【kèo nhà cái dự đoán】Bài cuối: Biến áp lực thành hành động, nỗ lực hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
Trên nhiều công trường giao thông, không khí làm việc luôn hối hả theo tinh thần "thi công 3 ca 4 kíp". Ảnh tư liệu |
PV:Để công tác giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) được thực hiện tốt ngay từ đầu năm, xin ông cho biết, với vai trò và trách nhiệm của mình, Bộ Tài chính đã thực hiện các giải pháp gì?
Ông Dương Bá Đức: Năm 2024, quy định về ĐTC có chặt chẽ hơn, đó là phải đảm bảo việc giao vốn trước ngày 31/12/2023, còn sau thời hạn đó, Bộ Tài chính phải tổng hợp lại để báo cáo cấp có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật ĐTC.
Để đảm bảo tiến độ giải ngân, Vụ Đầu tư đã báo cáo Bộ Tài chính có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ phân bổ kế hoạch vốn, đồng thời chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các giải pháp. Cụ thể, cơ quan tài chính khi nhận được kế hoạch vốn phải nhập trên Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) để làm cơ sở triển khai dự án. Cơ quan Kho bạc Nhà nước khi nhận được hồ sơ thanh toán vốn phải giải ngân ngay, không để tồn đọng hồ sơ mà không có lý do.
Sớm vận dụng quy định mới để tháo gỡ “điểm nghẽn” giải phóng mặt bằngLuật Đất đai mới có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã có nhiều quy định giúp tháo gỡ vướng mắc trong công tác đền bù, GPMB. Các địa phương cần sớm vận dụng những quy định mới này để đáp ứng những quyền lợi chính đáng của người dân, từ đó, công tác GPMB mới được đẩy nhanh, các dự án mới có quỹ đất “sạch” để thi công và công tác giải ngân nhanh, thuận lợi. |
Về quy trình thủ tục thanh toán vốn, Bộ Tài chính đã thực hiện đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian kiểm soát chi tại cơ quan thanh toán xuống chỉ từ 1 - 3 ngày làm việc. Bộ Tài chính đã chỉ đạo Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh việc giao nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của các chủ đầu tư, công khai, minh bạch quá trình xử lý hồ sơ tại cơ quan kiểm soát thanh toán.
Bộ Tài chính cũng khuyến cáo các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc phân bổ vốn phải đặc biệt theo thứ tự ưu tiên. Đối với việc thu hồi vốn tạm ứng phải đảm bảo đúng theo các quy định. Các dự án còn nợ vốn (dự án đã quyết toán nhưng còn thiếu vốn) phải bố trí đủ vốn.
Đáng chú ý, Bộ Tài chính khuyến cáo các bộ, ngành, địa phương phải tiên lượng được các dự án đang vướng ở đâu để có giải pháp tháo gỡ kịp thời. Việc bố trí vốn và đăng ký vốn cho dự án cũng phải khoa học và sát với thực tế triển khai. Ví dụ như dự án khởi công mới nên bố trí lượng vốn mức độ vì các dự án này cần thời gian để thưc hiện giải phóng mặt bằng (GPMB), đấu thầu dự án. Đây là những công việc của năm đầu nên khả năng sử dụng vốn còn ít…
PV:Việc giải ngân vốn ĐTC của cả nước đã sôi động ngay từ đầu năm. Tuy nhiên từ cuối quý II đến nay, công tác giải ngân có dấu hiệu chậm lại. Những hạn chế nào đã ảnh hưởng đến công tác này, thưa ông?
Ông Dương Bá Đức:Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với những giải pháp và kinh nghiệm đã có từ năm trước, ngay từ đầu năm nay, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ĐTC. Trên các công trường, không khí làm việc luôn hối hả theo đúng tinh thần “thi công 3 ca 4 kíp”, “vượt nắng thắng mưa”. Giữa các cơ quan, trung ương, địa phương đã có sự phối hợp nhịp nhàng để nhanh chóng xử lý những tình huống phát sinh, nhờ đó công tác giải ngân vốn ĐTC cũng thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, từ cuối quý II đến nay, tình trạng thiếu đất, cát đắp nền đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện của các dự án, nhất là các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia. Ảnh hưởng của bão lũ, thiên tai cũng làm cho tiến độ thi công nhiều công trình bị gián đoạn. Giá nguyên, nhiên vật liệu biến động, giá thép xây dựng của một số thương hiệu tăng do nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá đá, cát xây dựng tiếp tục tăng do khan hiếm cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án… Thêm vào đó là tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành, địa phương không đồng đều, có nơi đạt rất cao nhưng có nơi rất thấp đã làm cho tiến độ giải ngân của cả nước chậm lại, tỷ lệ giải ngân chưa đạt như kỳ vọng.
