【az đấu với psv】Tiếp tục ưu tiên tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
Quốc hội “chốt” tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở mức 6 - 6,ếptụcưutiêntăngtrưởnggiữvữngổnđịnhkinhtếvĩmôaz đấu với psv5% |
“Chốt” GDP tăng 6 - 6,5%, CPI tăng bình quân 4 - 4,5%
Hôm qua (9/11), Nghị quyết về Kế hoạch Phát triển kinh tế- xã hội năm 2024 đã được Quốc hội quyết định.
Theo đó, Quốc hội “chốt” tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6 - 6,5%, tốc độ tăng Chỉ số Giá tiêu dùng(CPI) bình quân 4 - 4,5%.
Trong quá trình thảo luận từ tổ đến hội trường, đây cũng là hai chỉ tiêu được đại biểu rất quan tâm và đề nghị Chính phủ giải thích rõ hơn về cơ sở dự kiến mức tăng như trên.
Hồi âm đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng lý giải, thời gian tới, cơ hội và thách thức luôn đan xen lẫn nhau, vẫn còn những dư địa để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng. Các động lực về đầu tư(bao gồm cả đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. Các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự ánđầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia có tác động lan tỏa đưa vào khai thác…
Về chỉ tiêu CPI, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu các yếu tố thuận lợi tác động đến lạm phát năm 2024, như lạm phát quốc tế có dấu hiệu hạ nhiệt và dự báo chậm lại, qua đó hạn chế áp lực “lạm phát nhập khẩu” đối với chi phí sinh hoạt và sản xuất ở Việt Nam. Bên cạnh đó, niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào sự kiên định của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát được củng cố sau nhiều năm hoàn thành tốt mục tiêu lạm phát cũng là yếu tố thuận lợi.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ cũng đã lường trước các thách thức, trong đó có áp lực lớn từ việc điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý (điện, giáo dục, y tế) sau gần 4 năm trì hoãn hoặc chưa thực hiện hết trong năm 2023 và sẽ được tiếp tục điều chỉnh trong năm 2024.
Tốc độ tăng CPI bình quân năm 2024 khoảng 4-4,5%, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, là mức lạm phát hợp lý để duy trì trạng thái chính sách tiền tệ hỗ trợ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 (dự kiến khoảng 6 - 6,5%), đồng thời đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. “Chỉ tiêu này cũng thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc duy trì ổn định lạm phát như các năm trước, mặc dù áp lực lạm phát gia tăng, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát”, Bộ trưởng lý giải.
Dự thảo Nghị quyết (gửi lấy ý kiến đại biểu Quốc hội) cũng đã nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện tốt để hoàn thành kế hoạch năm sau, như tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.
Nhiều vị đại biểu cũng cho rằng, năm 2024 cần tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tín dụng, tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất để tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng.
Bên cạnh đó, cần có giải pháp cụ thể để sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2024, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án; kiên quyết loại bỏ những dự án không thật sự cần thiết, không để tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.
Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng
Giải pháp thúc đẩy các động lực tăng trưởng để GDP năm 2024 không lỡ hẹn, tạo đà cho các năm tiếp theo, cũng là vấn đề được nhiều đại biểu “mổ xẻ” trong các phiên thảo luận, chất vấn từ đầu Kỳ họp đến nay.
Báo cáo Quốc hội trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhìn nhận, năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP (dự kiến) không đạt mục tiêu là một yếu tố quan trọng dẫn đến các chỉ tiêu khác như GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội cũng không đạt được mục tiêu.
Thủ tướng cho biết, thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, như tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, mở rộng xuất khẩu. Đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài.
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, nhất là mở rộng thị trường, kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh. Đồng thời, tiết giảm chi phí tuân thủ, logistics, giải quyết các vướng mắc về đất đai, nhân lực, hạ tầng, bất động sản... cũng là các giải pháp được lãnh đạo Chính phủ đề cập.
