【lịch bóng cup c1】Vụ gỡ dải phân cách cứng: Hà Nội có 'mua dây buộc mình'?
Quyết định xây dựng dải phân cách 24 tỷ
Báo Dân Việt đưa tin,ụgỡdảiphâncáchcứngHàNộicómuadâybuộcmìlịch bóng cup c1 Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho biết, từ năm 2010 Sở GTVT Hà Nội bắt đầu lắp hàng loạt dải phân cách cứng trên các tuyến phố Huế, Bà Triệu, Hàng Bài, Xã Đàn, Giải Phóng… để phân làn phương tiện giao thông Hà Nội. Tuy nhiên vào thời điểm đó, không phải ai cũng đồng tình vì cho rằng việc này làm mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông.
“Chỉ vì phương án đó mà có người mắng tôi té tát qua điện thoại. Tôi giải thích với họ rằng, không phải ai tham gia giao thông cũng biết luật, cũng có ý thức tốt. Chính việc phân làn tách dòng phương tiện như vậy góp phần tạo ý thức bắt buộc cho người tham gia giao thông” – ông Tân lý giải.
Sau một thời gian thực hiện phân làn, theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Tân thì ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông đã tốt hơn rất nhiều. Người tham gia giao thông không đi lẫn vào làn của nhau, va chạm giữa các phương tiện giao thông ngày càng ít hơn.
Đặc biệt, tai nạn giao thông nghiêm trọng dẫn đến chết người ở các tuyến phố phân làn không còn xảy ra như những năm trước. Trong suốt 5 năm phân làn, trên các tuyến phố Huế, Bà Triệu không có vụ tai nạn giao thông chết người nào. Lãnh đạo Sở GTVT cho rằng, thành công lớn nhất từ việc phân làn là người dân đã đi đúng phần đường quy định và đã có nhường nhịn nhau.
Gỡ bỏ dải phân cách trị giá chục tỷ
Theo tin tức từ báo Vnexpress, chi gần 24 tỷ đồng thí điểm phân làn trên 12 tuyến phố nhằm tránh ùn tắc và giảm tai nạn giao thông từ năm 2011, nhưng vừa qua, cơ quan chức năng Hà Nội đã dỡ bỏ hàng loạt dải phân làn cứng ở các tuyến phố Giải Phóng, Kim Liên - Xã Đàn. Phần lớn dải phân cách này được làm bằng sắt có sơn phản quang và đặt trên móng xây bằng gạch. Ước tính, cả nghìn mét dải phân làn trên nhiều tuyến phố được dỡ bỏ trong những ngày qua.
Tình trạng đi sai làn, lấn làn trên phố Xã Đàn không được cải thiện sau khi gỡ dải phân cách cứng. Ảnh: Vnexpress
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở Giao thông Hà Nội cho biết, "ý thức chấp hành luật giao thông của người dân đã tăng cao, đặc biệt trên những tuyến có phân làn, tình trạng lấn làn tuy còn nhưng không đáng kể nên Sở đã tháo dỡ dải phân cách cưỡng bức, thay vào đó là những vạch sơn, biển báo hiệu mềm mại, an toàn hơn". Theo ông Tân đến nay, những dải phân cách cứng này sẽ được chuyển về cho bộ phận bảo dưỡng, quản lý, sau đó sử dụng cho các tuyến phố khác.
Ý thức giao thông có thực sự cải thiện?
Sau một thời gian thực hiện phân làn, theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Tân thì ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông đã tốt hơn rất nhiều. Người tham gia giao thông không đi lẫn vào làn của nhau, va chạm giữa các phương tiện giao thông ngày càng ít hơn.
Tuy nhiên, tráivới nhận định của ông Tân, sau khi các dải phân làn cứng được dở bỏ, tình trạng đi sai làn, lấn làn trên phố Xã Đàn không được cải thiện. Tình trạng lấn làn trên đường Giải Phòng còn nghiêm trọng hơn, đặc biệt vào giờ cao điểm.
Theo một số cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ ở khu vực này, người tham gia giao thông rất thiếu ý thức, đặc biệt là người đi xe máy, luồn lách vào trong làn xe ôtô. Với lỗi đi sai làn, người điều khiển xe máy bị xử phạt 400.000 đồng, ôtô khoảng 800.000 đến 1.200.000 đồng. Mức phạt này, theo lực lượng cảnh sát giao thông là chưa đủ răn đe.
Trên đường Giải Phóng, đoạn cạnh bến xe Giáp Bát, dải phân cách dài vài chục mét được giữ lại. Tuy vậy, không ít người đi xe máy vẫn lấn sang làn xe ô tô. Đoạn phân cách đặt giữa đường này từng xảy ra nhiều vụ tai nạn và được thay thế hệ thống biển báo và sơn phản quang.
