【ti le bong da ma cao】Đánh giá kỹ hơn tác động của việc neo tỷ giá VND với USD
Tác động đa chiều đến tỷ giá đồng Việt Nam với USD Chưa thấy quá nhiều áp lực tiêu cực lên diễn biến tỷ giá USD/VND Việc kiểm soát “chảy máu” USD cần có sự cân nhắc,ĐánhgiákỹhơntácđộngcủaviệcneotỷgiáVNDvớti le bong da ma cao đánh giá về quy mô |
Đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội
Sáng 11/10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 16, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2023; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022; dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023.
Trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và dự kiến kế hoạch năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và là 1 trong 4 quốc gia trên thế giới được Moody’s nâng hạng tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay.
Ước thực hiện cả năm 2022 có 14/15 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt mục tiêu, trong đó tăng trưởng GDP ước khoảng 8%, CPI khoảng 4%. Đây là những kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhiều thách thức lớn hơn so với dự báo.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh |
Bên cạnh kết quả đạt được, Ủy ban Kinh tế đề nghị quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề. Cụ thể, tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm, nhất là quý III cao song không nên chủ quan vì nền tăng trưởng cùng kỳ thấp (quý III/2021 GDP giảm hơn 6%). Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội thấp hơn so với mục tiêu (ước tăng 4,7-5,2%, mục tiêu là 5,5%) mặc dù tăng trưởng kinh tế dự kiến vượt khoảng 2%.
Mặc dù giải ngân thực hiện FDI rất tích cực, dự kiến cả năm đạt khoảng 21 - 22 tỷ USD nhưng thu hút FDI 9 tháng giảm 15,3% so với cùng kỳ, nhất là vốn đăng ký cấp mới chỉ bằng 57%, chưa tận dụng hiệu quả các cơ hội từ xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư. Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung đánh giá khả năng áp dụng Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, dự kiến áp dụng từ năm 2023 và tác động đến thu hút đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới để có các giải pháp phù hợp. |
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế; các gói hỗ trợ thực hiện còn chậm, gói hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống ngân hàng thương mại có tỷ lệ giải ngân rất thấp. Việc “phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên” không thực hiện được, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Có ý kiến cho rằng bối cảnh hiện nay đã có nhiều điểm khác so với thời điểm xây dựng và ban hành Nghị quyết số 43, điều này cho thấy cần xem xét điều chỉnh, hoàn thiện một số chính sách trong quá trình thực thi, bảo đảm tính hợp lý, cân đối.
Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) còn chưa sát, số tăng thu dự kiến lớn, vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương chưa được bảo đảm. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng thu NSNN có dấu hiệu giảm trong những tháng sắp tới, không giống xu thế thông thường cũng là vấn đề cần quan tâm làm rõ.
Tiến độ giải ngân chi đầu tư phát triển tiếp tục chậm, ước giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/9/2022 chỉ đạt 46,7%, riêng vốn ODA chỉ đạt khoảng 15%. Có tới 39/51 bộ, cơ quan trung ương và 22/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình (46,70%), trong đó có 14 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 20%.
Rủi ro liên thông giữa thị trường vốn, ngân hàng và bất động sản
Bên cạnh đó, việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ tiếp tục được triển khai theo các đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho giai đoạn 2021 - 2025 nhưng kết quả chưa rõ nét, mới chỉ dừng ở phê duyệt phương án, triển khai thực hiện còn chậm, chưa đi vào thực chất.
Xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại. Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng ước xuất siêu 6,52 tỷ USD, tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ ước xuất siêu cả năm 1 tỷ USD. Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ dự báo mức thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa 3 tháng cuối năm lên tới 5,5 tỷ USD.
