【bang xep la liga】Vấn đề biên giới với Campuchia: ‘26 mảnh bản đồ Bonne hoàn toàn tin cậy’
Đó là ý kiến của ông Trần Công Trục - nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ trước vấn đề biên giới giữa hai nước láng giềng đã xảy ra thời gian gần đây.
ông Trần Công Trục - nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ
Ông nhận định thế nào về tình hình biên giới giừa Việt Nam và Campuchia thời gian qua?ấnđềbiêngiớivớiCampuchiamảnhbảnđồBonnehoàntoàntincậbang xep la liga
Tình hình biên giới giữa Việt Nam và Campuchia mặc dù “không phải là vấn đề nhạy cảm”( như nhận định của người phát ngôn Chính phủ Hoàng gia Campuchia), nhưng đang bị các đảng phái đối lập ở Campuchia lợi dụng để kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan nổi lên chống phá, đả kích bằng những thủ đoạn rất nham hiểm: Thông tin sai về bản đồ Bonne thể hiện đường biên giới do Pháp sản xuất trước năm 1954 mà giữa Việt Nam và Campuchia đã thỏa thuận dùng làm căn cứ pháp lý để tiến hành giải quyết vấn đề hoạch định biên giới và tiến hành phân giới cắm mốc; khơi dậy quan điểm mơ hồ về cái gọi là “chủ quyền lịch sử”; đòi sửa đổi Điều 2 Hiến pháp Campuchia…
Các đảng phái chính trị đối lập đã mở chiến dịch tuyên truyền rùm beng trong nước và quốc tế xoay quanh những vấn đề nêu trên để mê hoặc, gây hoang mang trong dân chúng và dư luận quốc tế rằng Việt Nam đã đàm phán bất bình đẳng, gây sức ép, lấn đất Campuchia…. Trong khi đó, những thông tin về quá trình giải quyết vấn đề biên giới thời gian qua giữa hai nước không được công bố rông rãi, đầy đủ và chính xác khiến tình hình chính trị Campuchia và tiến trình phân giới cắm mốc biên giới giữa hai nước trở nên hết sức phức tạp, có nguy bị đình đốn vô thời hạn, thậm chí có khả năng xảy ra xung đột vũ trang…
Trước tình hình đó, Việt Nam nên làm gì khẳng định vớidư luận quốc tế là chúng ta không lấn đất của ai và Chính phủ Campuchia hiện tại đã làm đúng khi đàm phán với ta về vấn đề biên giới?
Việt Nam cần tăng cường công tác truyền thông một cách rộng rãi, công khai, minh bạch về quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới giữa 2 nước trong thời gian qua để dư luận nhìn nhận sự thật khách quan khoa học, công tâm, bình đẳng về kết quả mà hai nước đã đạt được cho đến nay.
Chúng ta nên trở lại với quy trình giải quyết vấn đề biên giới đất liền giữa các quốc gia theo thông lệ quốc tế mà hai nước đã thông nhất áp dụng trong quá trình đàm phán về biên giới. Về cơ bản, quy trình này thường trải qua 4 giai đoạn: Thỏa thuận nguyên tắc; Hoạch định; Phân giới cắm mốc; Thỏa thuận quy chế bảo vệ, quản lý biên giới, mốc giới.
Để có được Hiệp ước hoạch định biên giới, các bên phải dựa vào nguyên tắc pháp lý đã chính thức thỏa thuận lấy làm cơ sở để hai bên tiến hành đàm phán hoạch định biên giới. Tức là đàm phán để thống nhất mô tả hướng đi của đường biên giới bằng lời văn và thể hiện hướng đi của đường biên giới được mô tả này lên một bộ bản đồ địa hình tốt nhất mà hai bên đã thông nhất lựa chọn.
Sau khi ký kết và phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới, hai bên sẽ căn cứ vào hướng đi của đường biên giới được mô tả trong Hiệp ước này để tiến hành giai đoạn phân giới cắm mốc. Tức là giai đoạn chuyển đường biên giới đươc mô tả và thể hiện trên bản đồ kèm theo Hiệp ước hoạch định ra thực địa và cố định đường biên giới trên thực địa bằng một hệ thống mốc quốc giới chính quy hiện đại.
