【bang xep hang bong da c2】Điểm mới và bất cập của Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
BP - Ngày 12-4-2017,ĐiểmmớivagravebấtcậpcủaDựthảochươngtrigravenhgiaacuteodụcphổthocircngtổngthểbang xep hang bong da c2 Bộ GD-ĐT công bố Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể. Qua nhiều lần lấy ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung, chương trình GDPT tổng thể lần này được đánh giá có nhiều điểm mới, tiến bộ, giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Tuy nhiên, dự thảo vẫn bộc lộ những bất cập cần có giải pháp khắc phục. Nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm vấn đề này, phóng viên Báo Bình Phước có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Hùng.
Dự thảo chương trình GDPT tổng thể đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của cán bộ và giáo viên ngành giáo dục. Xin ông cho biết những nội dung chính của dự thảo này?
Ông Nguyễn Văn Hùng: Chương trình GDPT tổng thể cụ thể hóa mục tiêu của GDPT, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp, năng lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.
Đáng chú ý nhất trong dự thảo là hệ thống các môn học của chương trình GDPT được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc. Bậc tiểu học, các môn học bắt buộc, gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1 (lớp 3, 4, 5), Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta (lớp 1, 2, 3), Tìm hiểu xã hội (lớp 4, 5), Tìm hiểu tự nhiên (lớp 4, 5), Tìm hiểu công nghệ (lớp 4, 5); các môn học bắt buộc có phân hóa, gồm: Thế giới công nghệ (lớp 1, 2, 3), Tìm hiểu tin học (lớp 4, 5), Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo; môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số.
Học sinh Trường tiểu học Tân Phú (Đồng Xoài) đọc sách ở “Thư viện xanh” trong giờ ra chơi
Ở bậc THCS, các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Sử và Địa; các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo; môn học tự chọn, gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.
Dự thảo xác định, lớp 10 là lớp dự hướng nghề nghiệp. Các môn học bắt buộc, gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Sử, Địa, Lý, Hóa, Sinh, Thiết kế và Công nghệ, Giáo dục quốc phòng và an ninh; các môn học bắt buộc có phân hóa, gồm: Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo; môn học tự chọn, gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2. Ở lớp 11 và lớp 12, các môn học bắt buộc, gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo; các môn học tự chọn bắt buộc: Học sinh chọn 3 môn và 1 chuyên đề học tập trong số các môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Sử, Địa, Lý, Hóa, Sinh, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Chuyên đề học tập; các môn học tự chọn, gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.
Thưa ông, so với chương trình hiện hành, Dự thảo chương trình GDPT tổng thể có những điểm gì mới, tiến bộ?
Ông Nguyễn Văn Hùng: Điểm mới của dự thảo là không quy định thứ tự tuần học cho từng môn mà chỉ quy định số tiết mỗi môn cần đạt trong năm.Thời gian học sẽ do từng trường sắp xếp. Chương trình mới không đóng khung trong một bộ sách giáo khoa mà áp dụng chủ trương “một chương trình, nhiều bộ sách”. Trong thời lượng của chương trình cũng dành 2 tuần/năm cho nội dung giáo dục địa phương. Hệ thống các môn học của dự thảo gồm môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc.
Dự thảo chương trình GDPT tổng thể quy định 2 giai đoạn giáo dục: Giáo dục cơ bản gồm giáo dục tiểu học, THCS và giáo dục định hướng nghề nghiệp (dự hướng ở lớp 10, tiếp cận nghề nghiệp ở lớp 11, 12). Điều đó giúp học sinh giải quyết được các kiến thức liên môn, không bị trùng lặp và tiết kiệm thời gian. Ở giai đoạn định hướng nghề nghiệp sẽ thực hiện phân hóa sâu hơn, tạo điều kiện cho học sinh tập trung học một số môn phù hợp với nguyện vọng chọn ngành, nghề sau khi tốt nghiệp. Sự phân hóa được thực hiện theo phương thức tự chọn. Như vậy, thay đổi lớn nhất trong chương trình GDPT mới là ở bậc THPT, đây là một trong những điểm nổi bật nhất của dự thảo.
