc nào cũng ưu thời, mẫn thế nên cụ nhìn những chuyện gia đình như chuyện xã hội, lấy chuyện người đời để răn dạy con mình, cụ Nguyễn là thế, các cụ xưa là thế. Người xưa nói ít, làm nhiều, sự tu thân ở họ không chỉ dành cho họ mà cho cuộc đời vì họ hiểu mình tử tế là một yêu cầu không chỉ cần cho nhà mình mà cho cả xã hội. Những chuyện như thế, không bao giờ cũ.
PGS.TS PHẠM QUANG LONG
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vọng Hải Đài
- ·Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
- ·Kỳ lạ vũng nước có tài khoản riêng trên mạng xã hội
- ·Viên đá kê chân bất ngờ có giá 470 triệu đồng
- ·Bởi tình cũ còn vương vấn
- ·Người đàn ông nổi tiếng vì không làm gì vẫn kiếm được tiền
- ·Vạn Nguyễn trong 'cơn say' với tuyệt phẩm Lam Phương
- ·Infographics: Trị giá xuất khẩu 9 mặt hàng nông sản tăng mạnh trong quý 1/2022
- ·Vượt khó khởi nghiệp thành công
- ·Xăng nhập khẩu giảm hơn 70%, giá tăng 7 triệu đồng/tấn
- ·Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ xuất khẩu lô xe ô tô điện đầu tiên của VinFast
- ·Ra mắt triển lãm tranh nghệ thuật của trẻ tự kỷ
- ·UKVFTA là “con đường cao tốc” 2 chiều cân bằng thương mại Việt
- ·Bộ Công Thương cần sát sao, linh hoạt hơn trong điều hành xăng dầu
- ·Đức Hòa: Bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt hơn 100% chỉ tiêu theo kế hoạch
- ·Thưởng thức phở Thìn vừa quen, vừa lạ ở Vinpearl
- ·Từ ngày 16/2, Lạng Sơn tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả tươi xuất khẩu
- ·Chỉ số USD neo cao, vàng không biến động
- ·Lan tỏa tinh thần Võ Văn Kiệt trong xây dựng lớp cán bộ thời kỳ mới
- ·Huda cùng dàn sao Việt mang ‘Tết gắn kết’ về với miền Trung