会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【mexico vs honduras】Xuất khẩu sang Mỹ, EU chưa “dễ thở” hơn!

【mexico vs honduras】Xuất khẩu sang Mỹ, EU chưa “dễ thở” hơn

时间:2024-12-23 22:25:29 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:725次
Cước vận tải biển tăng tạo ra áp lực lớn với doanh nghiệpxuất khẩu. Ảnh: Đức Thanh

Cước vận tải biển tăng chục lần

Tại Diễn đàn “Phát triển ngành logistics Việt Nam với khu vực châu Âu - châu Mỹ”,ấtkhẩusangMỹEUchưadễthởhơmexico vs honduras Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã nêu một danh mục dài những khó khăn của doanh nghiệp thủy sản. Trước tháng 11/2020, cước vận tải một container 40 feet từ Việt Nam đi Mỹ cao nhất là 3.500 USD, hiện là 17.000 USD với bờ Đông và 13.000-14.000 USD với bờ Tây. Cước vận tải đi EU và Trung Đông trước đây chỉ khoảng 1.000 USD/container, nhưng nay đã vọt lên tương ứng 12.000-14.000 USD/container và 10.000-11.000 USD/container.

Cần phải nói thêm, Mỹ, EU là thị trường lớn của thủy sản Việt Nam, chiếm 38% thị phần xuất khẩu, với nhiều đối tác nhập hàng lớn. Cước vận tải biển tăng tạo ra áp lực lớn với doanh nghiệp xuất khẩu trước sức ép phải giao hàng đúng hẹn cho đối tác.

“Với các doanh nghiệp xuất hàng đông lạnh như thủy sản, thì đáng sợ nhất là không book được container rỗng để xuất hàng và điều này đã xảy ra. Có hãng tàu báo hoãn tới 20 ngày mà vẫn chưa chắc chắn sẽ có container rỗng để doanh nghiệp bốc xếp hàng. Trong khi đó, hàng sản xuất ra phải lưu kho lạnh thêm một ngày là đội chi phí, doanh nghiệp phải điều phối lại sản xuất vì nếu chế biến nhiều mà hàng chưa giải phóng được thì sẽ không có chỗ bảo quản”, ông Nam nói.

Nhiều doanh nghiệp cho biết, chi phí logistics tăng cao đã tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, không ít doanh nghiệp đứng trước tình trạng thua lỗ nghiêm trọng, đình trệ sản xuất. “Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador… có giá thành sản xuất tốt hơn Việt Nam. Nay doanh nghiệp Việt càng khó cạnh tranh hơn khi phải gánh thêm hàng chục loại phí và giá cước vận tải biển tăng hàng chục lần”, đại diện doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đi châu Âu chia sẻ.

Thêm vào đó, ông Roger WU, Giám đốc Phát triển Kinh doanh cảng Longbeach (California) thừa nhận thực trạng tắc nghẽn tàu biển tại một trong 2 cảng biển sầm uất nhất của Mỹ này, cũng như tại bờ Tây nước Mỹ. Tình trạng này có nguyên nhân là đại dịch Covid-19, chưa hề có tiền lệ và chưa có kinh nghiệm xử lý.

Còn ảnh hưởng trong dài hạn

Trong 11 tháng năm 2021, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 84,77 tỷ USD, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, xuất khẩu sang EU đạt 35,7 tỷ USD, tăng 11,9% và chiếm 11,9% xuất khẩu của cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu của 2 thị trường này đạt 120,4 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm.

Hoạt động sản xuất và thương mại đều cảm nhận rất rõ sự mong manh của chuỗi cung ứng hàng hóa trước khó khăn bủa vây đến ngành dịch vụ logistics.

- Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương)

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Ai chịu trách nhiệm khi đường sắt Cát Linh
  • Sử dụng bản sao CMND để mở tài khoản ngân hàng được không?
  • Giá xăng giảm lần thứ ba liên tiếp
  • Giá nhà liền kề và biệt thự Hà Nội lại 'nóng'
  • Phát triển nông nghiệp hữu cơ: 'Không tuân thủ quy định sẽ bị loại khỏi sân chơi'
  • Giá xăng giảm lần thứ ba liên tiếp
  • VNDirect: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6,9%
  • Giá cà phê hôm nay 28/10: Thị trường lặng sóng
推荐内容
  • Thông báo khẩn: Nhận diện 19 chuyến bay có nguy cơ lây lan Covid
  • Dựng tin đồn thay đổi mẫu tem kiểm định, lừa người dân chuyển tiền để chiếm đoạt
  • Thái Bình 'hút' đầu tư FDI lĩnh vực năng lượng sạch
  • Giá vàng hôm nay 28/10: Trụ vững trên đỉnh cao
  • Tin mới nhất: Bệnh viện Đa khoa Ba Vì trao nhầm con 6 năm trước
  • Thái Bình 'hút' đầu tư FDI lĩnh vực năng lượng sạch