【diễn biến chính ac milan gặp inter milan】Phạt kiểu Tây: Nữ thẩm phán và hình phạt thức tỉnh nhóm thanh niên
Dưới đây là bài viết của tác giả Nguyên Kan mở đầu Diễn đàn Phạt kiểu Tây - chia sẻ về hình phạt lỗi chưa cấu thành án nặng để phạt tù của thẩm phán bang Virginia,ạtkiểuTâyNữthẩmphánvàhìnhphạtthứctỉnhnhómthanhniêdiễn biến chính ac milan gặp inter milan Hoa Kỳ.
Cách đây 2 năm, báo chí phương Tây thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với một hình phạt "sáng tạo" của thẩm phán bang Virginia, Hoa Kỳ đối với một nhóm thanh thiếu niên vì tội phỉ báng và phân biệt chủng tộc.
35 cuốn sách phải đọc trong 1 năm và thay đổi?
Nhóm thanh thiếu niên đã vẽ graffiti với hình ảnh và ngôn từ mang tính kỳ thị lên bức tường của một ngôi trường cũ - nơi từng được dùng để dạy những trẻ em da đen trong thời kỳ phân biệt chủng tộc.
Thay vì sử dụng các hình phạt hay biện pháp quản chế đối với nhóm thanh thiếu niên này, bà thẩm phán xem đây là một cơ hội giáo dục, để bù đắp cho những thiếu hụt giáo dục của họ.
Bà giao cho nhóm này một danh sách 35 cuốn sách liên quan tới nỗi đau và bi kịch do bất công về chủng tộc mang lại. Các cháu phải đọc trong 1 năm, mỗi tháng phải nộp một bài luận văn dài 3.500 chữ về những hậu quả của nạn phân biệt chủng tộc, kỳ thị và thành kiến.
Ngoài ra, thanh thiếu niên còn được đưa đến thăm Bảo tàng Holocaust (nạn diệt chủng) và một triển lãm bảo tàng lịch sử về các trại giam người Nhật sau trận Trân Châu Cảng.
Hai năm sau, hình phạt của bà thẩm phán đã cho thấy những dấu hiệu tích cực. Các cậu thiếu niên không còn phạm lỗi nữa, chú tâm vào học tập hơn và cư xử tốt hơn, theo lời của những người xung quanh.
Đây chỉ là một trong những câu chuyện về hình phạt "sáng tạo" mà những người thẩm phán ở Mỹ hay nhiều nước phát triển có thể quyết định.
Hình phạt "sáng tạo" không chừa người nổi tiếng
Chủ yếu đối với những tội, lỗi chưa đủ tính nghiêm trọng và chưa cấu thành án nặng để phạt tù, thẩm phán thường dùng đến hình thức "lao động công ích" kèm theo một số hình phạt "sáng tạo" khác như câu chuyện kể trên.
Tòa án cho rằng đây là một dạng hình phạt để những người phạm lỗi chuộc lỗi với cộng đồng, đồng thời để ngăn chặn những tội phạm "tiềm tàng". Những hình phạt về lao động công ích thường dành cho những người lái xe ẩu, phá hoại của công, xả rác bừa bãi, say rượu gây rối và xúc phạm người khác, bằng cử chỉ hay lời nói.
Khi thi hành hình phạt, những người phạm lỗi sẽ phải mặc áo phản quang, có màu đặc biệt và phải làm việc nơi công cộng để ai cũng nhìn thấy.
Cách đây một vài năm, tại Cleveland, Hoa Kỳ, một người đàn ông bị phạt vì tội "bắt nạt" người khác bằng lời nói trong thời gian dài, trong đó có cả đối tượng là trẻ em khuyết tật.
Các hình phạt mà ông ta phải chịu bao gồm 15 ngày ngồi tù, 7 tháng quản chế, 100 giờ lao động công ích, tham gia khóa học quản lý cơn giận. Đặc biệt, ông ta còn phải ở nơi công cộng trong suốt 5 giờ đồng hồ, bên cạnh có tấm biển ghi rõ "Tôi là kẻ bắt nạt và tôi bắt nạt trẻ con bị khuyết tật". Trong suốt 5 giờ đó, ông ta đã phải chịu sự chỉ trích của những người qua đường.
Đến cả những người nổi tiếng cũng phải chịu các hình phạt lao động công ích. Báo đen Naomi Campbell đã phải lao động công ích 5 ngày vì tội ném điện thoại di động vào đầu của người giúp việc.
Lindsay Lohan phải làm việc 125 giờ trong một trung tâm thiếu nhi vì tội lái xe ẩu và nói dối cảnh sát. Ca sĩ nhạc Rap Chris Brown phải lao động trong 1.000 giờ vì tội đánh bạn gái, anh ta có thể chọn dọn đường cao tốc, dọn bãi biển hoặc xóa các hình vẽ trên tường.
...Đến những hình phạt "nực cười"
Ở Việt Nam, những lỗi chưa cấu thành tội phạm thường được xử lý theo một cách rất "nực cười".
