【bóng nhựa.net tv】Doanh nghiệp dệt may còn thờ ơ với “tài sản vô hình”
Chưa chủ động
Theệpdệtmaycònthờơvớitàisảnvôhìbóng nhựa.net tvo ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN kiêm Cục trưởng Cục SHTT, SHTT là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng. Tuy nhiên, việc sử dụng, khai thác cũng như định giá tài sản ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Nhiều DN trong ngành dệt may chưa thực sự nhận thức rõ vai trò của SHTT là một công cụ quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan Nhà nước cũng chậm ban hành những cơ chế hỗ trợ như định giá, thương mại hóa loại sản phẩm này. Do đó, chưa đưa SHTT trở thành một ngành kinh tế, có đóng góp giá trị cao cho DN.
Số liệu đưa ra tại hội thảo “Sử dụng công cụ SHTT để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” diễn ra mới đây tại Hà Nội cho thấy, trong số 49 công ty thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam chỉ có 30 công ty đăng ký nhãn hiệu với tổng số nhãn hiệu được đăng ký là 266 và 19 công ty còn lại chưa đăng ký nhãn hiệu và không có bất cứ đăng ký bảo hộ nào về sáng chế và kiểu dáng công nghiệp. Các đơn vị đăng ký nhãn hiệu tập trung vào logo của DN, sản phẩm may mặc; hầu như không có đơn đăng ký nhãn hiệu của sợi và vải. Trong số các DN đã đăng ký nhãn hiệu, có số ít các DN có đơn đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài như Phong Phú, Việt Tiến, May 10…, còn lại các DN chủ yếu tập trung đăng ký nhãn hiệu tại thị trường trong nước.
Nói về thực tế này ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục SHTT cho biết, các DN này thường chỉ chú trọng khâu sản xuất, còn khâu tiêu thụ phó mặc cho các đại lý, đối tác kinh doanh. Tranh chấp xảy ra khi các đại lý này đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại và coi như nhãn hiệu của mình. Trước đây, thông tin đại chúng đã nhiều lần đề cập đến các DN Việt Nam phải đối mặt với vấn đề bị các công ty nước ngoài ăn cắp hoặc nhái nhãn hiệu trên thị trường quốc tế, kéo theo đó là hàng loạt các vụ tranh chấp thương hiệu diễn ra như SABECO ở thị trường Singapore; Vinataba ở thị trường châu Á; Biti’s, kẹo dừa Bến Tre ở Trung Quốc; bánh phồng tôm Sa Giang ở Pháp; Trung Nguyên ở Nhật, Mỹ và đặc biệt là ở thị trường Mỹ với các thương hiệu lớn của Việt Nam như PetroVietNam, Vifon, Saigon Export, Việt Tiến... Mất nhãn hiệu không chỉ là mất đi thị trường, mất bạn hàng, mất thương hiệu mà sẽ thiệt hại, tốn kém rất lớn cho các DN.
Điều đáng báo động với nhiều DN nước ta, kể cả những DN lớn là vẫn còn “thờ ơ” với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài. Theo con số thống kê của Cục SHTT, chỉ có khoảng 1.000 nhãn hiệu của các DN nước ta được đăng ký ở nước ngoài. Đây là con số quá nhỏ so với thực tế tình hình XK của nước ta hiện nay.
Ông Lại Tiến Mạnh, đại diện của Brand Finance tại Việt Nam cho rằng, “tài sản vô hình” tạo giá trị đáng kể cho DN. Tuy nhiên, nó là một khu vực ít được chú ý nhất trong quản lý. Chỉ có 38% DN Việt Nam quan tâm đến “tài sản vô hình”, điều này cho thấy thương hiệu cần phải được chú trọng nhiều hơn trong việc thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh tổng thể.
Cần đầu tư, sáng tạo
“Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), muốn nâng cao năng lực sản xuất, giữ vững và mở rộng thị trường, thì một trong những công cụ quan trọng là SHTT. Dệt may cũng như các sản phẩm hàng hóa khác đều có thể bị làm giả, làm nhái ở trong nước và quốc tế. Vì vậy, SHTT là công cụ hữu dụng để bảo vệ cho DN. DN cần bảo hộ quyền SHTT cả ở trong nước và nước ngoài vì quyền SHTT chỉ có giá trị trong phạm vi lãnh thổ. Khi đăng ký bảo hộ SHTT tại các nước sở tại, nếu sản phẩm của DN bị xâm phạm, lúc đó, DN Việt Nam sẽ được hệ thống luật pháp của nước đó bảo vệ. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là ý thức và sự hiểu biết của các DN. Khi DN nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu thì nhãn hiệu sẽ được đăng ký ở nước ngoài và ở những thị trường XK quan trọng”, ông Lâm nhấn mạnh.
