【maccabi】Sai tên thuốc, dễ mất mạng
Nhầm lẫn vì bất cẩn
Chuyện khó tin: Đầu tháng 12/2013,ênthuốcdễmấtmạmaccabi y tá xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh phát hạt đậu thay vì vitamin A cho trẻ nhỏ. Theo các bác sĩ (BS), có nhiều vụ nhầm lẫn thuốc nhưng các bệnh viện (BV) che giấu. Một BS của một BV tuyến cuối cho biết, trước đây BV này tiếp nhận một bệnh nhân nữ bị chậm phát triển, đôi khi xuất hiện dấu hiệu trầm cảm có loạn thần. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được kê một loại thuốc có hoạt chất risperidone. Loại thuốc này được chỉ định điều trị tâm thần phân liệt và các bệnh loạn thần khác. Đồng thời, thuốc nhằm cải thiện các triệu chứng cảm xúc như trầm cảm, mặc cảm tội lỗi, lo âu.
Vì BS ghi vội, cẩu thả nên nhân viên phát một loại thuốc khác, tên hoạt chất là reserpin, na ná với tên thuốc cũ. Loại thuốc này cũng có dạng viên nén 0,1mg, 0,25mg, 1mg nhưng dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp, giúp tim đập chậm, chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử trầm cảm vì sẽ làm triệu chứng trầm cảm nặng hơn. Sau khi tái khám, BS phát hiện tình trạng bệnh nhân xấu hơn do nhầm thuốc nên đã... âm thầm điều chỉnh lại đúng thuốc người bệnh cần.
Một BS chuyên điều trị ung thư cho biết, có trường hợp khi thực hiện y lệnh bằng miệng, nhân viên y tế đã lấy nhầm thuốc điều trị. Nguyên nhân vì hai loại thuốc này có nhãn mác bên ngoài không mấy khác nhau, tuy có nồng độ, hàm lượng khác nhau. Đơn cử như thuốc Gemcitabine trong điều trị ung thư (phổi, tụy, bàng quang) có hai loại gồm: ống tiêm 6ml (chứa 228mg Gemcitabine HCl) và loại 30ml (có 1.140mg Gemcitabine HCl) nhưng nhãn mác như nhau. Vì vậy, nhân viên y tế phải đọc và nghe rõ hàm lượng cần điều trị là 6ml hay 30ml. Nếu bệnh nhân được chỉ định loại 30ml, mà nhân viên y tế sử dụng loại 6ml thì chưa đủ liều lượng thuốc, có thể bổ sung. Nhưng nếu bệnh nhân được chỉ định loại 6ml mà sử dụng loại 30ml sẽ rất nguy hiểm, bởi chưa có thuốc giải độc nếu quá liều.
Theo khảo sát của phóng viên, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có công dụng điều trị khác nhau nhưng kiểu dáng, nhãn mác gần giống nhau. Hoặc cùng một loại thuốc nhưng khác nhau về hàm lượng lại hoàn toàn giống nhau về bao bì, mẫu mã, do đó phải hết sức cẩn thận khi kê toa, lấy thuốc. Chẳng hạn: vắc-xin Hepavax-Gene TF inj 0,5ml chích cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 10 tuổi thì loại 1ml dùng cho trẻ trên 10 tuổi; thuốc kháng sinh Klamentin và Augmentin thì loại 625mg thường chỉ định dùng điều trị nhiễm khuẩn nhẹ, loại 1g dùng điều trị nhiễm khuẩn nặng hơn.
Một số BS tiết lộ, khi xảy ra cẩu thả do nhầm lẫn thuốc, các BV thường... che giấu. BS chỉ giải thích thuốc không hợp cơ địa người bệnh rồi tự điều chỉnh, ngoại trừ những vụ việc chết người, gây chấn động dư luận mới không thể bưng bít.
Vắc-xin ngừa viêm gan B loại 0,5ml và 1ml tương tự nhau
Phải kiểm tra sau khi truyền y lệnh
PGS-TS-BS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM cho rằng: “Việc lấy nhầm thuốc có phần do hãng dược tạo ra các loại thuốc có mẫu mã, nhãn mác giống nhau, tên hoạt chất na ná nhau. Dù hiện nay, nhiều BV đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc in toa thuốc cho người bệnh để chính xác tên thuốc, nhưng có thể vì quá tải công việc, áp lực bệnh nhân đông nên khi kê toa, những ký tự BS gõ vào phần mềm tên thuốc thì hiện ra rất nhiều loại thuốc có đầu giống nhau. Và do không cẩn thận nên nhấp chuột nhầm vào tên thuốc.
