【keo chap】TTCK tháng 12: Vấn đề định giá và dòng tiền nước ngoài sẽ chiếm ưu thế
Đây là nhận định của ông Nguyễn Đức Hùng Linh,ángVấnđềđịnhgiávàdòngtiềnnướcngoàisẽchiếmưuthếkeo chap Giám đốc Bộ phận Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) khi trao đổi với PV TBTCVN.
* PV: Ông có thể cho biết diễn biến của khối ngoại trên TTCK trong thời gian gần đây?
|
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng bán ròng sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ. Trong 10 ngày đầu tháng, khối ngoại mua ròng 300 tỷ đồng, nhưng tính chung cả tháng 11 họ lại bán ròng tới 1.600 tỷ đồng.
Trong cơ cấu bán ròng vào cuối tháng có 2 điểm đáng chú ý là: 2 quỹ hoán đổi danh mục (ETF) lớn bán ra khoảng 520 tỷ đồng do bị rút vốn mạnh - một hệ quả của hậu bầu cử; VNM bị bán ròng 600 tỷ đồng sau khi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức roadshow về kế hoạch thoái vốn (ngày 21/11).
* PV: Diễn biến đó có nói lên điều gì không, thưa ông?
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Theo tôi, có 3 điều thấy được trong cơ cấu bán ròng tháng 11 của khối ngoại. Với trường hợp ETF bị rút vốn, điều này có thể sẽ còn kéo dài, do kỳ vọng lạm phát và tần suất nâng lãi suất tại Mỹ đã tăng lên sau khi ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống. Giá trị tài sản do 2 ETF quản lý hiện là 560 triệu USD, nên áp lực bán có thể còn lớn và kéo dài.
Với trường hợp VNM bị bán ròng hiện có nhiều lý giải khác nhau, nhưng có 2 lý do để không quá lo lắng đó là áp lực bán có thể sẽ giảm bớt sau khi SCIC thoái vốn và việc bán VNM có thể xuất phát từ việc cơ cấu lại danh mục, đồng nghĩa khối ngoại sẽ mua những cổ phiếu khác, không rút vốn khỏi Việt Nam.
Với giá trị bán ròng còn lại, có một lo ngại là nhà đầu tư nước ngoài đang đề phòng tỷ giá biến động mạnh, nên chủ động bán ra bảo toàn tài sản. Mặc dù tỷ giá đã ổn định hơn vào những ngày cuối tháng, nhưng những biến động tiền tệ bên ngoài Việt Nam sẽ tiếp tục khó dự đoán, khiến khối ngoại ở trạng thái chờ đợi theo dõi. Tổng hòa 3 yếu tố kể trên thì việc nhà đầu tư nước ngoài nhiều khả năng sẽ tiếp tục bán ròng trong tháng 12 này.
* PV: Đầu tháng 12 này, các ETF sẽ có đợt tái cơ cấu danh mục cuối cùng của năm. Với diễn biến trong thời gian gần đây, liệu lo ngại các quỹ ETF rút bớt vốn có xảy ra không, thưa ông? Vì sao?
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Khi ETF cơ cấu lại danh mục thì thường họ bán cổ phiếu này và mua cổ phiếu khác, nên tổng mua bán là cân bằng. Trong kỳ cơ cấu, ETF sẽ bán ròng cổ phiếu tại Việt Nam nếu tỷ trọng cổ phiếu trong nước vượt ngưỡng quy định. Hiện tượng vượt ngưỡng thường xảy ra khi giá cổ phiếu tăng, nhưng đôi lúc còn do ETF thêm cổ phiếu nước ngoài khiến tỷ trọng “rổ cổ phiếu” tại Việt Nam giảm. Việc giảm tỷ trọng rổ cổ phiếu Việt Nam xảy ra khá thường xuyên trước đây, giá trị bán ròng giao động từ 1%-5% giá trị của danh mục các quỹ ETF nắm giữ.
Điều đáng lo ngại hơn việc cơ cấu của ETF là hiện tượng rút chứng chỉ quỹ (rút vốn) khỏi ETF. Lãi suất tăng và đồng USD lên giá đang khiến nhà đầu tư nước ngoài phải điều chỉnh lại chiến lược phân bổ tài sản toàn cầu, trong đó họ sẽ rút vốn khỏi các thị trường mới nổi để chuyển tiền về Mỹ. Trước và sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất vào tháng 12/2015, hiện tượng rút vốn qua ETF đã xảy ra. Với tỷ lệ dự báo FED nâng lãi suất vào tháng 12/2016 là gần 100%, việc rút vốn qua ETF đã và sẽ lặp lại. Không chỉ vậy tần suất nâng lãi suất trong 2017 sẽ dầy hơn do lạm phát tăng. Nếu năm 2017, FED nâng lãi suất tới 3 lần thì tốc độ rút vốn qua ETF sẽ nhanh hơn những gì đã xảy ra nhiều.
* PV: Ông dự báo thế nào về thị trường trong tháng cuối cùng của năm nay?
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Giao dịch của khối ngoại là một biến số quan trọng trong tháng 12 này. Trong thời gian gần đây, mối quan tâm của giới đầu tư tại Việt Nam đến tình hình thế giới đã tăng lên rất nhiều, lý do chính là các biến động trên thế giới đã có ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ cũng như các rủi ro vĩ mô của Việt Nam. Phần khác nó tạo ra những kỳ vọng cho thị trường ví dụ như giá hàng hóa cơ bản tăng sẽ có tác động tích cực đến các ngành dầu khí, cao su.
Xét về mặt cơ bản, định giá thị trường đang ở mức cao sau khi thị trường tăng mà tăng trưởng lợi nhuận không theo kịp. Tôi cho rằng, vấn đề định giá và dòng tiền nước ngoài sẽ chiếm ưu thế hơn các câu chuyện về giá hàng hóa trong tổng thể thị trường tháng 12.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Tháng 4/2024: Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore đạt mức tăng trưởng rất cao
- ·Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc
- ·Kho bạc Nhà nước Hải Phòng: Mục tiêu đến tháng 6/2022 không còn giao dịch thu, chi bằng tiền mặt
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·“Thắt lưng buộc bụng” để hỗ trợ kinh tế phục hồi và phát triển
- ·Báo Hải quan số 66
- ·Bộ Tài chính tiếp tục đứng thứ 2 chỉ số cải cách hành chính
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Giá xăng dầu giảm nhẹ lần thứ 2 liên tiếp
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Tiktoker Võ Hà Linh "bị tố" gian lận số mắt xem trên livestream
- ·Nhiều cơ hội hợp tác phát triển dịch vụ logistics giữa Việt Nam và Trung Quốc
- ·Đại tá Trần Hồng Quang làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- ·83% kế hoạch đầu tư công để giải quyết tồn tại của các nhiệm kỳ trước
- ·Không có chùa nào có sự góp vốn đầu tư với mục đích kinh doanh
- ·TP Hồ Chí Minh tập trung toàn lực chống Dịch tả lợn châu Phi
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Tin nhắn rác sẽ không còn hoành hành