【ket qua bong da hang 2 tbn】5 giải pháp trọng tâm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
Công tác hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu thực chất Nền tảng tư tưởng nhất quán,ảipháptrọngtâmnângcaohiệuquảhộinhậpkinhtếquốctếket qua bong da hang 2 tbn xuyên suốt của Đảng là kim chỉ nam để hội nhập kinh tế quốc tế |
Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 5/7/2023 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023 – 2030 xác định mục tiêu chung là thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách lớn đã đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII trong bối cảnh nước ta đang triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030, trong đó trọng tâm là: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; nhanh chóng phục hồi kinh tế vượt qua các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả nhằm thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển, tăng cường sự gắn kết lợi ích với các đối tác và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia.
Mục tiêu cụ thể là chuyển hóa các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được thành kết quả cụ thể trong việc tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế; thúc đẩy phát triển các khu vực kinh tế trong nước, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu; hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật đầy đủ, hiện đại, hội nhập hơn.
Để đạt được các mục tiêu, Nghị quyết đưa ra 5 giải pháp quan trọng: Cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế; Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Thực thi hiệu quả các FTA; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19 và phát triển bền vững; Hội nhập toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng.
Chuyển hóa các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế thành kết quả cụ thể trong việc tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ |
Về cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế, Nghị quyết triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế,... và cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, các thủ tục không cần thiết để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình tra cứu và thực thi.
Xây dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy xây dựng khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát của các lĩnh vực kinh tế - xã hội áp dụng các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới/tích hợp để có chính sách quản lý phát triển kịp thời và phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế số, sáng tạo, khởi nghiệp…
Về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Nghị quyết đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo tính bình đẳng, minh bạch, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh mang đến sự ổn định và dễ dự đoán của chính sách. Đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thực chất hơn để giải quyết triệt để được những vấn đề còn vướng mắc đối với môi trường kinh doanh. Khắc phục tình trạng thiếu kết nối, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đối với từng lĩnh vực phụ trách.
Tích cực triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, du lịch, xây dựng thương hiệu; phát triển thương mại điện tử để tăng cường khả năng giao dịch, tìm kiếm, mở rộng thị trường…
Để thực thi hiệu quả các FTA, Nghị quyết đưa ra giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành; phát huy hiệu quả cơ chế tham vấn giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong quá trình đề xuất, lựa chọn đối tác và xây dựng phương án đàm phán các FTA mới cũng như trong việc tháo gỡ những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu; ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp trong các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh và tiềm năng xuất khẩu.
Tiếp tục thực thi đầy đủ, nghiêm túc các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết trong các FTA; nghiên cứu, đề xuất phương án đàm phán các FTA mới cũng như nâng cấp một số FTA đã ký kết; nghiên cứu và tập trung triển khai có hiệu quả các FTA mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là kế hoạch thực thi các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA và RCEP.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hà Nội yêu cầu kiểm tra thiết kế, chất lượng các trụ cổng trường học
- ·Tiếp tục kiểm tra bảo quản hàng hóa như trước khi có Covid
- ·Chuỗi thực phẩm 3Sạch Food sẽ làm việc với cơ quan điều tra
- ·Hải quan Hà Tĩnh: Chủ động chống dịch, đảm bảo thông quan
- ·An Giang: Phát hiện doanh nghiệp xăng dầu sử dụng tem kiểm định đã hết hiệu lực
- ·“Phải tính nhiều giải pháp chứ không chỉ nghĩ đến giảm thuế xăng dầu”
- ·Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: Đường rộng mở, tránh đi vào 'vết xe đổ'
- ·Cục Hải quan Khánh Hòa: Thu đạt hơn 95% chỉ tiêu phấn đấu nhờ tạo thuận lợi thương mại
- ·Bắt giữ đối tượng nghi ngờ sử dụng giấy tờ giả xin thị thực du học Hoa Kỳ
- ·Dragon Capital Việt Nam hợp tác với Digi Invest Powered By MBBank
- ·WB dự báo Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng châu Á năm 2022
- ·Từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý để chống thất thu
- ·Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh: Hành trình 10 năm xây dựng và trưởng thành
- ·Phụ tải Tết Tân Sửu giảm mạnh, thấp nhất ở mức 12.500 MW
- ·BHXH Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN
- ·Quảng Ninh: Cửa khẩu Ka Long thông quan trở lại sau hơn 3 năm tạm dừng
- ·Tư vấn chính sách thuế: Định dạng và lưu trữ hóa đơn điện tử
- ·Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cơ quan hải quan tăng hơn 17%
- ·Điều chỉnh giá điện: Rà soát các chi phí, đảm bảo đúng quy định
- ·Dự án đầu tư lĩnh vực điện: Vướng mắc về điều kiện hoàn thuế