【kq giao hữu bóng đá quốc tế】Kịch bản giá điện 2021: Tăng 6%, EVN lãi ròng 13.500 tỷ đồng
Kịch bản giá điện 2021: Tăng 6%,ịchbảngiáđiệnTăngEVNlãiròngtỷđồkq giao hữu bóng đá quốc tế EVN lãi ròng 13.500 tỷ đồng
Ở chiều ngược lại, nếu điện không tăng giá, EVN có thể sẽ phải đi vay nợ để trả tiền cho những hợp đồng mua điện bên ngoài, dưới áp lực thanh toán từ đối tác.
Bản báo cáo "EVN Đối diện tương lai: Thời cơ để triển khai đúng cách nguồn điện tái tạo" được Viện kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA) công bố mới đây đã phân tích tình hình tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong 5 năm qua, đồng thời đưa ra 3 kịch bản tăng giá điện trong thời gian tới.
Theo IEEFA, doanh thu thuần năm 2019 của EVN đạt 394.900 tỷ đồng (khoảng 16,9 tỷ USD). Nhưng lợi nhuận của tập đoàn rất khiêm tốn do chí phí mua điện phát sinh hàng năm rất lớn. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2019 của EVN chỉ đạt 3,1% và tập đoàn buộc phải duy trì lãi hàng năm nhờ vào việc tăng giá điện.
Nguồn vốn trong nước cạt kiệt, không thể tiếp cận nguồn vay quốc tế khiến EVN không duy trì được thị phần công suất nguồn điện trên thị trường. Công suất nguồn điện do EVN sở hữu đã giảm từ 61% xuống 52%, gia tăng lệ thuộc vào các nguồn cung từ các dự án độc lập, đẩy chi phí mua điện của EVN sẽ tăng 70,5% từ 2021 đến 2023, chạm mốc 335.300 tỷ đồng - tương ứng 60% chi phí hoạt động của tập đoàn.
"Hệ quả của tình trạng này là thay vì đi vay để mở rộng tài sản nền của bản thân, EVN nay phải đối mặt với nguy cơ nếu giá điện tăngkhông đủ nhanh thì tập đoàn sẽ phải đi vay nợ để chi trả cho các khoản thanh toán IPP ngày một lớn", báo cáo cho hay.
Trong ba kịch bản kinh doanh của EVN được IEEFA đưa ra, biến số nhạy cảm nhất được tính đến của tập đoàn này chính là giá điện. Ở kịch bản thấp, đơn vị này sẽ tăng giá điện2% mỗi năm từ 2021 đến 2023. Mức tăng này sẽ khiến ông lớn ngành điện bị lỗ vào năm 2021 và 2023 do nguồn điện than, khí và năng lượng tái tạo hòa lưới. Dự trữ tiền mặt cũng sẽ bị bào mòn.
Trong khi đó, với kịch bản cơ sở, giá điện trong 3 năm tới đều tăng 3,6%. Mức này giúp lợi nhuận ròng của EVN thổi lên mức 5.200 tỷ vào năm 2021, tăng mạnh nhất vào năm 2022 với hơn 15.000 tỷ đồng.
Ở kịch bản tích cực nhất, giá điện tăng mạnh 6% vào năm 2021, tiếp theo là 2% và 3% vào 2 năm tiếp sau, lợi nhuận ròng và dự trữ tiền mặt của EVN gia tăng đáng kể. Lượng tiền mặt ròng là mà ông lớn ngành điện đạt được vào năm 2021 đã là 13.500 tỷ đồng (579 triệu USD) và tăng tiếp lên 18.800 tỷ đồng (khoảng 800 triệu USD) vào năm 2022 so với kịch bản cơ sở.
Báo cáo của IEEFA còn chỉ ra,tài chính của EVNsẽ ảnh hưởng nếu giá điện không điều chỉnh thường xuyên do thường gặp rủi ro lớn về thủy văn, tiền tệ và nhu cầu tiêu thụ điện. Dẫu vậy, kịch bản tăng giá điện là rất khó, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế và cuộc sống người dân.
Trước đó, giá điệntrung bình thực tế đã tăng 12,6% trong hai năm 2018 và 2019. EVN cũng đã có kế hoạch cho một đợt tăng giá vào đầu năm 2020 nhưng không được Thủ tướng chấp thuận do dịch Covid-19 bùng phát. Cho tới thời điểm hiện tại, đơn vị này vẫn giữ nguyên giá và giảm 10% hóa đơn tiền điện cho khách hàng từ tháng 4 - 7.
Động thái trên đã khiến tài khoản EVN bốc hơi khoảng 6.800 tỷ đồng (291 triệu USD) trong quý II/2020, tương đương 1,7% doanh thu năm 2019.
- ·Hàng nghìn sản phẩm của Con Cưng bị thu giữ: Chuyên gia pháp lý đặt nghi vấn
- ·Xung phong ra tuyến đầu chống dịch
- ·Tập trung kiểm tra, thanh tra phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn
- ·Hà Nội cho phép mở cửa trở lại quán ăn, cắt tóc, gội đầu từ 0h ngày 22/6
- ·Hải Phòng: 2 xe container tông nhau bốc cháy ngùn ngụn khiến 2 người thiệt mạng
- ·Dự kiến đến cuối năm 2022, Long An có 119 xã nông thôn mới
- ·Hyun Bin: 'Vợ con là ưu tiên số 1 sau khi tôi kết hôn'
- ·Ùn tắc ở sân bay Tân Sơn Nhất: Cục hàng không nói gì?
- ·VEPR: Mức tăng trưởng kinh tế 6,7% năm 2018 là hoàn toàn khả thi
- ·Nghệ sĩ tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật: Người đăng đàn xin lỗi, còn lại... lặng thinh
- ·Độc đáo mô hình du lịch, nông nghiệp 5 sao đầu tiên của Việt Nam
- ·Thu hồi sách Báo chí và Truyền thông do bị tố đạo văn
- ·Hướng dẫn bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine phòng COVID
- ·Ra mắt dịch vụ niềng răng trong suốt 5S tại Nha khoa An Phước
- ·Tuần hàng “Made in Vietnam
- ·Cảnh báo ‘hộ chiếu vắc xin’ giả được bày bán tràn lan trên mạng với ‘giá bèo’
- ·Hà Nội thực hiện “Phát hiện kịp thời, thần tốc truy vết, tăng cường xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch
- ·Tự hào đặc sản Gạo Nàng Thơm chợ Đào
- ·Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Nâng cao chất lượng giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trân trọng mọi đóng góp, huy động mọi nguồn lực để sớm có vaccine cho nhâ