Khi hoàn thành giai đoạn phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới (sau khi đã ký xong Nghị định thư xác nhận kết quả phân giới cắm mốc và hoàn thiên các hồ sơ, bản đồ…của từng mốc quốc giới ), hai bên sẽ tiến hành đàm phán ký kết các văn kiện pháp lý để quản lý, bảo vệ biên giới, mốc giới… kể cả vấn đề hợp tác khai thác chung các tài nguyên nằm trên đường biên giới chung, như nguồn nước, việc đi lại, đánh bắt thủy sản trên sông suối biên giới, các cảnh quan, du lịch…
Giới nghiên cứu đã có công trình nghiên cứu nào về lịch sử biên giới hai nước Việt Nam – Campuchia? Tài liệu nào hiện được cho là nguồn chính thống, bằng chứng có tính pháp lý về hiện trạng biên giới hai nước?
Giữa Việt Nam và Campuchia đã trải qua một quá trình thương lượng, đàm phán hết sức nghiêm túc, thiện chí hợp tác, bình đẳng và công tâm. Trước hết hai bên đã thông nhất ký Hiệp ước nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới năm 1983 sau khi đã nghiên cứu, xem xét rất thận trọng quá trình hình thành đưởng biên giới pháp lý trên đất liền giữa hai nước.
Nội dung quan trọng của Hiệp ước này là hai bên thống nhất sử dụng đường biên giới được thể hiện trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 làm căn cứ pháp lý để tiến hành đàm phán hoạch định biên giới. Tất nhiên, hai bên phải căn cứ vào Hiến pháp của mỗi nước để đàm phán thương thảo một cách thận trọng và cầu thị để tìm ra các giải pháp mà hai bên đều chấp nhận được mà không trái với Hiến pháp của mỗi nước.
Công việc quan trọng đầu tiên là chuyên gia kỹ thuật, pháp lý của hai bên cùng nhau nghiên cứu, đối chiếu trên cơ sở các bản gốc và đã loại bỏ một số tấm bản đồ không phải bản gốc, thậm chí cũng đã phát hiện và đã loại bỏ một số tấm bản đồ có sự cạo sửa…Vì vậy, có thể nói, 26 mảnh bản đồ mà hai bên đã thông nhất lựa chọn được ghi nhận trong Hiệp ước nguyên tắc là hoàn toàn đáng tin cậy. Chính vì thế mà hai bên đã thống nhất được về cơ bản nội dung của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985. Tức là đã hoàn toàn thống nhất lời văn mô tả hướng đi của đường biên giới và thể hiện hướng đi đó trên một bộ bản đồ địa hình UTM tỷ lệ 1/50.000 của Mỹ sản xuất.
Hiệp ước hoạch định biên giới trên bộ năm 1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định 1985, ký năm 2005, là những văn kiện pháp lý quốc tế có giá trị cao nhất trong quan hệ biên giới lãnh thổ giữa hai quốc gia có chủ quyền.
Chúng là căn cứ pháp lý duy nhất mà hai bên phải dựa vào để tiến hành phân giới cắm mốc. Tức là công việc tiến hành chuyển đường biên giới được mô tả trong Hiệp ước hoạch định ra thực địa và cố định nó bằng một hệ thống mốc quốc giới chính quy hiện đại.
Đến nay, công tác phân giới cắm mốc đã thực hiện được khoảng trên 80% khối lượng công việc: Đã cắm được các mốc giới ở hầu hết các địa điểm quan trọng như cửa khẩu, nơi có đường giao thông cắt qua biên giới, nơi có dân cư tập trung sinh sống và canh tác, đặc biệt là cắm được cột mốc ở ngã 3 biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia và mốc cuối cùng của biên giới đất liền, mốc số 314 trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen ngày 24/6/2012.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen bên cột mốc phía Việt Nam
Căn cứ vào thủ tục pháp lý có liên quan đến quá trình giải quyết phân định biên giới trên đất liền, kết quả nói trên vẫn chưa đầy đủ cơ sở pháp lý để Việt Nam và Campuchia tiến hành quản lý biên giới theo đường biên giới và mốc giới mới. Trong tình hình đó, việc quản lý và xử lý các tranh chấp biên giới hiện nay giữa hai bên phải được giải quyết trên cơ sở nào?