Ông Lâm cũng cho rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may, các DN trong ngành cần đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới sáng tạo để thiết lập, bảo vệ và khai thác quyền SHTT. Cụ thể, các đối tượng SHTT cần tập trung vào ba yếu tố. Thứ nhất là kiểu dáng công nghiệp, DN cần nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra các sản phẩm thời trang, mẫu vải mới… Đăng ký sở hữu công nghiệp để ngăn cấm người khác khai thác kiểu dáng công nghiệp. Thứ hai là sáng chế. Giải pháp sáng tạo mang tính kỹ thuật - được bảo hộ bởi Bằng độc quyền sáng chế là biện pháp công nghệ hữu hiệu để DN dệt may vươn lên trong quá trình cạnh tranh. Việc đăng ký và sử dụng sáng chế còn giúp thu hút các đối tác kinh doanh và các nhà đầu tư. Thứ ba, nhãn hiệu - là phương tiện điển hình nhất để phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của một nhà sản xuất/ nhà cung cấp dịch vụ với các sản phẩm/ dịch vụ cùng loại của đối thủ cạnh tranh, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng.
Theo ông Nguyễn Sỹ Cương, Trưởng ban Kỹ thuật Công nghệ- Tập đoàn Dệt may Việt Nam, để tạo điều kiện tốt nhất cho các DN trong ngành sử dụng công cụ SHTT, cơ quan quản lý cần rút ngắn thời gian chờ để đăng ký nhãn hiệu (hiện đang là 12 tháng), bởi sản phẩm dệt may mang tính thời trang. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ DN trong lĩnh vực SHTT. Đặc biệt, một mặt cần xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái; mặt khác, truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong nhận diện hàng giả, hàng nhái…
Chia sẻ kinh nghiệm trong bảo vệ sản phẩm của mình, ông Thân Đức Việt, Phó Tổng giám đốc Công ty May 10 cho biết, hiện tại đơn vị đang đào tạo đội ngũ thiết kế nhiều kinh nghiệm, sáng tạo không ngừng và thay đổi liên tục mẫu mã nhằm đưa tốc độ sản phẩm ra thị trường nhanh nhất để các DN khác có nhái lại mẫu mã thì cũng đã cũ, lỗi mốt. Đồng thời, công ty cũng áp dụng công nghệ để truy suất sản phẩm bằng mã vạch, tem chống hàng giả, sợi chống hàng giả dệt vào nhãn sản phẩm để nhận biết hàng do mình sản xuất. Bởi ngoài việc người tiêu dùng cần thông minh hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm thì chính các DN phải tự bảo vệ nhãn hiệu và thị trường của mình trước sự sôi động của nền kinh tế thế giới.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá heo hơi hôm nay 6/6/2024: Mất mốc 70.000 đồng/kg
- ·Viettel Construction (CTR) doanh thu quý III/2022 đạt mức mức kỷ lục kể từ khi hoạt động
- ·VinFast nhận 135 triệu USD tài trợ xanh từ Ngân hàng ADB
- ·Xăng dầu tăng giá tiếp tục đẩy CPI tăng cao, lạm phát 6 tháng ở mức 2,44%
- ·Giá vàng hôm nay 18/8/2024: Vàng miếng SJC tăng 1,5 triệu đồng trong tuần
- ·Meta giải thể bớt văn phòng để tiết kiệm chi phí
- ·Nghịch lý công nghiệp dược: Doanh nghiệp trong nước gia công với nhau
- ·Thiết bị điện Gelex (GEE) sắp chi 300 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2022
- ·Thật khó để thú nhận mình không còn ...
- ·Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) chào bán hơn 267 triệu cổ phiếu cho cổ đông
- ·Đám cưới rước dâu bằng 100 xe đạp điện
- ·Ước mơ trở thành bác sĩ
- ·Cảnh báo gián đoạn chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến Việt Nam
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đà Nẵng đang biến cái không thể thành có thể
- ·Phần đất lớn chia cho con mẹ hai…
- ·Bán kết Miss Universe: Phạm Hương xứng đáng là Top 5 ứng viên hàng đầu
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đà Nẵng đang biến cái không thể thành có thể
- ·Hyundai Mobis ra mắt 2 công ty con sản xuất phụ tùng ô tô với tổng vốn đầu tư gần 50 tỷ USD
- ·Đi đêm vi phạm luật, CSCĐ có được thu tiền phạt?
- ·Tiết lộ danh tính người trao vương miện cho Hoa hậu Việt Nam 2016