Một cô gái bị "cưỡng hôn" trong thang máy, người thực hiện hành động sàm sỡ chỉ bị phạt 200 ngàn đồng. Một nữ cán bộ gây náo loạn, chửi bới ở sân bay, cũng bị phạt 200 ngàn.
Cách đây hàng chục năm, 200 ngàn có thể là một khoản tiền lớn. Nhưng hiện nay, với mức lương tối thiểu gần 5 triệu đồng, 200 ngàn chả đáng là bao.
Chưa kể, với những người như chị cán bộ và người đàn ông trong thang máy kia, 200 ngàn là một hình phạt nực cười. Họ chỉ cần nộp tiền là xong, chẳng hề hấn gì. Vậy thì hình phạt đó có thể gọi là thích đáng, có khiến họ biết điều không tái phạm, có mang tính răn đe người khác hay không? Câu trả lời chắc ai cũng hiểu.
Trong pháp luật Việt Nam, hiện nay chỉ có nghĩa vụ về lao động công ích - tức là bất kỳ công dân Việt Nam nào từ 18 tuổi trở lên cũng có nghĩa vụ tham gia lao động vì cộng đồng, thực hiện các hoạt động chung vì cộng đồng.
Chúng ta chưa có bất kỳ hình phạt nào yêu cầu người phạm lỗi phải tham gia vào nghĩa vụ lao động công ích này. Mọi vi phạm, nếu chưa đủ nghiêm trọng, đều được quy thành tiền, mà đôi khi, khoản tiền phạt lại quá "vui vẻ" như hai trường hợp ở trên.
Đó là lý do tại sao trong những trường hợp này, cộng đồng mạng thường phẫn nộ và liên tục chia sẻ thông tin về những người phạm lỗi; thậm chí đôi khi còn quá khích điều tra về toàn bộ gia đình, người thân của những người phạm tội dù họ không liên quan.
Xấu hổ để không tái phạm
Cá nhân tôi rất ủng hộ nếu hình phạt lao động công ích được đưa vào luật, đặc biệt đối với những tội như lái xe vượt ẩu, xả rác bừa bãi, chửi bới, xúc phạm nhân phẩm người khác.
Khi những người phạm lỗi thi hành án phạt cũng cần được giám sát chặt chẽ, để tránh trường hợp "thuê" người làm hộ, điều mà rất dễ xảy ra ở Việt Nam (đến thi ĐH còn thi hộ được cơ mà).
Tôi tin rằng, không phải điều gì cũng nên "mua được" hay "đổi được" bằng tiền. Xã hội sẽ không văn minh lên nhờ những khoản tiền phạt này, xã hội chỉ có thể thay đổi khi những người phạm lỗi như thế này phải chịu những hình phạt thích đáng, phải biết xấu hổ để không tái phạm, và đồng thời câu chuyện của họ cũng nên là tấm gương để người khác soi lại mình.
Mời bạn đọc chia sẻ kinh nghiệm hay cũng như những đề xuất về hình phạt phù hợp đủ tính răn đe. Bài viết phù hợp sẽ được lựa chọn đăng tải. Bài viết gửi về [email protected]. Trân trọng! |
Công an đề xuất phạt 5 triệu đồng với hành vi sàm sỡ người khác
Bộ Công an đề xuất xử phạt tối đa 5 triệu đồng đối với người có hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục người khác hoặc khiêu dâm, kích dục nơi công cộng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đề thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2018 – 2019 tại Hà Nội
- ·Thường trực Ban Bí thư: Tập trung cao độ phục vụ Đại hội XIII của Đảng
- ·Đề nghị Quốc hội tăng đại biểu chuyên trách cho HĐND TP Hà Nội khóa mới
- ·Đôn đốc triển khai các nhiệm vụ, dự án của chương trình phục hồi kinh tế
- ·Vụ bác sĩ Chiêm Quốc Thái bị chém: Hé lộ số tiền ‘khủng’ vợ thuê giang hồ
- ·Giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong bất kỳ tình huống nào
- ·Chủ tịch Quốc hội: Người dân và doanh nghiệp là trọng tâm trong mọi quyết sách
- ·Thủ tướng yêu cầu thực hiện 4 trọng tâm chống Covid
- ·Lãi suất ngân hàng Vietinbank tháng 12 cao nhất là bao nhiêu
- ·Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai được phong hàm thiếu tướng
- ·Sáng nay khai mạc hội nghị Trung ương 10, khoá XII
- ·Thủ tướng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid 19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc?
- ·Khai mạc phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Bộ GTVT nói gì về nghi vấn cơ trưởng Vietnam Airlines có hành vi buôn lậu?
- ·Chính phủ chỉ đạo hàng loạt nhiệm vụ cho phục hồi, phát triển kinh tế
- ·Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tiếp Đại sứ Ả
- ·Tổng Bí thư: Ứng phó kịp thời trước diễn biến mới của dịch Covid
- ·Chiếm đoạt tiền lắp đặt đồng hồ đo nước: Tham lam và thiếu hiểu biết
- ·Phân tích kỹ cơ hội, đánh giá đúng thách thức của hàng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc