【soi keo meo cuoc】Cần có cơ chế pháp luật ràng buộc vai trò, trách nhiệm của môi giới bất động sản
Quản chặt “cò” bất động sản Thị trường môi giới bất động sản ở mức “báo động” Áp dụng chuyển đổi số nâng cao năng lực của nghề môi giới bất động sản |
Lao động từ các ngành nghề khác gia nhập vào làm môi giới với tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Ảnh: Internet |
Môi giới BĐS, nghề gần như không có rào cản
Theo Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam (VARS), trong nhiều năm qua, theo Luật Kinh doanh BĐS 2014, các chủ đầu tư dự án BĐS được tự quyết định phương thức đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng.
Mỗi năm, các nhà phát triển, chủ đầu tư BĐS tạo ra hàng trăm ngàn sản phẩm, nhưng song song với đó, thời gian trước đã có không ít các công ty BĐS “nói một đằng, làm một nẻo”, lập ra "dự án ma", đưa ra thị trường những sản phẩm nhập nhèm về điều kiện bán hàng hoặc thiếu các thủ tục pháp lý… rồi sử dụng chiêu bài “chim mồi" và hiệu ứng đám đông để câu khách hàng. Hậu quả đã để lại là gây nhiều bất ổn cho thị trường BĐS Việt Nam với những vụ khách hàng, nhà đầu tư khiếu nại, kiện cáo, tranh chấp, biểu tình….
Sau hàng loạt dự án “ma” bị xử phạt, các cơ quan quản lý nhà nước liên tục đưa ra văn bản cảnh báo, tỉ lệ nhà đầu tư đã không còn mặn mà với các “gọi mời” từ các công ty môi giới ngày càng cao.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngay cả khi thị trường đang khó khăn, vẫn rất nhiều người bị “lùa" với các hình thức lừa đảo tinh vi hơn. Điển hình mới đây nhất là vụ lừa đảo của Công ty Lộc Phúc.
Các vụ việc kéo dài từ năm này sang năm khác, với phương thức kinh doanh BĐS “ma” như kiểu đa cấp với số nạn nhân lên đến hàng ngàn… là hệ lụy do thiếu hiểu biết, là thiệt thòi do thị trường và pháp luật hiện hành đang thiếu cơ chế ràng buộc đối với các đối tượng trung gian tư vấn, cung cấp thông tin sản phẩm, dự án BĐS.
Thực tế hiện nay, dù có các quy định xử phạt, môi giới BĐS vẫn là ngành nghề gần như không có rào cản khi gia nhập hay rút lui, mọi người, mọi chủ thể, mọi cá nhân đều dễ dàng tham gia. Tại nhiều điểm sốt đất, các công ty môi giới BĐS vẫn mọc lên như nấm sau mưa, các thông tin cung cấp thiếu không kiểm chứng.
Lao động từ các ngành nghề khác gia nhập vào làm môi giới với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, từ xe ôm, người bán nước tới công chức nhà nước... đều có thể tham gia kết nối thực hiện giao dịch. Dù không phải là lực lượng môi giới BĐS đúng nghĩa nhưng các đối tượng này lại có thể tạo ra những giao dịch nhanh chóng, cũng như lợi dụng thời cơ “thổi giá” nhà đất để chuộc lợi, ôm hàng, lừa đảo khách hàng... gây lũng đoạn thị trường.
Cần căn cứ đánh giá trách nhiệm liên đới khi giao dịch xảy ra vấn đề
Theo VARS, luật pháp hiện hành đã có các quy định xử phạt môi giới BĐS không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác hồ sơ, thông tin về BĐS cũng như kinh doanh dịch vụ môi giới mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hết hạn. Tuy nhiên, mức phạt không cao, dao động chỉ từ 10-25 triệu đồng, hơn nữa cũng chưa có quy định cơ quan nào quản lý, phản ánh ở đâu với ai, phạt xong thì có tiếp tục hành nghề hay không...
Để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư hoặc người mua nhà, VARS khuyến nghị, cần có cơ chế pháp luật ràng buộc về vai trò, trách nhiệm của môi giới BĐS trong việc tư vấn, cung cấp thông tin. Tất cả những người hành nghề tư vấn môi giới cho khách hàng phải hoàn thành đúng, đủ các quy định trước khi hoạt động, trong đó bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề môi giới.
Chứng chỉ này sẽ được mã hóa, số hóa dưới hình thức thẻ hành nghề, hình thành hệ thống thông tin dữ liệu để cơ quan Nhà nước quản lý. Người có thẻ sẽ là người giao dịch cuối cùng, xác nhận thông tin cần thiết tư vấn cho khách hàng; mã thẻ sử dụng khi ký hợp đồng sẽ là căn cứ để đánh giá trách nhiệm liên đới khi giao dịch xảy ra vấn đề và như vậy người hành nghề bắt buộc hoạt động nghiêm túc, có uy tín. Đây là cách góp phần chuyên nghiệp hóa cho nghề môi giới BĐS Việt Nam trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, cần bổ sung vào Luật Kinh doanh BĐS các điều khoản cụ thể về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về BĐS và môi giới BĐS. Điều này không chỉ giúp Nhà nước trong việc quản lý, giám sát thị trường BĐS, tiết kiệm ngân sách quốc gia, mà còn rất phù hợp với chuẩn mực pháp luật của nhiều quốc gia.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của VN đạt 7,2% năm 2023
- ·Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
- ·Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số tạo đà phát triển kinh tế
- ·Mỹ dùng trí tuệ nhân tạo phân biệt bẫy cá và chất nổ dưới đáy đại dương
- ·Doanh nghiệp tăng tốc hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh
- ·Chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá về chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý
- ·OceanBank đổi tên thành MBV và có lãnh đạo mới từ MB
- ·Thị trường truyền thông số Việt Nam: Cơ hội và những mô hình sáng tạo
- ·Cải cách thể chế trong quản lý nợ công tiệm cận thông lệ quốc tế
- ·Runner nước ngoài ấn tượng với giải chạy VPIM 2024 của VPBank
- ·Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo
- ·Lừa đảo giả danh nhân viên gìn giữ hòa bình, cấp bách chống tấn công ransomware
- ·Đổi mới theo "luật chơi" quốc tế, ứng phó biến động trong xuất khẩu
- ·Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược của Việt Nam
- ·Hiệu quả một số loại thuốc được phép sử dụng điều trị COVID
- ·Hệ thống thông tin cơ sở là nét đặc sắc riêng có của Việt Nam
- ·Nâng cấp trang Chống tin giả, cáo buộc người Việt hack máy tính doanh nghiệp Mỹ
- ·Vedan Việt Nam trao nhà cho gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin
- ·Việt Nam thực thi hiệu quả các FTA, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững
- ·Yên Bình: Chuyển đổi số thúc đẩy nền hành chính phục vụ