Toàn cảnh phiên họp |
Tiến độ công tác quy hoạch tuy đã được đẩy nhanh nhưng việc triển khai quy hoạch, nhất là công tác lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 vẫn rất chậm. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập, chưa phân bổ hết chỉ tiêu đất phát triển công nghiệp cho các địa phương. Tiến độ lập quy hoạch điện VIII rất chậm so với yêu cầu, ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Về thị trường tài chính tiền tệ, Ủy ban Kinh tế đề nghị đánh giá kỹ hơn tác động của việc neo tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng USD trong bối cảnh nhiều đồng tiền mất giá mạnh so với đồng USD, nhất là tới tiềm lực dự trữ ngoại hối và khả năng cạnh tranh xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam so với các nước khác. Bên cạnh đó, cần đánh giá kỹ nguyên nhân của nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu nội bảng có xu hướng gia tăng; đến cuối tháng 7/2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,7%; tỷ lệ nợ xấu, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng là 5,41%. Thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh nhưng có nhiều biến động và tiềm ẩn rủi ro.
Kết thúc phiên ngày 7/10/2022, chứng khoán Việt Nam đã giảm 484 điểm, tương ứng 31,8% từ đỉnh (ngày 6/1/2022), là thị trường có mức giảm mạnh nhất thế giới. VN-Index hiện đang ở mức thấp nhất kể từ phiên ngày 10/12/2020; HNX-Index và UPCoM-Index cũng đang ghi nhận mức điểm thấp nhất trong gần hai năm trở lại đây.
Ủy ban Kinh tế cũng lưu ý vụ việc xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan cùng với những vụ việc khác liên quan đến thị trường trái phiếu đã xảy ra trong năm đang được xã hội, người dân rất quan tâm. Đồng thời, lưu ý rủi ro liên thông giữa thị trường vốn với hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trường bất động sản gia tăng.
Doanh nghiệp rút khỏi thị trường cao hơn năm 2020, 2021Mặc dù doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại trong 9 tháng năm 2022 tăng cao (38,6% so với cùng kỳ năm 2021), nhưng những doanh nghiệp mới chưa đóng góp nhiều cho nền kinh tế. Trong khi đó doanh nghiệp đối mặt nhiều khó khăn, 9 tháng năm 2022 bình quân mỗi tháng có 12,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, cao hơn bình quân của năm 2020 (8,5 nghìn doanh nghiệp) và năm 2021 (gần 10 nghìn doanh nghiệp). |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Sở Công Thương Long An ký kết giao ước thi đua với 6 Sở Công Thương tỉnh bạn
- ·Hoa hậu Hoàn vũ 2005 đọ sắc bất phân thắng bại cùng Vũ Thu Phương
- ·Hương Ly diện lại váy dạ hội giấm ăn, có phải lựa chọn thông minh?
- ·Chuyến công tác Hoa Kỳ và Brazil của Thủ tướng đạt ở mức cao tất cả các mục tiêu đề ra
- ·Sau sự cố tại Eximbank, NHNN yêu cầu rà soát lại cách tính lãi đối với thẻ
- ·Nhất trí tăng tỷ lệ vốn nhà nước tại dự án PPP lên không quá 70%
- ·Chính phủ, Thủ tướng cam kết luôn sát cánh cùng doanh nghiệp, doanh nhân
- ·TP.HCM đề xuất mở rộng lĩnh vực quản lý nhà nước đặc biệt về kinh tế
- ·Giá xăng dầu hôm nay 14.5.2023: Xăng nhập khẩu tăng nhẹ trở lại
- ·Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng các Quốc gia khởi nghiệp GEC 2023
- ·Giá vàng hôm nay 28/5: Vàng SJC, vàng nhẫn đồng loạt giảm mạnh
- ·Phạm Hương gửi tín hiệu sắp quay về Việt Nam
- ·Đại diện Malaysia tại Miss Supranational 2022 lộ diện
- ·Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII
- ·Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng
- ·Thí sinh Miss Universe Vietnam ứng xử nuốt mic rất ấn tượng
- ·Tiếp tục ưu tiên tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
- ·Doanh nghiệp vi phạm bị xử lý nghiêm, nhưng bị giam tiền thuế thì “chẳng biết kêu ai”
- ·Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh bồi thường, giải phóng mặt bằng
- ·Công khai chủ tịch tỉnh, bộ trưởng “lười” tiếp dân để Quốc hội rõ