Điển hình là thuốc “Tanakan” và "Tanatril". Nếu Tanakan đơn thuần là thuốc bổ, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ cho người lớn tuổi thì Tanatril lại là thuốc dành cho bệnh nhân bị cao huyết áp. Tương tự, thuốc Rocgel có tác dụng kháng axít, điều trị đau do bệnh thực quản, dạ dày, tá tràng, trong khi thuốc Rodogyl điều trị bệnh nhiễm trùng răng miệng...
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Cục phó Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng, có rủi ro nhầm thuốc vì BS kê quá nhiều đơn thuốc, chữ viết tay khó đọc, chỉ định không rõ ràng, người bệnh quá đông, nhân viên hay luân chuyển, áp lực cao, quá tải, cấp cứu khẩn cấp... Vì vậy, hệ thống y tế cần thiết kế lại để bảo đảm an toàn, hạn chế những sai sót.
PGS-TS-BS Trần Văn Bình, nguyên Trưởng khoa Huyết - sinh học, BV Truyền máu huyết học TP.HCM chia sẻ: Việc lấy nhầm thuốc cho người bệnh, ngoài nguyên nhân do hệ thống ngành y tế còn do nhân viên y tế bất cẩn. Đặc biệt, các BS khi truyền y lệnh cho nhân viên hoặc bàn giao công việc thường nói miệng nên người thực hiện y lệnh (nhất là nhân viên y tế mới vào nghề) viết lại không đúng, nghe không rõ. Do đó, sau khi đã truyền y lệnh, BS phải xem lại hồ sơ.
Đặc biệt, những loại thuốc tiêm phải ghi rõ là truyền tĩnh mạch hay tiêm dưới da, tiêm bắp, vì thuốc khi dùng để tiêm bắp mà tiêm dưới da thì da dễ bị bầm tím, hoại tử. PGS-TS-BS Trần Văn Bình nêu ví dụ: người bệnh không bị loạn nhịp, tim không đập nhanh mà đưa thuốc chống loạn nhịp, thuốc giảm nhịp tim vào chắc chắn sẽ làm rối loạn nhịp, nhịp tim chậm lại. Nguy hiểm nhất là thuốc dùng cho người lớn mà lấy nhầm cho trẻ nhỏ có thể nguy hiểm tính mạng.
Theo các chuyên gia y tế, hội đồng thuốc của BV cần thường xuyên kiểm tra hồ sơ bệnh án, mỗi tháng bình xét một số bệnh án để rút kinh nghiệm và qua đó phát hiện những đơn thuốc sai sót. Những loại thuốc cấp cứu tên giống nhau, thành phần thuốc khác nhau dễ gây nhầm lẫn cần được để riêng, cách xa nhau. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, nhắc nhở BS, nhân viên y tế luôn phải đặt sự cẩn trọng lên hàng đầu.
Theo PNO
Lợn ngậm 'thuốc' siêu tăng trưởng(责任编辑:La liga)
- ·Vụ xây lụi 100 căn biệt thư: Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM nhận trách nhiệm
- ·Thêm siêu phẩm Lamborghini cho cảnh sát Italia
- ·Khó hiểu chiếc ô tô treo lủng lẳng trên cầu
- ·Pha đánh lái siêu đẳng của tài xế xe tải lấn làn vượt ẩu
- ·Bài toán nào cho kinh doanh tập trung sản vật địa phương tại Phú Quốc
- ·Thanh niên vượt ẩu, đâm thẳng người đi ngược chiều té sấp
- ·Trường học cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán có mức phí phù hợp
- ·11 tháng, nhập khẩu 31,5 nghìn ô tô
- ·Xổ số Vietlott: Giải Jackpot 'khủng' hơn 101 tỷ đồng ngày hôm qua vào tay ai?
- ·Tên gọi xe mô tô và xe gắn máy khác hay giống nhau?
- ·Nhà đầu tư BĐS giải thích 5 lý do không thể bỏ qua thị trường Quảng Ninh trong năm nay
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất cho trẻ em trên ô tô?
- ·Tạm đình chỉ hiệu trưởng để học sinh ném dép vào cô giáo
- ·Kinh hãi tài xế buồn ngủ cho “xe công” leo dải phân cách
- ·Check in sang chảnh ở quần thể du lịch có tầm nhìn đẹp nhất Hạ Long
- ·Cách chọn chỗ ngồi an toàn trên các phương tiện giao thông
- ·Ông Jesus N. Arias Jr
- ·Mua xe lần đầu, chọn ô tô cũ hay mới?
- ·VPBank xử lý sao với khoản tài sản thế chấp của Nhật Cường Mobile?
- ·Thú vị xe độ thành Volga Nga từ mẫu BMW 5 Series đời cũ