Ngoài ra, theo rà soát, kiểm tra từ Bộ Tài chính, hiện vẫn còn 1 số bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ chi tiết hết nguồn vốn được giao. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc giải ngân chậm lại…
PV: Thời gian không còn nhiều, trong khi khối lượng vốn cần giải ngân còn rất lớn. Theo ông, cần phải thực hiện giải pháp gì để “tiêu” hết được số vốn này?
Ông Dương Bá Đức: Đặc thù của công tác giải ngân vốn ĐTC là cần thời gian để các nhà thầu thi công, tích lũy khối lượng đủ mới nghiệm thu, thanh toán. Thời điểm này là lúc tốc độ giải ngân có khả năng tăng tốc mạnh nhất, bởi nhiều chủ đầu tư, nhà thầu đã hoàn tất việc chuẩn bị, xác lập phương án thi công, huy động nguồn lực, nguồn cung ứng vật liệu để triển khai dự án.
Hơn nữa, theo thông lệ nhiều năm qua, càng về cuối năm khối lượng công việc đã thực hiện hoàn tất càng nhiều, và đây chính là thời điểm thực hiện việc nghiệm thu, thanh toán.
Tuy nhiên đã hết tháng đầu của quý IV mà tỷ lệ giải ngân của cả nước mới đạt trên 52% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, vẫn còn tới gần 1 nửa số vốn cần phải đưa vào trong xã hội. Đây là áp lực rất lớn cho các bộ, ngành, địa phương, nhất là đối với những bộ, ngành, địa phương đang có tỷ lệ giải ngân thấp.
Trong khi đó, mục tiêu của Chính phủ đặt ra là giải ngân đạt trên 95%. Do đó, để “tiêu” được hết số tiền đã được giao, theo tôi, chúng ta cần biến áp lực thành những hành động cụ thể, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào những giải pháp đã thực hiện và đã mang lại hiệu quả cao cho đơn vị mình thời gian qua để đẩy việc giải ngân lên.
PV:Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 2 bộ có vai trò rất lớn trong việc thực hiện và giải ngân vốn ĐTC. Xin ông cho biết, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất các giải pháp gì để công tác giải ngân được đẩy mạnh trong thời điểm nước rút này?
Ông Dương Bá Đức: Bộ Tài chính đang tiếp tục đề nghị UBND cấp tỉnh triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC của tất cả các nguồn vốn: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn bổ sung ngoài kế hoạch theo chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Bộ Tài chính cũng đề nghị lãnh đạo các địa phương chỉ đạo chủ đầu tư, sở, ngành và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát tất cả các dự án trong kế hoạch ĐTC năm 2024, đẩy mạnh công tác thanh toán, quyết toán công trình, dự án sử dụng vốn ĐTC; chủ động rà soát, báo cáo kịp thời phương án điều chuyển vốn giữa các dự án không có khả năng giải ngân hoặc chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, có nhu cầu bổ sung vốn; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo UBND cấp tỉnh gửi các bộ có liên quan để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định trước ngày 15/11/2024.
Riêng đối với các dự án quan trọng quốc gia, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương tích cực triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 19/9/2024 về Quyết định Kế hoạch triển khai đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc", văn bản số 673/TTg-CN ngày 5/9/2024 về triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 hưởng ứng phong trào thi đua và các thông báo, văn bản chỉ đạo có liên quan.
PV:Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Đã tạm ứng hơn 434 tỷ đồng bồi thường cho khách hàng thiệt hại do bão Yagi
- ·T&T Group và JTA hợp tác phát triển Tổ hợp Disneyland tại Hà Nội
- ·'Mua trước, trả sau' cho ứng dụng BE với Home PayLater từ Home Credit
- ·Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng
- ·Hợp nhất hai Công ty cổ phần vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn
- ·Đóng điện thành công dự án Đường dây và TBA 110kV Hoằng Hóa 2
- ·ĐBQH: Dự án, công trình 'đắp chiếu' làm lãng phí niềm tin của nhân dân
- ·Tân Á Đại Thành tặng 25 bồn nước cho làng hạnh phúc
- ·Giá vàng hôm nay 4/11: USD mạnh lên, vàng tiếp đà đi xuống
- ·Tạp chí Kinh tế Môi trường bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt
- ·Có nên bán nhà đang ở trước khi tìm được nhà mới?
- ·Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là gì?
- ·Phần mềm Nông nghiệp Cà Mau: Công cụ hỗ trợ hiệu quả cho nông dân
- ·Điểm thi cao bất thường tại Hà Giang: Đang tổ chức họp nóng ngay tại sở GD&ĐT
- ·Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM vẫn chưa có ngày về đích
- ·Hà Nội: Huyện Hoài Đức đấu giá 20 lô đất, giá khởi điểm 7,3 triệu đồng/m2
- ·Phần mềm Nông nghiệp Cà Mau: Công cụ hỗ trợ hiệu quả cho nông dân
- ·Người dùng Twitter trên hệ điều hành Android có nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu cá nhân
- ·CPI tháng 10 tăng 0,33%