【kết quả phần lan】Gỡ nhiều vướng mắc cho EuroCham
EuroCham cho biết,ỡnhiềuvướngmắkết quả phần lan các quy trình trước khi thông quan và giao dịch của các cơ quan phi thuế quan liên quan đến các thủ tục giấy tờ vẫn tiếp tục bị chậm trễ trong thời gian dài và tạo ra gánh nặng lớn về chi phí cho các DN XNK.
EuroCham cũng đề xuất, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, tổ chức và cơ quan Chính phủ liên quan thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về hàng hóa và KTCN cần xem xét sáng kiến GATF về “giải phóng hàng hóa hải quan có điều kiện” thông qua một hệ thống bảo lãnh thông quan hiện đại. Điều này có thể được thực hiện thông qua thủ tục phối hợp liên bộ, đứng đầu là Văn phòng Chính phủ và Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại Quốc gia mới thành lập.
Tổng cục Hải quan cho biết, hiện tại đã và đang có hệ thống Cổng thanh toán điện tử tiếp nhận các chứng từ bảo lãnh điện tử do các ngân hàng thương mại phối hợp thu gửi tới để xử lý và chuyển tới hệ thống thông quan điện tử của cơ quan Hải quan tự động xác nhận thực hiện nghĩa vụ thuế bằng sử dụng bảo lãnh theo quy định tại Thông tư 184/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính.
Về đề xuất của EuroCharm về xem xét thực hiện sáng kiến GAFT về “giải phóng hàng hóa hải quan có điều kiện” thông qua một hệ thống bảo lãnh thông quan hiện đại. Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 194/TTr-BTC ngày 30/11/2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ, theo đó, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thí điểm bảo lãnh thông quan trong thời gian từ 1 đến 3 năm.
Theo EuroCham, Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành không cần quản lý hoặc KTCN đối với hàng hóa NK có giá trị thấp dưới ngưỡng 1 triệu VND được gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Thêm vào đó, cơ chế công nhận chung cần được áp dụng với hàng hóa có nhãn hiệu quốc tế đã được chứng nhận bởi các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu áp dụng quy định KTCN khi các hàng hóa này được NK vào Việt Nam.
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định của Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn, ngoài tờ khai hải quan, tùy từng trường hợp cụ thể người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình giấy phép XNK (đối với hàng hóa XNK phải có giấy phép), văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn KTCN (đối với hàng hóa XNK phải kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra văn hóa). Giấy phép XNK và văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn KTCN do các bộ quản lý chuyên ngành hoặc các tổ chức được bộ quản lý chuyên ngành chỉ định/ủy quyền cấp hoặc do Thủ tướng Chính phủ cấp (trong một số trường hợp đặc biệt) theo quy định tại các Luật chuyên ngành (như Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật Thú y 2015, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật 2013...) và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn.
Việc quy định về quản lý và KTCN đối với hàng hóa XNK thuộc chức năng, nhiệm vụ của các bộ quản lý chuyên ngành, cơ quan Hải quan là đơn vị thực hiện. Cơ quan Hải quan căn cứ chứng từ chuyên ngành do các bộ quản lý chuyên ngành cấp để giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa cho DN. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định về quản lý và KTCN đối với hàng hóa XNK đang còn nhiều bất cập, quy định chưa phù hợp, là trở ngại lớn, kéo dài thời gian thông quan hàng hóa và làm tăng gánh nặng chi phí cho DN XNK như phản ánh của EuroCham.
Nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho DN, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã chủ trì, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK. Tại Quyết định số 2026/QĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các bộ triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK, giảm thời gian thông quan, trong đó có giải pháp: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động KTCN theo hướng tạo thuận lợi cho DN XNK, giảm thời gian thông quan hàng hóa; Thay đổi phương pháp KTCN theo hướng: Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTCN; Chỉ kiểm tra trước thông quan đối với các mặt hàng có mã số HS cụ thể, có tiêu chuẩn/quy chuẩn quốc gia tương ứng; Chủ động thực hiện công nhận chất lượng đối với những mặt hàng có nhãn hiệu nổi tiếng, nhà sản xuất nổi tiếng, có xuất xứ từ nước có yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa.
Trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã chủ động, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách về KTCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và KTCN đối với hàng hóa XNK theo hướng tạo thuận lợi cho DN, giảm thời gian thông quan hàng hóa. Tại dự thảo Nghị định quy định thống nhất các đối tượng được miễn KTCN trước thông quan, trong đó bao gồm hàng hóa có giá trị thấp như kiến nghị của EuroCham. Tại dự thảo Nghị định còn quy định nguyên tắc KTCN như: Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro; Áp dụng thông lệ quốc tế, chủ động thực hiện công nhận chất lượng đối với những mặt hàng có thương hiệu nổi tiếng, nhà sản xuất nổi tiếng, hàng hóa được sản xuất từ nước, khu vực có yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa; công nhận lẫn nhau theo thỏa thuận.
Trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục kiến nghị và đôn đốc các bộ quản lý chuyên ngành khẩn trương thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ giao để giải quyết những bất cập, tồn tại hiện nay về hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK; trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và KTCN đối với hàng hóa XNK và tổ chức thực hiện có hiệu quả khi Nghị định được ban hành.
Cũng theo EuroCham, thời gian tới, Chính phủ, các bộ và Tổng cục Hải quan cần đẩy mạnh thực hiện thủ tục một cửa quốc gia đối với hàng hóa cần giấy phép chuyên ngành dưới sự quản lý của các bộ khác nhau được quy định trong Quyết định 2185/QĐ-TTg ngày 14/11/2016. Thêm vào đó, yêu cầu về hồ sơ gốc hoặc bản gốc cần được loại bỏ, thay vào đó là cho phép sử dụng toàn bộ bản điện tử để toàn bộ quy trình một cửa quốc gia có thể được chuyển đổi thành một nền tảng kỹ thuật số nhanh chóng và hiệu quả, giảm thiểu tối đa nhu cầu can thiệp chủ quan của con người. Chính phủ cũng cần thiết lập chỉ số đo lường hiệu quả công việc rõ ràng cho tất cả các bộ để đánh giá hiệu quả thực hiện, tiến độ triển khai một cửa quốc gia và một cửa ASEAN cũng như phạt các bộ không đáp ứng mục tiêu đề ra.
Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, thực hiện Quyết định 2185/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN. Tính đến ngày 31/12/2017, 11 bộ, ngành đã kết nối triển khai 47 thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia với tổng số 811.847 hồ sơ được khai báo của 18.520 DN. Trong quá trình triển khai, Tổng cục Hải quan đã phối hợp các bộ, ngành xây dựng quy trình nghiệp vụ và chỉ tiêu thông tin theo hướng điện tử, đơn giản hóa và giảm bớt các chỉ tiêu thông tin chứng từ. Hiện tại, các bộ, ngành cũng đang trong quá trình thực hiện rà soát để tiếp tục đơn giản hóa và tạo các cơ sở pháp lý tiến đến thay thế chứng từ giấy bằng chứng từ điện tử.
Theo kế hoạch, trong năm 2018, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) sẽ phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và KTCN đối với hàng hóa XNK làm cơ sở pháp lý thống nhất cho việc công nhận đồng bộ chứng từ điện tử đối với các thủ tục hành chính thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan với vai trò là Cơ quan Thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia 1899 cũng thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành trong việc đánh giá kết quả, tiến độ và hiệu quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia của các bộ, ngành và có cơ chế báo cáo Ủy ban chỉ đạo quốc gia 1899.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lấy chồng mới, đổi họ cho con ra sao?
- ·Thông báo mới nhất về trẻ đầu nhỏ nghi do Zika tại Việt Nam
- ·Giảm bội chi theo lộ trình
- ·TP. Hồ Chí Minh không để thiếu phương tiện đưa người dân về quê ăn Tết
- ·Em không muốn lạc mất anh lần nữa…
- ·Quảng Ninh: Sắp kỷ niệm 80 năm truyền thống công nhân vùng mỏ
- ·Quyết liệt công tác thu ngân sách Nhà nước ngay từ đầu năm
- ·Gõ cửa thăm nhà 'thằng Cò', xúc động danh tính 2 người phụ nữ trên bức ảnh
- ·Mười mấy mối tình em đều dại dột trao thân
- ·Vợ trẻ ngoại tình, ngã vào lòng ông hàng xóm vì vỡ mộng hôn nhân với chồng già
- ·Quá khứ về anh không còn làm em thổn thức!
- ·Bí ẩn ngôi làng tóc bạc ở Trung Quốc: Chuyên gia đến điều tra cũng bạc đầu theo
- ·Cưới cô gia sư xinh đẹp gặp trên xe khách, chàng trai khóc ròng đêm tân hôn
- ·Thủ tướng kỳ vọng Quảng Ninh sẽ là đầu tàu kinh tế
- ·Khai sinh cho con khi bố mẹ không có đăng ký kết hôn?
- ·Học viện Tài chính: Địa chỉ đào tạo uy tín của Việt Nam và quốc tế
- ·Thủ tục sang tên chính chủ cho xe gắn máy như thế nào?
- ·Sẽ ưu đãi cho dự án giao thông tĩnh ở TP. Hồ Chí Minh
- ·Rác ngập ở bãi biển Diễn Thành
- ·Sau cú lừa đau đớn trên mạng, nam bác sĩ mất 360 triệu đồng