Ông Thiện, hơn 20 năm sửa chữa xe đạp và chạy xe ôm ở gần đây cho biết từ, khi có dải phân làn cứng, tai nạn xảy ra nhiều hơn, thi thoảng sáng dậy lại thấy cột biển báo bị đổ, cong vênh, trong khi người tham gia giao thông vẫn lấn làn. "Nói chung lắp đặt dải phân làn không cải thiện được tình hình giao thông mà tốn kém tiền của nhà nước", ông Thiện trao đổi với báo Vnexpress.
Lãng phí hay không lãng phí?
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Xuân Tân trong cuộc trao đổi với báo chí ngày 29/1. Ảnh: Infonet
Trước ý kiến cho rằng, việc bỏ ra hàng chục tỷ đồng để phục việc phân làn, phân luồng phương tiện, nay lại dỡ bỏ dẫn đến lãng phí tiền của nhà nước, ông Nguyễn Xuân Tân khẳng định, việc dỡ bỏ không hề gây lãng phí. "Toàn bộ mũi tên phản quang, vỉa ba-toa sau khi được thu hồi từ những tuyến phố này sẽ được lắp đặt tại các tuyến phố khác mà tình hình giao thông còn lộn xộn. Trong đó, ưu tiên cho những tuyến phố xuyên tâm, giao cắt với vành đai 1, 2, 3 có mật độ tham gia giao thông đông đúc, diện tích mặt đường đủ lớn để lắp đặt dải phân cách cứng", VTC đưa tin.
Tuy nhiên, trao đổi với PV báo Dân Việt, chuyên gia giao thông – TS. Nguyễn Xuân Thủy cũng khẳng định, việc phân làn là chủ trương đúng đắn, được nhiều nước áp dụng. Song ở các nước có khác là họ phân làn ở những tuyến đường rộng, còn chúng ta lại phân làn ở những tuyến chật hẹp, dẫn đến không hiệu quả.
Ngoài ra TS. Thủy cũng cho rằng: “Đồng tiền của người dân đóng góp đã bị lãng phí một cách vô ích. Mấy chục tỷ đồng thực hiện phân làn trong thời gian qua đã vứt qua cửa sổ. Việc này cũng lãng phí như dỡ bỏ cầu vượt đường bộ. Lý do làm dải phân cách cứng góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông cũng chỉ là ngụy biện. Bởi tại những đoạn đường trước và sau khi bỏ phân làn, các phương tiện vẫn đi vào phần đường của nhau”.
Thái Hà(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đài Loan cấp lại visa Quan Hồng, rộng cửa du lịch cho du khách Việt
- ·Mỹ phẩm chăm sóc da chứa thủy ngân có thể gây ung thư da, tử vong
- ·Nghi vấn giả mạo nguồn gốc xuất xứ “made in Japan” của bộ mỹ phẩm TBD?
- ·Tiếp vụ 'lùm xùm' của Sao Thái Dương: Hiệu quả thực sự của sản phẩm Kovir ra sao?
- ·Các hãng xe ô tô sẽ đồng loạt lắp trang bị cảnh báo bỏ quên trẻ em
- ·Tem niêm phong của iPhone 13 có thể làm giả dễ dàng
- ·Các cuộc tấn công lừa đảo trên mạng ngày càng gia tăng
- ·Sử dụng năng lượng mặt trời để 'biến' vi sinh vật thành lương thực
- ·5 kỹ năng thiết yếu giúp phụ nữ khởi nghiệp
- ·Nhận diện các thủ đoạn nhập lậu, buôn bán bánh Trung thu kém chất lượng
- ·Hapro đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2018 với 3 mặt hàng chủ lực
- ·An Giang: Thu giữ lượng lớn phân bón không rõ nguồn gốc, vi phạm nhãn hàng hóa
- ·Nghi vấn giả mạo nguồn gốc xuất xứ “made in Japan” của bộ mỹ phẩm TBD?
- ·Ngăn chặn, xử lý các vụ gian lận thương mại các mặt hàng thiết yếu
- ·Giá đất TP HCM liệu có tiếp tục leo thang năm Kỷ Hợi?
- ·Thuốc trị Covid
- ·Thu giữ lô sữa tắm giả nhãn hiệu Tesori d'oriente
- ·Cảnh báo website quảng cáo TPBVSK Cao ban long Sibiri sai quy định
- ·Xổ số Vietlott: Giải Jackpot Mega 6/45 gần 16 tỷ ngày hôm qua có tìm thấy chủ nhân?
- ·Cảnh báo dùng mỹ phẩm kém chất lượng ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng