【bảng xếp hạng 3 đức】Dành tiền chống dịch
Trước mắt,ànhtiềnchốngdịbảng xếp hạng 3 đức tiền chi trực tiếp cho công tác chống dịch có thể chưa thiếu, nhưng làm thế nào để có tiền giúp doanh nghiệpvực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện ngân sách có hạn là bài toán khó, rất khó. |
Ít phút trước khi Chủ tịch Quốc hội đưa ra đề nghị trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Phó thủ tướng Vũ Đức Đam báo cáo về tình hình dịch Covid-19, với dự tính trong tình huống xấu nhất, Việt Nam có thể có tới 30.000 trường hợp nhiễm bệnh. Phó thủ tướng không nêu con số cụ thể về chi phí cho phòng chống dịch, song chắc chắn, người dân đều hiểu, đó sẽ là số tiền không nhỏ và chưa thể tính toán chính xác được ngay.
“Trước khi tôi sang đây, Thủ tướng có dặn báo cáo thêm Quốc hội, Thủ tướng sẽ có báo riêng thêm, nhưng chúng ta lường trước kinh tếcả thế giới sẽ rất khó khăn. Việt Nam cũng đặt ra các cân đối lớn, sau đó phải có các gói kích cầu, có biện pháp giải ngân đầu tưcơ bản, đảm bảo an sinh xã hội, trong khi đó phải làm rất nhiều việc như chống hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói ngoài báo cáo.
Trong bối cảnh đặc biệt như vậy, theo một vị Ủy viên Ủy ban Tài chính- Ngân sách, cơ quan giúp Quốc hội "gác cửa" ngân sách, thì đề nghị không chia phần tăng thu ngân sách cho đầu tư của Chủ tịch Quốc hội là "cực kỳ chuẩn và quá cần thiết".
Cân đối ngân sách là quan trọng nhất trong các cân đối kinh tế vĩ mô. Khi số vượt thu lớn sẽ tạo dư địa cho điều hành và trong điều kiện bình thường thì đó là dư địa để cải cách quan hệ tiền lương, để bù đắp bội chi, để rót vốn cho các dự ánđầu tư cấp bách... Song, như Chủ tịch Quốc hội nói, trong trường hợp dịch bệnh có thể kéo dài với diễn biến phức tạp, thì cần có giải pháp để ổn định kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy, cần dành tiền cho chống dịch. Nhưng, chống dịch không chỉ là cấp ngân sách mua khẩu trang hay trang thiết bị y tế, để trang trải chi phí cách ly... mà hành động cấp thiết không kém là hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn có thể hồi sinh, trụ vững trong thời gian tới.
Chính phủ đã tính đến nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có giãn, giảm thuế, giảm lãi suất, giãn nợ các khoản vay ngân hàng... Thế nhưng, như phân tích của vị Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách nói trên, đó là giải pháp cho các doanh nghiệp đang “sống”. Trong khi đó, còn hàng chục ngàn doanh nghiệp đã "chết" và đang “chết” lâm sàng đang tìm mọi cách khôi phục sản xuất, kinh doanh, cùng gần nửa triệu người đã nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp rất cần chuyển đổi nghề nghiệp... hiện rất cần tiền hỗ trợ.
Trước mắt, tiền chi trực tiếp cho công tác chống dịch có thể chưa thiếu, nhưng làm thế nào để có tiền giúp doanh nghiệp vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện ngân sách có hạn là bài toán khó, rất khó.
Chốt sổ ngày 31/12/2019, Ngân sách Trung ương vượt thu trên 32.000 tỷ đồng. Trước kỳ họp tháng 5 hàng năm của Quốc hội, Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc chi tiêu số tăng thu này, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Hiện Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn đang chờ Chính phủ đề xuất phương án chi tiêu khoản tiền trên 32.000 tỷ đồng nói trên.
Cả hệ thống chính trị đang dồn sức dập dịch, bởi đây là yếu tố cốt tử giúp vực dậy nền kinh tế. Hơn một lần, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đồng hành, sát cánh, sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho Chính phủ tập trung triển khai tốt nhất các biện pháp chống dịch.
Quyết định sử dụng những đồng tăng thu ngân sách quý giá sao cho hợp lý, làm sao để Chính phủ có thể thực hiện mục tiêu kép: vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, cũng chính là một cách đồng hành hiệu quả.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vụ 2 máy bay va chạm ở sân bay Nội Bài: Thông tin chính thức từ Cục Hàng không
- ·Hội đồng Đội Trung ương hỗ trợ xây dựng nhà Khăn quàng đỏ tại Phú Vang
- ·Tuyên truyền lưu động phổ biến pháp luật cho bà con Nhân dân vùng biên giới
- ·Áp lực chốt lời T+3 nhẹ, VN
- ·Chính quyền địa phương đóng vai trò “then chốt” trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT
- ·Hướng dẫn thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới
- ·Chứng khoán hôm nay (8/6): VN
- ·Duy trì và “nâng tầm” phong trào Ngày Chủ nhật xanh
- ·Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công
- ·Miami Open 2023: Đòi nợ Tommy Paul, Carlos Alcaraz vào tứ kết
- ·Saigontaxi Group gặt hái thành công từ hướng đi đúng và dám nghĩ, dám làm
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/3
- ·Pedri thông báo tin vui cho MU và Man City
- ·Thị trường chứng khoán phản ứng tích cực trước nhiều giải pháp hỗ trợ
- ·An toàn, trật tự trên chuyến bay Bamboo Airways chở công dân Bình Định từ TP.HCM về quê
- ·Tuổi thọ văn bản quy phạm pháp luật, các luật đang ở mức thấp
- ·Chứng khoán hôm nay (16/5): Cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh, nhưng chưa giúp được VN
- ·“Gỡ nút thắt” đưa thị trường chứng khoán sớm được nâng hạng
- ·Những mục tiêu cụ thể phát triển thị trường lao động đến năm 2025
- ·Chứng khoán hôm nay (27/5): VN