PV:Dư luận cho rằng, dự thảo có nhiều bất cập, gây khó khi đưa vào thực hiện. Những khó khăn đó là gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Hùng: Dự thảo vẫn còn nhiều bất cập như cần phải có luận cứ để làm sáng tỏ chương trình có đảm bảo được sự phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ hay không? Cần giảm tải chương trình lớp 10, vì học sinh học khoảng 16 môn là khá nặng so với các lớp khác. Trong 2 năm định hướng nghề nghiệp lớp 11 và 12, có nhiều nhóm môn học với những cách đặt tên có thể gây hiểu nhầm và sự liên kết giữa chúng cần được luận giải kỹ càng và hợp lý. Cơ sở vật chất hiện tại liệu có đảm bảo việc thực hiện chương trình mới? Đội ngũ giáo viên có thể đảm đương được phần chương trình khi chưa được đào tạo?
Để đảm bảo chất lượng giảng dạy cần phải có những giáo viên được đào tạo đúng chuyên môn từ các trường sư phạm. Với quy định một số môn mới so với chương trình hiện tại, có thể dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên chuyên môn như tiếng dân tộc thiểu số, môn bắt buộc Khoa học tự nhiên ở THCS, môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Thiết kế và Công nghệ ở THPT, môn Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Dự thảo chương trình GDPT có thể sẽ dẫn đến tình trạng “vừa thiếu vừa thừa” giáo viên, thậm chí không ít giáo viên sẽ... thất nghiệp. Nhiều môn học mới ra đời, học sinh được tự do chọn môn học mình yêu thích mà không cần phải học hết tất cả môn như trước đây. Vì vậy, tình trạng sẽ có giáo viên dạy thiếu tiết theo quy định, vì thiếu lớp dạy do học sinh không chọn hoặc chọn ít thì nhà trường vẫn phải trả lương đủ cho giáo viên đó. Ngược lại, những môn có học sinh chọn học nhiều thì giáo viên có thể dạy thừa giờ và nhà trường phải trả thêm tiền dạy vượt giờ cho giáo viên. Điều đó có thể dẫn đến thiếu hụt ngân sách, thậm chí dẫn đến sự thiếu công bằng trong công việc.
Theo kế hoạch, chương trình sẽ được áp dụng năm học 2018-2019, thời gian không còn nhiều, trong khi việc biên soạn sách giáo khoa trên nguyên tắc cần phải được bảo đảm chất lượng.
Trân trọng cảm ơn ông!
Vũ Thuyên(thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Khổ vì chồng coi trọng chữ “trinh”
- ·Kịch bản tăng trưởng năm 2023 khoảng 6,5%
- ·Thủ tướng: Biện pháp giãn cách, cách ly xã hội phải thực hiện triệt để
- ·Việt Nam ký 18 hợp đồng mua bán điện với Lào
- ·Đảng là cuộc sống của tôi
- ·Đánh giá kỹ hơn tác động của việc neo tỷ giá VND với USD
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân sắp thăm Lào
- ·Thủ tướng đôn đốc triển khai nhiệm vụ cấp bách phục hồi, phát triển kinh tế
- ·Có nên hành chính hóa thu hồi đất?
- ·Quý 1: Lao động, việc làm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực
- ·Công ty giao khoán sản phẩm bắt nhân viên bán có đúng luật?
- ·Nhận định trận đấu Singapore vs Thái Lan, 19h30 ngày 17.12: Voi chiến giật vé bán kết
- ·Thủ tướng thăm Trung đoàn Không quân tiêm kích đầu tiên, khảo sát sân bay quân sự Yên Bái
- ·Giới thiệu ông Phan Văn Mãi để bầu Chủ tịch UBND TP.HCM
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc nửa cuối tháng 3/2013
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
- ·Chủ tịch Hà Nội: Giãn cách kịp thời giúp bóc tách nhiều ca F0 trong cộng đồng
- ·Công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ
- ·Đưa con về TP học: nhập khẩu thế nào?
- ·Thủ tướng: TP.HCM dứt khoát kiểm soát cho được dịch Covid