【giải giao hữu câu lạc bộ】Không cần thiết phải cho con học chữ trước khi vào lớp 1
Tiết dự giờ về công nghệ tiếng Việt ở Trường tiểu học Hương Vân (TX. Hương Trà)
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương chấm dứt tình trạng học chữ trước khi vào lớp 1,ôngcầnthiếtphảichoconhọcchữtrướckhivàolớgiải giao hữu câu lạc bộ song điều đó xem chừng bất khả thi.
Sợ con thua thiệt
Chưa vào hè mà khắp nơi đều dán giấy luyện chữ vào lớp 1, học kèm lớp 1 với lời quảng cáo khá hấp dẫn: giáo viên về hưu, có thời gian, kinh nghiệm, thậm chí có trình độ thạc sĩ... Nhiều trang mạng xã hội đua nhau giới thiệu các lớp dạy thêm, học chữ… hoặc cung ứng gia sư tại nhà kèm cặp học sinh lớp 1. Ngay trước cổng trường mầm non, nhiều người tiếp thị bằng cách ấn card visit (danh thiếp) vào tay phụ huynh, bất kể con họ đang ở lớp nhà trẻ. Những phụ huynh có con sắp sửa vào lớp 1 bắt đầu âu lo, họ nháo nhác hỏi nhau: “Con chị biết đọc chữ chưa? răng đến chừ mà chưa cho con đi học… Con tui đọc truyện được rồi…”. Tìm giáo viên dạy chữ cho con bỗng chốc trở thành vấn đề “thời sự” ngay trước cổng trường.
Trong câu chuyện của nhiều phụ huynh, có người khá thỏa mãn khi biết “nhìn xa trông rộng”, mới nghỉ hè, con đã ghép được những chữ khó khi cháu chăm chỉ luyện tập. Thậm chí, có phụ huynh còn cho con nghỉ học từ kỳ thứ hai của chương trình mẫu giáo lớn để ép trẻ học chữ, làm toán sớm. Tranh luận về việc có nên cho con học chữ trước hay không, chị Nguyễn Thị Hoa ở đường Điện Biên Phủ (TP. Huế) nói: “Tôi sợ con không đủ sức khỏe nên chẳng muốn con đi học sớm. Nhưng, đi đâu cũng nghe các mẹ kháo nhau, con họ đã biết đọc, biết viết nên tôi sợ con không theo kịp bạn”.
Phụ huynh nôn nóng cho trẻ học chữ trước khiến trong lớp học các em có nhiều “trình độ” khác nhau. Giáo viên khó khăn để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp. Một cô giáo có thâm niên 30 năm dạy học sinh lớp 1 bày tỏ, cô không đồng tình khi phụ huynh cho con học trước. Những em đã biết chữ thường không hứng thú trong giờ học, cứ xin đi ra ngoài và chọc phá bạn. Có hôm, cô phải phát giấy để các em ngồi tô màu, giữ yên lặng khi các bạn tập những nét chữ đầu tiên.
Không cần học trước
Tôi ướm thử anh bạn, có con đang chuẩn bị vào lớp 1 rằng, cháu có học chữ trước không? Anh trợn tròn mắt nhìn tôi ngạc nhiên, không cho học thêm răng lên lớp? Mọi người cho con học chữ trước hết, con mình không học, biết đâu “gà lành, thành gà què”- anh nhúng nhắng. Khi tôi hỏi anh có biết thông tin, chương trình lớp 1 hiện nay học sinh không cần học trước. Anh xua tay như chiều không tin… Hóa ra, chương trình công nghệ tiếng Việt lớp 1 đã bước qua năm thứ 3, sẽ giải quyết cả chuyện học thêm cho con trẻ nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết.
Bắt đầu từ năm học 2015-2016, toàn tỉnh đã áp dụng chương trình tiếng Việt công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại dành cho học sinh lớp 1. Khi các trường mới triển khai, nhiều phụ huynh bất lực vì không biết phương pháp để hướng dẫn con học tại nhà. Họ nháo nhào cho con đi học thêm, mời gia sư về nhà kèm cặp. Đến độ, có trường phải thông báo đến từng phụ huynh lớp 1, không nên cho trẻ học trước vì giáo viên sẽ rất khó sửa lỗi khi các cháu học thiếu phương pháp.
