【kqbd c1 chau au】Nhiều chính sách hỗ trợ đối với rừng sản xuất
Nhiều chính sách hỗ trợ đối với rừng sản xuất
Tại Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về chính sách hỗ trợ đối với rừng sản xuất.
Hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng
Đối tượng hỗ trợ gồm: 1- Ban quản lý rừng đặc dụng; 2- Ban quản lý rừng phòng hộ; 3- Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01/01/2019; 4- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; 5- Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê; 6- Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật Lâm nghiệp.
Theo Nghị định, các đối tượng: Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.
Các đối tượng: Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01/01/2019; hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và các đối tượng khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật Lâm nghiệp được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.
Nghị định nêu rõ, kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, xã vùng đất ven biến bằng 1,5 lần mức bình quân theo quy định trên.
Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.
Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Đối tượng: Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn đinh tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
Mức hỗ trợ bình quân 8 triệu đồng/ha. Chi phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được xác định bằng dự toán được duyệt; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là 7% trên tổng kinh phí chi cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hằng năm.
Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
Đối tượng: Chủ rùng là hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiếu số, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất được giao, được cho thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất.
Mức hỗ trợ:
Hỗ trợ một lần bình quân 15 triệu đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng.
Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).
Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo dự toán được duyệt.
Điều kiện được hỗ trợ:
1- Có đất trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; không hỗ trợ đầu tư cho các diện tích đã được nhà nước đầu tư hoặc đã dùng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; không hỗ trợ lặp lại trong một chương trình, dự án.
2- Cây giống để trồng rừng của chủ rừng phải có đủ hồ sơ theo quy định của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
Phương thức hỗ trợ:
Hỗ trợ đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ủy ban nhân dân câp tỉnh giao cơ quan chuyên môn về lĩnh vực lâm nghiệp hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập và làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt…
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2024.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Phúc Long vào TOP Thương hiệu mạnh
- ·Xây dựng Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới
- ·Chủ tịch Quốc hội mong muốn Quảng Nam là hình mẫu phát triển du lịch
- ·Nhận định trận đấu TP.HCM vs CAHN, 19h15 ngày 16.11: Lấy lại thể diện
- ·Rạng rỡ những nụ cười xinh tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An
- ·TPHCM dự kiến thi lớp 10 vào ngày 24 và 25/6
- ·Phát triển ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- ·Thành lập thị trấn Bình Phú và thị xã Chơn Thành
- ·Mỹ: Nền tảng Discord trở thành tâm điểm lộ thông tin mật quân sự
- ·Nhận định trận đấu Hà Nội vs Bình Dương, 19h15 ngày 14.11: Nỗi đau dai dẳng
- ·Mua nệm cao su hãng nào tốt hiện nay
- ·Thủ tướng dự lễ khánh thành tuyến đường cao tốc Vân Đồn
- ·Thủ tướng: 5 nhóm giải pháp để Bình Thuận phát triển xanh, nhanh, bền vững
- ·Đà Nẵng có nữ Phó giám đốc Sở Thông tin
- ·Sau điều chỉnh, giá điện sinh hoạt cao nhất là 3.015 đồng/kWh
- ·Cần tạo môi trường để TP. Hồ Chí Minh lấy lại “tinh thần” năng động, sáng tạo
- ·Chính sách tài chính vì mục tiêu phát triển đất nước
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
- ·Giá vàng hôm nay 23/4: Vàng nhẫn SJC ngang giá thế giới
- ·Gần 100 HLV, trọng tài tập huấn chuyên môn môn võ cổ truyền