【soi kèo kyoto sanga】Đàn Sơn Xuyên
Đàn Sơn Xuyên có mặt hướng về Nam |
Hơn 170 năm trôi qua, ngôi đàn vẫn còn đó, trầm mặc giữa rêu phong, ngay bên con đường Bùi Thị Xuân nhộn nhịp. Đàn nằm lộ thiên, lọt thỏm trong khuôn viên trường tiểu học Phường Đúc với nhiều cây xanh và cỏ dại.
Sơn Xuyên là đàn cúng tế thần núi, thần sông trong từng địa phương, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi. Theo Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, lịch sử các triều đại phong kiến nước ta trước thời Nguyễn chưa thấy nguồn tư liệu nào nhắc đến việc xây dựng đàn Sơn Xuyên. Dưới triều Nguyễn, mãi đến “năm Minh Mệnh thứ 21(1840), các đàn tế “danh sơn đại xuyên” mới được thiết lập”.
Sử liệu có ghi, ở mỗi tỉnh, hằng năm mỗi khi triều đình tổ chức cúng tế xong là triệt giải chứ không làm kiên cố như đàn Sơn Xuyên ở Huế. Riêng về đàn Sơn Xuyên ở phủ Thừa Thiên, được xây vào năm Tự Đức thứ 6 (1853), do quan Thừa phủ tuân lệnh xây cất đàn ở xứ Bộ Hóa Thượng, thuộc xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy (nay thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế).
Đàn xây bó quanh bằng gạch vồ và đá núi, giữa đổ đất nện chặt “mặt hướng về Nam, thờ các vị thần núi cao, sông lớn trong cõi”. Đàn gồm hai tầng: tầng trên đồng tâm rộng khoảng 22x22m, cao hơn 1m; tầng dưới rộng 45x45m, cao gần 0,5m.
Châu bản triều Nguyễn và sách Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ tục biên có ghi về quy định nghi lễ và vật tế lễ ở đàn, năm Tự Đức thứ tư (1851), Bộ Lễ tấu đề nghị thống nhất nghi thức và phẩm vật tế lễ ở các đền miếu: “các nghi lễ, tế phẩm ở các đàn Xã Tắc, Tiên Nông, miếu Hội đồng, đàn Sơn Xuyên và đền thờ thần sông, hơn kém nhau không thống nhất…”.
Năm Hàm Nghi thứ nhất (1885), triều đình nhà Nguyễn quy định về vật tế lễ “4 án ở Đàn Sơn Xuyên gồm 1 con bò ở chánh án, 1 con heo, 1 mâm xôi lớn, 8 mâm quả, hương đèn, vàng bạc, rượu, trầm trà”. Đàn Sơn Xuyên được dựng ở chỗ đất đắp cao, dùng vào việc cúng tế thần núi và thần sông. Một năm tổ chức tế lễ 2 lần vào mùa xuân và mùa thu, các quan Thừa tế đều ăn mặc như lúc đại triều. Ngoài ra, triều Nguyễn còn tổ chức tế lễ tại đàn Sơn Xuyên nhân dịp nhà vua đi tuần thú trở về, năm Đồng Khánh thứ nhất (1886) hay đại lễ Tấn quang, năm Duy Tân thứ nhất (1907).
Châu bản cũng ghi chép triều Nguyễn cho sửa chữa tại đàn Sơn Xuyên. Bản tấu của Bộ Công ngày 15 tháng Tư năm Thành Thái thứ 18 (1906) về việc xin chi tiền tu bổ đàn Sơn Xuyên. Từ đó đến sau năm 1945, không thấy tài liệu nào nhắc đến việc sửa sang cũng như tế lễ ở đàn Sơn Xuyên. Do vào giai đoạn sau, chủ quyền của đất nước ngày càng rơi vào tay thực dân Pháp nên việc cúng tế các thần sông núi cũng không được quan tâm.
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, là một trong 26 ngôi đàn thờ tế các thần núi nổi tiếng và sông lớn (danh sơn đại xuyên) trong nước, đàn Sơn Xuyên Huế có lẽ mang tầm quan trọng về lễ nghi, lại nằm ngay tại vùng đất kinh kỳ nên quy mô xây dựng bề thế hơn cả. Chưa thấy có sử liệu nào ghi chép đàn Sơn Xuyên được xây dựng kiên cố dưới thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Tây Sơn.
Ấn định thời vua Tự Đức thứ 5 (1852), hai tầng đàn Sơn Xuyên được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 8.410m2. Nhưng phần đất này đang thuộc phạm vi quản lý của trường học và nhà dân. Trong khuôn viên Trường tiểu học Phường Đúc hiện chỉ còn tầng trên của đàn nằm nổi khỏi mặt đất, cây cối xanh tươi. Những án thờ chư thần núi sông, bia đá, bài vị đều đã không còn. Thay vào đó là hai bệ thờ bằng bê tông, một điểm hóa vàng mã do người dân địa phương tự xây dựng để hương khói. Đồng thời, để thuận tiện trong việc lên xuống đàn, làm vệ sinh, dọn rác, nhà trường đã bỏ kinh phí xây dựng các bậc tam cấp dẫn lên đàn và lát gạch quanh nơi thờ cúng.
Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Phường Đúc, ông Nguyễn Xuân Cương bày tỏ: nhà trường vẫn luôn giáo dục học sinh về bảo vệ di sản, về ý nghĩa của đàn tế thần núi, thần sông Sơn Xuyên và điện Voi Ré – chứng tích một thời oanh liệt của đội Kinh tượng nhà Nguyễn, di tích nằm trên địa bàn phường. “Để cùng chung tay bảo vệ di sản, các em học sinh cùng giáo viên trong trường cũng thường xuyên nhặt rác, vệ sinh khuôn viên nơi đây. Hy vọng vào một ngày không xa, đàn Sơn Xuyên sẽ được trùng tu, tôn tạo cảnh quan theo đúng nguyên bản dưới thời triều Nguyễn”, thầy Cương nói.
Không nổi tiếng và quan trọng như đàn Nam Giao hay Xã Tắc, đàn Sơn Xuyên mang trong mình ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phản ánh phần nào trách nhiệm, sự quan tâm của triều đình đối với đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; cho thấy sự đa dạng về đời sống tâm linh và khát vọng bình yên của người dân Cố đô. Vì vậy, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đàn Sơn Xuyên là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo lưu các giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc cũng như giáo dục tinh thần cho các thế hệ.
(责任编辑:La liga)
- ·Bác sĩ cảnh báo: Hiểm hoạ khôn lường khi lạm dụng các loại viên uống vitamin
- ·Lãnh đạo Mỹ, Trung điện đàm, thảo luận các vấn đề quan trọng
- ·Ðề nghị thi công kè đồng bộ về độ cao mặt đường và cống thoát nước
- ·Nhà nước phải nắm “quả đấm then chốt” trong nông nghiệp để ứng phó khi biến động
- ·Bảo tồn nguồn lợi thủy sản
- ·Dừng toàn bộ các tuyến vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô trên phạm vi toàn quốc
- ·Tối nay sẽ gỡ lệnh cách ly tại phố Trúc Bạch
- ·Hà Nội “tung” giải pháp giữ mục tiêu tăng trưởng
- ·Xử phạt 142 cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp
- ·Hà Nội: Học sinh khối mầm non đến THCS có thể nghỉ thêm 2 tuần
- ·Vàng trong nước đứng giá, vàng thế giới tăng nhẹ
- ·4 cổ đông ngoại nắm giữ 10,88% vốn tại ngân hàng Sacombank (STB)
- ·Chứng khoán Phú Hưng (PHS): Lợi nhuận 9 tháng giảm tới 93%, đóng cửa một chi nhánh
- ·Hàn Quốc chỉ trích vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên
- ·Mục đích, quan điểm xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Khoa học và Công nghệ
- ·ADB đề xuất hỗ trợ tài chính cho Việt Nam ứng phó COVID
- ·Quốc hội Sri Lanka ấn định ngày tổ chức bầu tổng thống mới
- ·Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm mọi hành vi kỳ thị du khách nước ngoài
- ·Bộ Tài chính lên tiếng về đề xuất thu phí khí thải ô tô, xe máy
- ·Đoàn xe của Tổng thống Guatemala bị tấn công gần biên giới với Mexico