【xếp hạng bồ đào nha】Khi khoa học
Trồng lúa theo mô hình IPM, nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học và ủ thức ăn bằng men vi sinh, nuôi gà an toàn sinh học, hay mô hình nhân nuôi nấm xanh cộng đồng phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá trên lúa... giờ đây không còn xa lạ đối với nhiều nông dân huyện Trần Văn Thời thông qua những lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác được mở thường xuyên ngay tại nhà người dân theo kiểu cầm tay chỉ việc.
Trồng lúa theo mô hình IPM, nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học và ủ thức ăn bằng men vi sinh, nuôi gà an toàn sinh học, hay mô hình nhân nuôi nấm xanh cộng đồng phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá trên lúa... giờ đây không còn xa lạ đối với nhiều nông dân huyện Trần Văn Thời thông qua những lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác được mở thường xuyên ngay tại nhà người dân theo kiểu cầm tay chỉ việc.
Một trong những điển hình áp dụng thành công sản xuất lúa theo mô hình IPM là gia đình ông Ba Thiền (Lâm Văn Thiền, ấp 6, xã Trần Hợi). 20 năm trước, vợ chồng ông Thiền và bốn đứa con từ xã Lợi An dắt díu nhau đến ấp 6 lập nghiệp. Tài sản quý giá nhất của gia đình là chiếc xuồng ba lá cũ kỹ, một người bơi thì một người phải tát nước.
Ông Châu Văn Thuận đang chăm sóc đàn gà nuôi theo mô hình an toàn sinh học. |
Không có đất, gia đình ông Ba Thiền phải cắm lều tạm bợ làm nơi trú ngụ cho các con. Khi đến mùa lúa, ông đi cấy mướn, gặt mướn cho bà con trong ấp, đêm thì giăng câu bắt cá…
Quyết tâm thay đổi cuộc sống, ông nhận khoán 4 ha đất của Nông trường Quốc doanh U Minh để canh tác. “Hồi đó, ở đây đất phải kê lên mới trồng lúa được, ban đất cực khổ lắm. Năng suất lúa rất thấp, một công chỉ chừng mười mấy giạ”, ông Ba Thiền nhớ lại. Ngày làm ruộng, tối đào đìa nuôi cá, gần chục cái đìa xung quanh nhà được vợ chồng ông đào để thả cá mong cải thiện cuộc sống gia đình. Vợ chồng ông làm ngày, làm đêm, chắt chiu từng đồng để sang thêm đất.
Ông Ba Thiền ham học hỏi, hễ ở đâu nghe có lớp tập huấn trồng lúa là ông đăng ký ngay để thoả cơn khát được thu nạp nhiều kiến thức bổ ích cho mình. Chính vì vậy, khi nghe có đề án triển khai nhân rộng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện Trần Văn Thời mở tại các xã trên địa bàn huyện, trong đó có ấp 6, ông không đắn đo đăng ký ngay. Mục tiêu của đề án này là giảm 50% lượng thuốc trừ sâu và 10% lượng phân hoá học trong canh tác vụ lúa.
Lần đầu tiên được tiếp cận với phương pháp trồng lúa mới, còn xa lạ với nông dân, ông Ba Thiền vẫn bán tính bán nghi về hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình mới này, ông sử dụng 1 ha đất trồng lúa theo mô hình IPM, 1 ha trồng theo kiểu truyền thống.
So sánh hiệu quả giữa hai cách làm, ông bộc bạch: “Tôi thấy làm theo IPM được rất nhiều cái lợi. Thứ nhất, giảm một nửa so với cách làm cũ về chi phí phân bón, thuốc men. Thứ hai, không ô nhiễm môi trường. Thứ ba, quan trọng nhất là không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Hơn nữa, tôi để ý thấy nguồn cá đồng tự nhiên phát triển nhiều hơn trước. Lớp học này hay lắm. Tôi không cần hỗ trợ tiền bạc gì đâu, chỉ cần được học thôi”.
“Người nông dân không bao giờ nản lòng với vùng đất khó. Trồng trọt không hiệu quả, không đi tìm phương thức canh tác đúng, lại bỏ ruộng vườn ra đi là thất sách”, đó là cách nghĩ của ông. Từ một người không đất sản xuất, giờ ông Ba Thiền có đến 7 ha ruộng vườn nhờ cách nghĩ này.
Do ít sử dụng thuốc hoá học và sử dụng thuốc không hại đến môi trường nên mặc dù làm lúa vụ hai, đến mùa khô, cá đồng vẫn về đìa cả tấn. Năng suất lúa cao, cộng thêm trồng hoa màu, chăn nuôi nên đời sống kinh tế của gia đình ông Ba giờ khấm khá hẳn lên.
Không riêng cây lúa, hiện nay những lớp tập huấn hiện trường chăn nuôi heo, gà áp dụng kỹ thuật mới đã lan toả rộng khắp trong bà con nông dân. Đầu năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Trần Văn Thời mở nhiều lớp tập huấn hiện trường về nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học, ủ thức ăn bằng men vi sinh tại xã Khánh Lộc và các xã khác trong huyện. Gia đình ông Trần Minh Tàu (ấp Rạch Ruộng B, xã Khánh Lộc) là một trong những hộ được chọn làm nơi thực hiện thí điểm mô hình này. Được Nhà nước hỗ trợ ba con heo giống, mỗi con 20 kg, 150 kg thức ăn, thuốc men, kỹ thuật thì có cán bộ khuyến nông - khuyến ngư của tỉnh mỗi tuần/lần đến hướng dẫn trực tiếp.
Kết quả, heo lớn nhanh, đều, khoẻ mạnh, rút ngắn thời gian xuất chuồng so với trước, chỉ trong vòng ba tháng đạt trọng lượng trên 100 kg/con. “Từ trước giờ tôi mới được tham gia lớp tập huấn nuôi heo này lần đầu tiên. Theo tôi thấy, nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học nhiều lợi ích, ít tốn công chăm sóc, ít tốn điện, nước, nhân công hơn kiểu nuôi truyền thống trước đây”, ông Tàu phấn khởi nói.
Hoà cùng niềm vui với bà con trồng lúa, nuôi heo thì những hộ nuôi gà giờ đây cũng được chuyên môn hoá qua những lớp tập huấn nuôi gà an toàn sinh học tại hiện trường. “Tôi nuôi gà trên chục năm rồi nhưng trước giờ nuôi theo kiểu truyền thống, cũng có xem ti-vi học hỏi kinh nghiệm nhưng chỉ học lóm thôi, làm không đúng quy trình nên gà lớn không đều”, ông Châu Văn Thuận, ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, chia sẻ.
Sau khi tham gia lớp tập huấn nuôi gà an toàn sinh học, ông Thuận nhận xét: “Nuôi theo cách mới này tiện lợi, ít rủi ro hơn. Gà bệnh thì có thú y ở xã, huyện kịp thời chữa trị. Vừa rồi nếu không nhờ thú y kịp thời phát hiện và điều trị đúng thuốc thì bầy gà tôi chết hết rồi. Dùng thuốc đơn giản, rẻ tiền mà mình không biết. Thêm nữa, nuôi theo mô hình mới này ít tốn công chăm sóc và vệ sinh chuồng trại hằng ngày”.
Bà Đinh Thị Hạnh là một trong những hộ ở xã Trần Hợi được tập huấn nuôi gà an toàn sinh học, so sánh: “Lúc trước nuôi theo kiểu truyền thống, thấy gà có biểu hiện bệnh là tôi ra tiệm thuốc tây mua thuốc rồi đổ vô nước cho uống. Còn nuôi theo mô hình này có cán bộ thú y đến tiêm phòng đúng định kỳ”.
“Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời kết hợp với các ngành chức năng mở nhiều lớp tập huấn hiện trường cho nông dân. So với năm 2009 thì hiện nay trên lĩnh vực cây lúa, chăn nuôi, trồng màu có trên 90% người dân được tiếp cận với khoa học - kỹ thuật. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp mở nhiều lớp tập huấn như thế này nhằm giúp nông dân áp dụng khoa học - kỹ thuật tiến bộ vào trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả hơn nữa”, ông Sử Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện, kiêm Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, chia sẻ./.
Bài và ảnh: Kiều Oanh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tình cũ rộng lòng đón em về sau “cơn say”
- ·Tuyên án tử hình kẻ sát hại cô gái 17 tuổi, phân xác bỏ thùng xốp ở Hà Nội
- ·Quảng Bình khai thác sản phẩm du lịch mới để thu hút du khách
- ·Bán trộm 41 con lợn của trang trại lúc nửa đêm
- ·Cựu chiến binh nuôi chim le le, thu nhập hàng trăm triệu đồng
- ·Diễn biến phiên xử vụ gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 291 tỷ đồng ở Cần Thơ
- ·Bảo tồn, phục hồi và phát huy các giá trị di sản văn hóa
- ·Người mua nhà ‘ngã ngửa’ khi tìm đến căn hộ thấy chủ sở hữu là người khác
- ·Tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát trong hoạt động công thương
- ·'Phở số' lần đầu ra mắt tại Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024
- ·Chia tay vì người thứ 3 giàu có
- ·Bắt 2 đối tượng ở Đồng Nai hoạt động ‘lật đổ chính quyền nhân dân’
- ·Ngân hàng cần thân thiện, doanh nghiệp cần minh bạch
- ·Doanh nghiệp lạc quan trước Brexit
- ·Đàn ông từng trải và phụ nữ yếu lòng…
- ·Đón xuân nơi đầu sóng
- ·Rắc rối vụ án Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị lừa hàng chục tỷ đồng
- ·16 Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh
- ·Rắc rối xung quanh tờ di chúc
- ·Bất ngờ dùng dao chém bạn nhậu vì lý do khó tin