【đội bóng số 1 thế giới】Cơ cấu lại chuỗi sản xuất và logistics ngành thức ăn chăn nuôi
Giá thức ăn chăn nuôi tăng “khủng”,ơcấulạichuỗisảnxuấtvàlogisticsngànhthứcănchănnuôđội bóng số 1 thế giới người chăn nuôi “ngấm đòn” | |
Một doanh nghiệp đề xuất đầu tư chuỗi giá trị nuôi trồng thuỷ sản | |
Phòng chống dịch bệnh quyết định xuất khẩu thuỷ sản, chăn nuôi |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến |
Theo Thứ trưởng, đâu là giải pháp hiệu quả nhằm “hạ nhiệt” giá TACN, đảm bảo thu nhập cho người chăn nuôi?
- Trong hơn 1 năm qua, giá TACN công nghiệp tăng tương đối cao, đặc biệt là dịp đầu năm 2022. Chi phí TACN chiếm tới 65-70% giá thành nên điều này ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi.
Để giảm áp lực, đầu tiên người chăn nuôi cần tận dụng tối đa các nguyên liệu TACN sẵn có và nguồn từ phế phụ phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, sau nhiều năm nghiên cứu, Viện Chăn nuôi cùng với các đơn vị đã đánh giá được giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu TACN ở các địa phương; bằng phần mềm phân tích giá trị thức ăn hỗn hợp, đưa ra được công thức thức ăn hợp lý. Kết quả nghiên cứu đã ứng dụng trên nhiều đối tượng, ví dụ như chăn nuôi lợn có lợn ngoại, lợn bản địa, chăn nuôi gia cầm… Trong thời gian tới, cách làm này sẽ tiếp tục được nhân rộng hơn. Với cách làm như vậy, giá TACN sẽ giảm 300 – 1.000 đồng/kg; giá thành chăn nuôi sẽ giảm được 5 - 7%.
Đặc biệt, giải pháp còn là phải chuyển một số diện tích đất trồng trọt không hiệu quả sang trồng nguyên liệu TACN. Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tập đoàn De Heus phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên để thành lập các hợp tác xã, tập trung chủ yếu vào phát triển vùng nguyên liệu trồng sắn, ngô để giảm áp lực NK nguyên liệu TACN.
Chuyển một số diện tích đất trồng trọt không hiệu quả sang trồng nguyên liệu TACN, điển hình như trồng ngô biến đổi gen là một trong những giải pháp hiệu quả tăng tự chủ nguồn nguyên liệu TACN. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Bộ NN&PNT đang xây dựng Đề án phát triển công nghiệp chế biến TACN. Thứ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về nội dung trọng tâm của Đề án này?
- Trước việc phải NK rất lớn lượng nguyên liệu TACN, Đề án phát triển công nghiệp chế biến TACN đang được xây dựng sẽ hướng đến giải quyết vấn đề TACN theo từng vùng miền gắn với các cơ sở chăn nuôi. Từ đó, chuỗi sản xuất từ giống, TACN, vùng nuôi và logistics với nhà máy chế biến thực phẩm cần được cơ cấu lại. Ví dụ cụ thể như, hiện cả nước có trên 200 nhà máy chế biến TACN, công suất thiết kế và hoạt động còn chênh lệch rất lớn. Trong Đề án phát triển công nghiệp chế biến TACN phải giải quyết theo vùng miền gắn với các cơ sở chăn nuôi, có bước cơ cấu lại, bởi công nghệ như một dòng chảy, nếu lạc hậu, không đảm bảo được tiêu chí thì sẽ phải tự đào thải.
Ngành chăn nuôi Việt Nam được đánh giá còn nhiều dư địa phát triển. Bộ NN&PTNT đã và đang có những chính sách ra sao nhằm hướng tới phát triển bền vững ngành chăn nuôi, đặc biệt trong vấn đề xây dựng vùng chăn nuôi an toàn, đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như XK, thưa Thứ trưởng?
- Để phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững, hiệu quả, Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045”. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là mức tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2021 - 2025 trung bình từ 4 - 5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 trung bình từ 3 - 4%/năm.