Đồng tình với giải pháp của Chính phủ, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn khi thủ tục hành chính còn rườm rà và sức ì của một bộ phận cán bộ, công chức vẫn cản trở sự phát triển. Chính vậy, câu hỏi đại biểu dành cho Thủ tướng là, vấn đề quan trọng và trọng tâm nhất trong cải cách thể chế thời gian tới là gì.
Hồi âm, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu “phải hài hòa, hợp lý” khi thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng.
Theo Thủ tướng, tháo gỡ được thể chế thì tháo gỡ được nguồn lực, phát triển được hệ thống hạ tầng thì tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa, giảm chi phí logistics. Đột phá về nguồn nhân lực là quan trọng.
“Cả 3 vấn đề này chúng ta đều đang tiến hành và phải hài hòa, hợp lý, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn để lựa chọn cái nào là ưu tiên, cái nào ưu tiên hơn và cái nào vẫn triển khai theo tinh thần của Đảng”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm rõ.
Liên quan nguồn nhân lực, hồi âm chất vấn trực tiếp của đại biểu Quốc hội về vấn đề rất thời sự là chính sách tiền lương, Thủ tướng nói, đây là vấn đề được cả đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm.
“Tiền lương là động lực cho cán bộ, công chức, người lao động để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng cho biết, từ tăng thu - tiết kiệm chi, hiện tại, ngân sách có khoảng 560.000 tỷ đồng để chi cho cải cách tiền lương, bắt đầu từ ngày 1/7/2024 đến hết năm 2026, đưa tiền lương trong khu vực nhà nước tiệm cận với khu vực ngoài nhà nước.
Chính phủ chỉ đạo kiên quyết đảm bảo giữ vững an ninh năng lượng quốc gia, bao gồm khẩn trương ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII; rà soát, hoàn thiện thể chế cho phát triển công nghiệp điện tái tạo theo tinh thần Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị. Nâng cao hiệu quả các khâu truyền tải, điều độ và phân phối, trong đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường dây 500 kV từ miền Trung ra miền Bắc. Sớm hoàn thiện thị trường mua bán điện cạnh tranh, cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế khuyến khích phát triển nguồn điện áp mái tự sản, tự tiêu. Triệt để tiết kiệm điện trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Bảo đảm đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Tăng cường hợp tác quốc tế; đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, sạch, công bằng gắn với cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc
- ·Doanh nghiệp dồn dập nhận đơn hàng, xuất khẩu gạo liên tục lập kỷ lục
- ·Sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc
- ·Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày
- ·Vụ đánh bom tại Ai Cập khiến 3 du khách Việt thiệt mạng: DN lữ hành lên tiếng
- ·"Điểm danh" các địa phương có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD
- ·Khai mạc triển lãm quốc tế lần thứ 19 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Phương án tuyển sinh năm 2019 của nhiều trường đại học có gì mới?
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·Chuyển đổi số hoạt động các Trung tâm Thương mại thế giới
- ·Hình ảnh những ngày đầu
- ·Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1: Người dùng Facebook cần lưu ý
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·7 tháng vẫn có ngành chưa giải ngân đồng vốn nào
- ·Thành công trong việc lập Báo cáo tài chính nhà nước: Góp sức cải cách quản lý tài chính công
- ·Việt Nam trong giai đoạn phục hồi kinh tế: Cần chú trọng đến quản lý các rủi ro tài chính vĩ mô
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·Infographic
- 7 nhiệm vụ trọng tâm về giải ngân vốn đầu tư công và phát triển kinh tế
- Thanh Hóa tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
- Không gục ngã và tỏa sáng nghị lực Việt
- Thủ tướng: Phải tỉnh táo trong điều hành
- Giãn cách xã hội trên toàn thành phố Đà Nẵng theo Chỉ thị 19
- Thủ tướng quyết định nhân sự 4 cơ quan
- Cả nước ghi nhận thêm 31 ca mắc Covid
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Thụy Điển
- ĐBQH đề nghị Chính phủ giải thích cơ sở tăng giá điện, xăng
- Nắng nóng kéo dài, cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng