【real sociedad vs almeria】Bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trước phương thức kinh doanh mới
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch xuyên biên giới | |
Giải pháp tổng thể bảo vệ người tiêu dùng | |
Thương mại điện tử phát sinh những vi phạm mới về bảo vệ "thượng đế" |
Chiều 25/10,ảođảmquyềnlợingườitiêudùngtrướcphươngthứckinhdoanhmớreal sociedad vs almeria tại Kỳ họp thứ 4, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Ảnh: Quochoi.vn |
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là hoạt động cần thiết, kịp thời, không chỉ nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong thực tiễn mà còn nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, việc xây dựng Dự Luật, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn gần 12 năm thi hành của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Một số quy định hiện nay chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh – tiêu dùng có tính “truyền thống” mà chưa tính đến mô hình kinh doanh có yếu tố mới, trong điều kiện chuyển đổi số.
Dự Luật xác định các nguyên tắc xây dựng cơ bản, gồm: bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của xã hội, có sự kế thừa, phát triển các quy định hiện hành, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện tại Việt Nam; bảo đảm sự cân bằng trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên cơ sở tăng cường nhận thức và năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Dự Luật hiện có 7 Chương, 80 Điều, được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bám sát 7 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 6/5/2021.
Bộ trưởng Bộ Công thương cho rằng, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Trong nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đều có các cam kết về chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam. Do đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được sửa đổi theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế và khai thác tốt cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do mang lại.
Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng cho biết, trong bối cảnh phát triển của công nghệ thông tin, để kịp thời điều chỉnh và tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố mới, đặc thù, Dự Luật bổ sung một Chương quy định về các giao dịch đặc thù. Trong đó, hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc cung cấp thông tin, giao kết hợp đồng, tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng trong các giao dịch, đặc biệt là giao dịch trên không gian mạng.
Trong Báo cáo thẩm tra Dự Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật. Tuy nhiên, cần lưu ý về sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới; yêu cầu bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; sự phối hợp, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, yêu cầu đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngoài ra, theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cần tiếp tục rà soát để bảo đảm các khái niệm về giao dịch đặc thù thật sự rõ ràng, mạch lạc, đặc biệt là các hình thức bán hàng trực tiếp; nghiên cứu bổ sung quy định phù hợp với nền kinh tế số, môi trường kinh doanh số để bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch điện tử; tiếp tục rà soát các nội dung liên quan, đối chiếu với Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
Về sử dụng thông tin của người tiêu dùng, báo cáo thẩm tra cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về việc chia sẻ thông tin cho bên thứ ba là nội dung phải thông báo cho người tiêu dùng và được người tiêu dùng đồng ý; đề nghị bổ sung cơ chế, hình thức thông báo của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc bên lưu trữ thông tin liên quan cho người tiêu dùng bên cạnh việc thông báo cho cơ quan chức năng sau khi phát hiện sự cố hệ thống thông tin bị tấn công làm phát sinh nguy cơ mất thông tin của người tiêu dùng...
(责任编辑:La liga)
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/6/2018: Rãnh áp thấp suy yếu nắng nóng
- ·Hơn 467,8 triệu cổ phiếu POW lên sàn UPCom từ 6/3
- ·Hải quan Lào Cai: Đi đầu về hiện đại hóa tại địa phương
- ·Doanh thu và lợi nhuận NTW tăng nhẹ
- ·Nổ bình ga khi đang nấu ăn, thai phụ cùng con gái bị bỏng nặng
- ·Man City bị lời nguyền FA Cup giống MU
- ·Hải quan và Cảnh sát biển phối hợp chống vi phạm trên biển
- ·Tổng cục Hải quan lập kế hoạch thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng
- ·Thủ tướng: Phải chuyển hướng tăng trưởng theo hướng xanh, chất lượng
- ·Nghệ sĩ quốc tế dự liên hoan guitar tại Việt Nam
- ·Bến xe, ga tàu tại Hà Nội vắng vẻ dù đã khôi phục toàn bộ các hoạt động
- ·Đề xuất gỡ vướng đối với một số loại hình XNK đặc thù
- ·Phái sinh: Khả năng VN30 sẽ giằng co sau phiên tăng mạnh
- ·Hát mừng năm mới 2018
- ·Bộ Tài chính khuyến nghị để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp an toàn, bền vững
- ·Lịch thi đấu bóng đá Ngoại hạng Anh vòng 34: MU tử chiến Arsenal
- ·Chứng khoán 20/3: Chịu áp lực lớn, thị trường chững đà tăng
- ·Triển lãm 44 tác phẩm mỹ thuật mừng ngày truyền thống
- ·Kon Tum: Điểm dừng chân mới hấp dẫn giới đầu tư bất động sản
- ·Người có liên quan tới Phó Tổng giám đốc JVC bị phạt