Theo định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, chăn nuôi Việt Nam là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong đó trình độ và năng lực sản xuất thuộc nhóm dẫn đầu các nước trong khu vực Đông Nam Á; 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp, trong đó có khoảng 30% được chế biến sâu.
Phải khẳng định, an toàn dịch bệnh có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Những năm qua, Bộ NN&PTNT đã triển khai kế hoạch hành động rõ ràng cũng như có định hướng cho các giai đoạn kế tiếp. Ngay trong 1 năm qua, nhiều vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh cũng đã được xây dựng. Đến nay, rất nhiều DN đã đầu tư vào chuỗi chăn nuôi khép kín như: Dabaco, CP, De Heus, TH, Vinamilk… Các DN phối hợp với các địa phương xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.
Tin tưởng rằng, với cách giải quyết cách đồng bộ từ con giống, thức ăn, thú y, phòng bệnh, xây dựng mô hình và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, sản lượng, giá trị ngành chăn nuôi sẽ tăng nhanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn De Heus Việt Nam: Doanh nghiệp muốn có thông tin về kế hoạch xây dựng vùng sản xuất TACN trọng điểm
Bản thân các DN sản xuất TACN rất khó khăn vì giá nguyên liệu, logistics phi mã. DN kiến nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương xây dựng những vùng trọng điểm để phát triển nguyên liệu TACN. Bộ NN&PTNT thông tin cho DN về kế hoạch xây dựng vùng sản xuất TACN trọng điểm, vùng nào trồng cây gì để DN chủ động liên kết với địa phương, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn. DN sẵn sàng phối hợp để xây dựng nhà máy chế biến, kho trữ TACN. Bên cạnh đó, hiện nay DN đang hướng tới vấn đề XK sản phẩm thịt lợn tươi cũng như sản phẩm chế biến. Tuy nhiên, DN chưa có nhiều thông tin về vấn đề yêu cầu, điều kiện để có thể XK vào các thị trường. Ngoài ra, yêu cầu về xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh cũng là vấn đề khó khăn, DN mong muốn nắm rõ kế hoạch của Bộ NN&PTNT trong phối hợp với các địa phương xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở những vùng cụ thể ra sao để DN có thể phối hợp triển khai. Ở góc độ con giống, DN mong muốn Bộ NN&PTNT chia sẻ chiến lược phát triển con giống quốc gia để DN có kế hoạch song song, xây dựng phát triển con giống cho người chăn nuôi. Uyển Như (ghi) |
(责任编辑:La liga)
- ·Xuất hiện động đất 3.1 độ Richter tại Quảng Nam
- ·Trương Thị Phương giành cú đúp huy chương Vàng tại SEA Games 30
- ·Tấm huy chương vàng ấn tượng của Phạm Thị Huệ
- ·Chào hàng cạnh tranh rút gọn được áp dụng ra sao?
- ·Chợ xe máy Dịch Vọng: Phòng chống cháy, nổ còn nhiều bất cập?
- ·Kêu gọi đầu tư tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô
- ·SEA Games 30: Cử tạ, Dancesport và xe đạp giành 3 HCV cho Việt Nam
- ·Nghệ An tìm giải pháp điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển
- ·Tạp chí Đồ uống Việt Nam
- ·Thanh toán hợp đồng trọn gói thấp hơn giá ghi trong hợp đồng
- ·BHXH Việt Nam hiến 174 đơn vị máu trong chương trình “Hiến máu an toàn
- ·Đà Nẵng đề xuất kêu gọi 12,6 nghìn tỷ vốn BT để di dời ga đường sắt
- ·Thời hạn hiệu lực của Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu là bao lâu?
- ·Có chấp nhận bảo đảm dự thầu hiệu lực sau thời điểm đóng thầu?
- ·Quảng Ninh: Đối tượng chiếm đoạt gần 200 triệu tiền vé cáp treo đã bị bắt
- ·Đà Nẵng đề xuất kêu gọi 12,6 nghìn tỷ vốn BT để di dời ga đường sắt
- ·Để kinh tế tuần hoàn “cất cánh”
- ·Hơn 4.000 tỷ đồng cho Dự án Phát triển tổng hợp
- ·Đáp án môn Địa lý mã đề 321, 322, 323, 324 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Đấu giá áo Đội tuyển bóng đá Việt Nam hỗ trợ người nghèo đón Tết