【lich thi dau bd anh】Bé 4 tháng co giật, sùi bọt mép sau uống thuốc ở phòng khám tư
Khoa Cấp cứu,éthángcogiậtsùibọtmépsauuốngthuốcởphòngkhámtưlich thi dau bd anh Trung tâm Sản Nhi, BV đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận bé gái 4 tháng tuổi, trú tại huyện Lâm Thao chuyển từ tuyến dưới lên với chẩn đoán theo dõi viêm não màng não.
Qua khai thác bệnh sử, gia đình cho biết, 10 ngày trước, trẻ xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng 7-8 lần/ngày, phân màu xanh lẫn dịch nhầy.
Gia đình đưa bé đi kiểm tra tại phòng khám tư nhân, được bác sĩ kê đơn 2 túi thuốc bột màu vàng chữa nôn và đi ngoài, có hướng dẫn kèm theo. Trước đây, chị gái của bệnh nhi cũng có biểu hiện bị bệnh đi ngoài tương tự, đã đi khám tại phòng khám này và khỏi bệnh.
Gói bột màu vàng được bác sĩ phòng khám kê cho bệnh nhi uống (trái) và hướng dẫn sử dụng ghi tay
Sau khi uống thuốc 2 ngày, trẻ hết đi ngoài nhưng xuất hiện tình trạng li bì, ngủ nhiều hơn bình thường. Đến tối 15/5, trẻ xuất hiện tình trạng co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tay co quắp, chân duỗi cứng, được chuyển đến trung tâm y tế huyện cấp cứu.
Trẻ co giật trong vòng 30 phút, được xử trí cắt cơn co giật bằng Dipazepam, thụt hậu môn sau đó chuyển đến Trung tâm Sản Nhi.
BS Nguyễn Phú Thạch, khoa Cấp cứu cho biết, khi nhập viện, trẻ vẫn tự thở nhưng lơ mơ, phản xạ chậm, nhịp thở chậm, tim nhịp chậm, đồng tử 2 bên co nhỏ, phản xạ ánh sáng dương tính, không có yếu liệt thần kinh khu trú.
Từ kết quả thăm khám, bác sĩ chẩn đoán tình trạng co giật của bệnh nhi là do ngộ độc thuốc và được điều trị theo phác đồ, chỉ định các xét nghiệm tìm tác nhân gây ngộ độc. Khi X-quang gói thuốc, phát hiện có hình ảnh cản quang.
Sau 3 ngày điều trị và theo dõi, hiện nay bệnh nhi đã tỉnh, không còn tình trạng co giật, sức khỏe ổn định.
Các bác sĩ xác định tình trạng tiêu chảy của trẻ là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra chứ không phải bệnh lý tiêu chảy và cần điều trị theo phác đồ nhiễm khuẩn tiết niệu.
Để tránh những trường hợp đáng tiếc, BS Thạch khuyến cáo, khi trẻ bị ốm hay có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ nhi khoa và việc sử dụng thuốc cho con phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người dân không tự ý mua thuốc cho con khi bị bệnh. Đặc biệt, bố mẹ không áp dụng đơn thuốc của bé khác với dấu hiệu tương tự cho con, không sử dụng các loại thuốc không rõ nhãn mác, thành phần, nguồn gốc.
Với trường hợp bé gái nói trên, nếu trẻ được khám, chẩn đoán xác định và điều trị tại cơ sở y tế uy tín với đầy đủ trang thiết bị ngay từ đầu sẽ không gặp phải tình trạng đáng tiếc.
Thúy Hạnh
230 người ngộ độc ở Đà Nẵng: Món ăn chay nhiễm vi sinh vật vượt ngưỡng
Ban quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng xác định 230 người ngộ độc ở huyện Hòa Vang do ăn phải các món chay bị nhiễm vi sinh vật vượt mức cho phép.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 12/2013
- ·Nông dân cần chủ động trong sản xuất
- ·Bình Phước: Về đích 50 căn nhà thanh niên nhiệm kỳ 2019
- ·68 năm Thầy thuốc Việt Nam thực hiện lời Bác dạy 'Lương y phải như từ mẫu'
- ·Chơi với trẻ hàng xóm, tôi bị kiện vì tội dâm ô
- ·Đồng Xoài triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng quý 2
- ·Đường sắt tăng cường hàng loạt tàu trong dịp nghỉ lễ 30
- ·Nuôi tôm lót bạt trên ao nhỏ Cứu cánh cho những đầm tôm công nghiệp
- ·'Con người có tổ có tông'
- ·Rà soát 100% thủ tục hành chính còn hiệu lực
- ·Thời gian phục vụ quân đội có được tính chế độ bảo hiểm?
- ·“Canh lửa” mùa khô
- ·Cải cách hành chính phải đột phá từ yếu tố con người
- ·Cần cú hích cho kinh tế tập thể
- ·Vận chuyển xe máy bằng xe khách là phạm luật?
- ·Nâng cao chất lượng phường văn minh đô thị
- ·Ngọc Hiển: Xoá hộ trắng hội viên phụ nữ
- ·Bình Phước: 1.200 phần quà tết tặng Việt kiều Campuchia
- ·Ăn trộm tiền triệu, đến khi bị bắt thì nhận... tâm thần
- ·Khi khoa học