【đội hình bournemouth gặp fulham】Thông tin hành tím Vĩnh Châu dùng chất bảo quản gây mù mắt là chưa chính xác
Vĩnh Châu - Sóc Trăng được coi là “thủ phủ” hành tím lớn nhất cả nước. Trung bình mỗi năm,ôngtinhànhtímVĩnhChâudùngchấtbảoquảngâymùmắtlàchưachínhxáđội hình bournemouth gặp fulham người dân thị xã trồng từ 6.000-7.000ha hành tím, cho sản lượng từ 120.000-130.000 tấn hành. Những ngày gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhiều người dân ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng bị mù lòa do hành tím hoặc do chất bảo quản hành tím. Vậy thông tin trên có phản ánh đúng thực trạng tại địa phương?
Theo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Châu là địa phương có số lượng người mù nhiều với gần 600 người mù, chiếm gần 1/3 số lượng người mù cả tỉnh Sóc Trăng (khoảng 1.800 người).
Số liệu của Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng năm 2013 cho thấy, gần 65% người mù ở Vĩnh Châu là do đục thủy tinh thể ở người già, trên 8% người mù do bị đục thủy tinh thể từ các nguyên nhân khác, 27% người mù còn lại là do sẹo giác mạc, loét giác mạc, mù do bệnh nổ mắt, quặm mi, teo nhãn cầu, bị võng mạc dịch kính...
Nhiều người khi mới bị bệnh về mắt đã không điều trị kịp thời, để lâu ngày không chữa trị hoặc tự ý điều trị bằng lá cây đắp lên mắt dẫn đến bệnh càng nặng thêm.
Cũng theo Sở Y tế Sóc Trăng, có đến 98,7% người dân bị mù thường xuyên sử dụng nguồn nước chưa được xử lý trong sinh hoạt hàng ngày.
Trao đổi về tình hình người mù ở Vĩnh Châu, bác sỹ Trần Thanh Phong, Trưởng trạm Y tế xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu cho biết nguyên nhân chính của thực trạng này là do ảnh hưởng của vấn đề vệ sinh môi trường, người dân chưa có ý thức tốt về công tác phòng bệnh nên khi bị bụi bay vào mắt không vệ sinh đúng cách, gây viêm nhiễm lại không chữa trị kịp thời dẫn tới ảnh hưởng thị giác.
Ông Phan Tấn Phát, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Châu (cũ), nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Sóc Trăng khẳng định không có mối liên hệ nào cho thấy số người mù ở Vĩnh Châu cao là do hành tím và do người dân dùng thuốc bảo quản hành tím.
Những năm 2005-2006, thông tin đưa nhiều về vụ “Xóm mù Đại Bái,” những “làng mù” ở Vĩnh Châu…, Sở Y tế Sóc Trăng đã có khảo sát và có công văn gửi về Bộ Y tế khẳng định không thấy có sự liên quan nào giữa người trồng hành, lưu trữ hành, ủ phấn hành và các bệnh về mắt hay tình trạng mù lòa trên quy mô toàn huyện Vĩnh Châu.
Chủ yếu các bệnh về mắt là do các nguyên nhân khác như mù lòa do lớn tuổi, do chấn thương, bụi cát, viêm kết mạc, giác mạc không được xử lý đúng cách, điều trị kịp thời dẫn đến mù lòa.
Trong những ngày gần đây, thông tin đưa nhiều về vấn đề người mù, nhưng chủ yếu là số liệu cũ. Bà Nguyễn Thị Mỹ Nhiên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Vĩnh Châu cho biết, thị xã đã chỉ đạo đơn vị chức năng rà soát lại số người mù trên toàn thị xã, khảo sát nguyên nhân dẫn đến tình trạng mù lòa và sẽ sớm có kết luận chính thức trong thời gian tới.
Trên thực tế, nhiều người bị mù ở Vĩnh Châu cũng khẳng định họ bị mù không phải do nguyên nhân từ hành. Chẳng hạn, bà Lương Thị An, ngoài 70 tuổi ở ấp Đại Bái A, xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu cho biết, bà không làm, nhặt, đóng gói hành, đôi mắt bà chỉ tự nhiên mờ dần rồi không thấy gì. Còn bà Ong Thị Chư, cũng ở xã Lạc Hòa cho biết, bà làm nghề lượm hành đã nhiều năm nhưng theo bà, do bà bị đau bệnh rồi giảm thị lực chứ không phải do lượm hành mà bị mù.
Trước thông tin nông dân sử dụng chất bảo quản hành tím trong đó có thuốc trừ sâu làm tăng tỷ lệ người mù, gây hoang mang cho người tiêu thụ hành tím, thạc sỹ Huỳnh Ngọc Vân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng khẳng định đã cả chục năm nay, người dân không còn dùng chất độc hại để bảo quản, tồn trữ hành, chỉ có hành giống là phải tồn trữ cho vụ sau, người dân có dùng bột đất sét và thuốc trừ sâu trong danh mục cho phép để bảo quản, còn với hành thương phẩm, người dân tuyệt đối không sử dụng.
Cũng theo ông Vân, Vĩnh Châu còn là vùng nuôi tôm. Con tôm vốn rất nhạy cảm với thuốc trừ sâu hay chất độc hại nên nông dân cũng hạn chế dùng thuốc trừ sâu sợ ảnh hưởng đến vụ tôm. Hiện nay, hành tím sau khi được thu hoạch xong cũng được tiêu thụ nên nông dân không phải tồn trữ bảo quản bằng chất độc hại như hàng chục năm về trước./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- ·Citibank triển khai công nghệ bảo mật bằng sinh trắc học giọng nói
- ·Doanh nghiệp chủ động vượt khó
- ·Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Kê biên, ngăn chặn tài sản của 3 người đã chết
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Tòa tuyên án vụ hút hố ga của tiệm vàng làm 2 người chết
- ·Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
- ·Đà Nẵng: Mịt mù Dự án Hòn ngọc Á Châu
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Bắt nhóm thanh thiếu niên đột nhập nhà dân trộm két sắt
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·Vững niềm tin, thêm kỳ vọng bước vào năm mới
- ·Khởi tố đối tượng trộm 8 quả tạ thép của công trình đường dây 500kV
- ·20 năm tù cho gã đàn ông sát hại bé trai vì nghi câu trộm cá
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Cổ đông HDBank nhận cổ tức 10%
- ·Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đứng đầu xuất khẩu thủy sản
- ·Điều tra dòng tiền dồn dập về tài khoản của 'cô đồng bổ cau đúng nhận sai cãi'
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·Vụ thi thể trong vườn điều: Bắt nghịch tử sát hại mẹ