Theo nhiều giáo viên dạy lớp 1, điều kiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn tiếng Việt quy định đối với trẻ vào lớp 1 là không cao. Cụ thể giữa học kỳ 1 học sinh đọc khoảng 15 tiếng/phút; viết khoảng 15 chữ/phút. Cuối học kỳ 1 đọc khoảng 20 tiếng/phút; viết khoảng 20 chữ/phút. Ngay cả chương trình công nghệ tiếng Việt lớp 1 đặt mức yêu cầu cao hơn chuẩn bình thường học sinh vẫn đạt được. Chị Trần Ngọc Ái, có con học Trường tiểu học Phước Vĩnh (TP. Huế) bộc bạch: “Con tôi năm nay học lớp 2 nhưng năm học trước cháu không học thêm. Tôi thấy cháu học chương trình mới nhẹ nhàng, tâm lý thoải mái, vừa đọc, vừa dùng ngữ điệu để diễn giải nên học khá nhanh”.
Chương trình công nghệ tiếng Việt giúp học sinh nắm chắc về nguyên âm, phụ âm, biết chắc chắn một vần, một tiếng cụ thể có thể ghép với bao nhiêu thanh. Chỉ cần học sinh nắm được luật chính tả sẽ viết trôi chảy. “Học sinh không cần phải học trước cũng có thể nắm bắt tốt bài giảng. Các em đều học hai buổi nên những em chưa đạt yêu cầu, giáo viên sẽ ôn luyện từng em một, đảm bảo học sinh đều đạt chuẩn kiến thức. Phụ huynh vẫn chưa yên tâm, giáo viên sẽ phô tô tài liệu để phụ huynh biết phương pháp bày thêm cho con”- Cô giáo Phạm Lê Nguyên Phương, giáo viên dạy lớp 1 Trường tiểu học Trần Quốc Toản (TP. Huế) cho hay.
Hành trang của các em bắt đầu khám phá tri thức không phải chỉ biết đọc, biết viết. Các em cần được chuẩn bị tâm lý, sức khỏe khi tiếp xúc với ngôi trường mới. Người thầy đầu tiên sẽ giúp trẻ có một tư thế ngồi, cầm bút đúng cách. Sau đó, mới tập cho trẻ làm quen với chữ cái và những con số. Quan trọng nhất vẫn là các em cần được trang bị kỹ năng để thích ứng với môi trường tập thể.
Bài, ảnh:Huế Thu
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thông tin về cuộc họp chiều 09/9 về công tác phòng chống dịch lan truyền trên mạng là giả
- ·Vietcombank để ngỏ chỉ tiêu lợi nhuận 2020, lo nợ xấu tăng
- ·Chuyên gia bán dẫn Đài Loan ‘hối hận’ vì làm việc cho hãng đúc chip Trung Quốc
- ·Có nên mua máy sấy quần áo Heatpump?
- ·Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023
- ·100.000 xe hơi ở Việt Nam cài đặt Kiki
- ·Vedan Việt Nam tặng 4 căn nhà cho các hộ nghèo khuyết tật tại tỉnh Đồng Nai
- ·Xe điện VinFast, Porsche, Hyundai, Kia hút người dùng Việt
- ·Quy hoạch Thủ đô Hà Nội cần xác định rõ tiềm năng riêng có, đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng
- ·Vì sao Vinamilk chọn sữa hạt là bước tiến chiến lược tại thị trường Hàn Quốc
- ·BHXH Việt Nam hướng dẫn thu các loại bảo hiểm theo mức lương cơ sở mới
- ·“Bẫy” Forex vẫn hút nhà đầu tư
- ·‘Đại gia’ công nghệ Trung Quốc bất ngờ chia sẻ thuật toán quý hơn vàng
- ·SHB phát hành thành công hơn 500 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 17.558 tỷ đồng
- ·Hà nội lập 5 địa điểm tập kết hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân những ngày giãn cách
- ·EVN khẳng định sai sót ghi số điện chỉ là cá biệt
- ·Hanel vào Top 10 Công ty Công nghệ uy tín năm 2022
- ·Elon Musk: Thế giới cần thêm nhiều dầu mỏ và trẻ sơ sinh hơn nữa
- ·Việt Nam nổi lên như trung tâm sản xuất mới, FDI có thể đạt 38 tỷ USD
- ·Rào cản nào ngăn nhà mạng “lên mây”?