Đó là câu hỏi cần được giải đáp một cách kịp thời và hợp lý nhất, nếu không muốn để các thế lực chống đối tiếp tục lợi dụng, kiếm cớ để kích động dư luận nhằm phá hoại thành quả giải quyết biên giới giữa hai bên, gây nên tình trạng bất ổn chính trị, xã hội. Trong tình hình phức tạp hiện nay, trước hết, hai bên cần thống nhất cách hiểu và giải thích các văn kiện pháp lý mà hai bên đã thỏa thuận lấy làm căn cứ để xử lý các tranh chấp xẩy ra trong khi hai bên đang tiến hành những phần việc còn lại của quá trình giải quyết vấn đề biên giới.
Các văn kiện pháp lý đó là: Hiệp định về quy chế biên giới giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Campuchia ngày 20/7/1983. Trên danh nghĩa pháp lý thì cho đến nay, Hiệp định này vẫn còn hiệu lực, mặc dù nó đã tồn tại trên 10 năm, với 2 lần mặc nhiên gia hạn theo quy định về hiệu lực của Hiệp định này.
Hiệp định này có 19 điều, trong đó có những điều khoản quy định ranh giới quản lý tạm thời trong khi chờ kết quả giải quyết biên giới mới giữa 2 nước và quy định xử lý các quan hệ xã hội diễn ra trong khu vực biên giới.
Thông cáo báo chí ngày 17/1/1995, đặc biệt là nội dung nêu tại Điểm 8: “Hai bên khẳng định lại lòng mong muốn xây dựng đường biên giới giữa hai nước thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị,ổn định lâu dài, góp phần phát triển quan hệ hợp tác láng giềng tốt đẹp giữa hai nước.
Hai bên thỏa thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay, không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; giáo dục không để nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh trật tự biên giới”.
Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, về mặt pháp lý, giá trị của Thông cáo báo chí không thể thay thế cho Hiệp định quy chế biên giới năm 1983 vẫn đang còn hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là về cơ bản nội dung của chúng không mâu thuẫn nhau. Nghĩa là: Trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề tồn tại về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay, không thay đổi, xê dịch các cột mốc…” Vấn đề là phải hiểu nội dung “duy trì sự quản lý hiện nay…” như thế nào?
Hiện nay, hai bên vẫn còn những nhận thức và giải thích còn khác nhau, xuất phát từ những hoàn cảnh, động cơ khác nhau. Theo tôi, vấn đề mấu chốt là phải thống nhất cách sử dụng đường biên giới được vẽ trên 26 mảnh bản đồ Bonnes tỷ lệ 1/100.000 của Sở địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 đã được nêu tại Điều 1:
“Cho đến khi được hoạch định chính thức, biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia là đường biên giới hiện tại được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Service Géographique de l’Indochine) thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất như quy định ở Điều 1 Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ký ngày 20 tháng 7 năm 1983”.
Như tôi đã nêu ở trên, đường biên giới trên 26 mảnh bản đồ Bonne đã được hai đoàn đàm phán thông nhất lựa chọn và đã chuyển sang bản đồ địa hình UTM của Hoa Kỳ để trở thành nội dung của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 mà hai bên đã chính thức ký kết và phê chuẩn theo đúng thủ tục pháp lý.
Dựa vào hướng đi của đường biên giới đã được vẽ trên bản đồ UTM của Hoa Kỳ kèm theo Hiệp ước hoạch định năm 1985 là đúng đắn và hoàn toàn hợp lý, bởi: Đó chính là đường biên giới của 26 mảnh bản đồ Bonnes đã được hai bên thống nhất lựa chọn một cách thận trong, khách quan. Đặc biệt, là các chuyên gia kỹ thuật bản đồ của cả hai bên đã hợp tác cùng chuyển đổi từ hệ quy chiếu thiết lập bản đồ Bonnes sang hệ quy chiếu xác lập bản đồ UTM theo những phương pháp tính toán đáng tin cậy nhất hiện tại, phù hợp với quy định tại điều 1 của Hiệp định quản lý biên giới nói trên. Trong đó có nêu một điều kiện tiên quyết về thời hạn sử dụng ranh giới quản lý tạm thời là “cho đến khi được hoạch định chính thức”. Điều đó có nghĩa là khi đã hoàn thành giai đoạn hoạch định biên giới thì việc quản lý biên giới về nguyên tắc phải theo đường biên giới được mô tả trong Hiệp ước hoạch định.
Tuy nhiên, trong thực tế việc phân giới cắm mốc chưa hoàn tất, những vấn đề đo đạc tính toán chuyển đường biên giới mô tả trong Hiệp ước hoạch định ra thực địa không tranh khỏi những sai số. Có những khu vực do có nhiều yếu tố tự nhiên và dân cư… mà tạo ta những sai số lớn, thậm chí hai bên cần phải ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định đã ký và có hiệu lực vì những sai số đó, thậm chí không chỉ một lần bổ sung.
Đó cũng là chuyện thường xảy ra trong thực tiễn quốc tế. Vì vậy, khi xử lý những tranh chấp do cách giải thích và áp dụng các quy định nói trên, hai bên phải trên tinh thần cầu thị, hợp tác để cùng nhau đi khảo sát tại thực địa để tìm ra giải pháp thực tế nhất đối với một số khu vực phức tạp mà cách giải thích vận dụng còn khác nhau.
Trong tình hình hiện nay, Việt Nam nên tiếp tục hợp tác cùng với Chính phủ Vương quốc Campuchia trên tinh thần thiện chí hợp tác hữu nghị, láng giềng truyền thống và đặc biệt là phải tuân thủ một cách nghiêm túc các Hiệp ước, Hiệp định đã ký kết theo đúng nguyên tắc và thủ tục pháp lý quốc tế và của mỗi nước, với tư cách là những chủ thể bình đẳng, độc lập trong quan hệ quốc tế.
Hiện nay cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, pháp lý… có liên quan đến vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Tất nhiên, là theo những cách tiếp cận khác nhau xuất phát từ những lĩnh vực chuyên môn khoa học khác nhau của các học giả, nhà nghiên cứu…
Vấn đề cần lưu ý là, để giải quyết những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, thông thường chủ yếu dựa vào các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý để chứng minh. Các nguyên tắc pháp lý được áp dụng phổ biến trong thực tiễn giải quyết tranh chấp biên giới quốc tế hiện tại là cơ sở pháp lý mà các quốc gia dựa vào đó để đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ, tiến hành hoạch định, phân giới cắm mốc chứ không dựa vào cái gọi là “chủ quyền lịch sử” xuất phát từ tham vọng của những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, muôn lợi dụng “lich sử” để phục vụ cho những động cơ chính trị đen tối và phản động của họ.
Công điện mừng kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng ấm áp tình bạn từ Lào, Campuchia
(责任编辑:La liga)
- ·30 người ngộ độc nặng do ăn bánh mì nhiễm khuẩn tụ cầu
- ·Giá xăng tiếp tục tăng, tiến sát mức 25.000 đồng/lít
- ·Lọc dầu Dung Quất sẽ vận hành trở lại vào tháng 7
- ·Tỷ giá USD, Euro ngày 4/11: Kinh tế Mỹ sáng dần, USD tăng giá
- ·Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Mỗi trường một cách tuyển thẳng
- ·Xe nhập đòi giảm lệ phí trước bạ, xe nội lo lắng
- ·Bình Dương dẫn đầu về thu hút vốn FDI
- ·Bản tin Chuyển động Hải quan tháng 1/2020
- ·Sáng 28 Tết, sân bay Tân Sơn Nhất thông thoáng bất ngờ
- ·Bình Dương: Khen thưởng 205 tổ chức, cá nhân nộp thuế tốt
- ·Thiết giáp Mỹ rầm rộ diễu hành hơn 1.700km
- ·Cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thuốc lá điện tử
- ·Ninh Thuận: Nâng chất cho lao động làng nghề
- ·Cục Thuế Nghệ An: Quý I/2019, thu ngân sách tăng 27%
- ·Ngày đầu chấm thi: phổ điểm tập trung từ 5
- ·Nghịch lý xuất bột cá sang Trung Quốc rồi lại nhập về
- ·Ngành Hải quan ban hành kế hoạch phòng, chống tham nhũng
- ·Ninh Thuận thu thuế nội địa tăng 6,8% so cùng kỳ
- ·Hà Nội đề xuất ban hành quy chuẩn PCCC đối với nhà ở riêng lẻ
- ·Chuyển hướng kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu