【bảng xếp hạng thuy si】Đề xuất thay đổi mức hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Đề xuất thay đổi mức hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng. Ảnh minh họa |
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng được xây dựng, ban hành từ năm 2015 theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó mức hỗ trợ chi phí đào tạo cho các đối tượng từ 2 - 6 triệu đồng/người/khóa đào tạo, tùy theo từng đối tượng; ngoài ra, một số đối tượng được hỗ trợ tiền ăn (30.000 đồng/người/ ngày thực học), tiền đi lại (200.000 đồng/người/khóa học)
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng được xây dựng từ năm 2015, đến nay đã gần 10 năm và chưa được điều chỉnh. Hiện không còn phù hợp với tình hình thực tế và biến động về giá cả. Nhiều địa phương, cơ sở (46/63 tỉnh, thành phố) và hơn 30 ý kiến, kiến nghị của Đại biểu quốc hội, cử tri quan tâm kiến nghị tăng mức hỗ trợ chi phí đào tạo, tăng hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho người tham gia học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, đặc biệt là các nhóm đối tượng: Người khuyết lật, lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo...
Có 25/63 tỉnh, thành phố đã xây dựng, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và định mức chi phí đào tạo cho một số nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. So sánh định mức chi phí đào tạo cho từng nghề và mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho thấy: Phần lớn định mức chi phí đào tạo đều cao hơn so với mức hỗ trợ được quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg.
Như vậy, khi thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, người học (phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật) phải đóng bù phần chênh lệch này (trong trường hợp địa phương, cơ sở đào tạo không bố trí hoặc huy động thêm được các nguồn khác để đảm bảo chi phí đào tạo).
Theo thống kê về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, có trên 40% đối tượng được hỗ trợ là người thuộc diện được hưởng chính sách người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người bị thu hồi đất. Đây là nhóm đối tượng có nhiều khó khăn, cần được hỗ trợ đào tạo để nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhằm sớm tìm được việc làm ổn định, tăng thu nhập.
Tại dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất: Người tham gia học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng được hỗ trợ chi phí đào tạo cho 01 khóa học.
Mức chi phí đào tạo cho từng nghề và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng tham gia học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Theo dự thảo, người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ngư dân đánh bắt xa bờ; người có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ; người học là nữ và các đối tượng khác trong các chương trình, đề án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại khi tham gia học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.
Mức hỗ trợ được đề xuất cụ thể như sau: Mức hỗ trợ tiền ăn tối thiểu 50.000 đồng/người/ngày thực học.
Mức hỗ trợ tiền đi lại tối thiểu 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại tối thiểu 500.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú lừ 5 km trở lên.
Dự thảo nêu rõ, mức hỗ trợ tiền ăn, đi lại cụ thể do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, điều kiện từ ngân sách địa phương và khả năng, huy động thêm các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền đi lại cho người học trong thời gian đào tạo.
Hà Nội: hiệu quả của công tác đào tạo nghề và giải quyết việc | |
Để lao động phi chính thức có nhiều cơ hội được học nghề... | |
Người bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm |
(责任编辑:La liga)
- ·Điều chỉnh tăng vốn đầu tư dự án bờ kè sông Vàm Cỏ Tây, đoạn từ chợ cá phường 2 đến cầu mới Tân An
- ·iPhone 5S và 5C giá sẽ là bao nhiêu?
- ·8 kiểu biến tấu từ món ốc béo giòn cho mùa thu
- ·Tùng Dương, Tân Nhàn hát mừng ‘Non nước ngàn năm’
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc giữa tháng 5/2011
- ·Khán giả châu Âu ngạc nhiên với rối nước Việt Nam
- ·Khai mạc chương trình “Tiếng tơ” trong lòng phố cổ
- ·Cắt giảm thời gian khai, nộp thuế: Nhiệm vụ khả thi
- ·Cầu Kênh 28 trên Đường tỉnh 831 sắp được thi công
- ·Mỹ gia tăng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc trong năm 2020
- ·Yêu nhau mấy núi cũng leo
- ·Bưu điện tiếp tục chi trả trợ cấp cho người có công
- ·Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Xử lý hơn 900 vụ vi phạm trong 11 tháng
- ·Thương hiệu Lumia sẽ là của Microsoft
- ·Nẹp inox chữ U: Giải pháp mối nối tối ưu, thẩm mỹ tại Nepgiare
- ·Vở cải lương 'Thầy Ba Đợi' khiến nhiều người rơi nước mắt
- ·Cha mẹ Quốc Cơ
- ·Quy định 21 vi chất dinh dưỡng phải có trong sữa tươi học đường
- ·“Tín dụng đen”: Những con nợ…khốn khổ!
- ·Chung kết Đại sứ hữu nghị Vì hòa bình 2019 thành phố Hà Nội