【kết quả bóng đá cruz azul】Kinh tế Việt Nam vẫn thể hiện khả năng chống chịu và phục hồi tốt, nhưng rủi ro đã tăng cao
Lạm phát vẫn được kiềm chế dù giá nhiên liệu tăng
Những diễn biến gần đây của kinh tế Việt Nam và dữ liệu hiện có cho thấy,ếViệtNamvẫnthểhiệnkhảnăngchốngchịuvàphụchồitốtnhưngrủirođãtăkết quả bóng đá cruz azul các hoạt động kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi.
Tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp tăng lên 8,5% (so với cùng kỳ năm trước) từ 2,8% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 1, cho thấy sự cải thiện chung trong hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo.
Đặc biệt, sau khi giảm vào tháng 1, sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học đã phục hồi trở lại, tăng 9,1% (so với cùng kỳ năm trước). Sản xuất trang phục duy trì kết quả tốt với mức tăng trưởng 24,7% (so với cùng kỳ năm trước).
Chỉ số PMI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bật tăng từ 53,7 trong tháng 1 lên 54,3 vào tháng 2, mức cao nhất trong 10 tháng gần đây, cho thấy điều kiện kinh doanh trong nước tiếp tục được cải thiện.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục phục hồi. Ảnh: LV |
Một diễn biến tích cực khác là tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục phục hồi. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 3,1% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 2, cao hơn tốc độ tăng trưởng trong tháng 1.
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục phục hồi, tăng 5,9% (so với cùng kỳ năm trước), lần tăng đầu tiên kể từ tháng 5/2021, nhờ doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng trưởng mạnh (12,6% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 2,4% (so với cùng kỳ năm trước).
Về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, Việt Nam đã thu hút 2,9 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong tháng 2, thấp hơn 15,9% so với một năm trước. Tuy vậy, vốn giải ngân của các dự án FDI đã được phê duyệt tăng 7,9% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 2, tăng trưởng tháng thứ 3 liên tiếp.
Bên cạnh đó, lạm phát vẫn được kiềm chế mặc dù giá nhiên liệu tăng. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2 tăng 1,4% (so với cùng kỳ năm trước), mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Giá xăng dầu tăng 5,8% so với tháng trước và 47,1% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục góp phần làm tăng chi phí giao thông và do đó, làm tăng giá tiêu dùng.
Ngược lại, giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định so với một năm trước nhờ chuỗi cung ứng trong nước được duy trì tốt. Lạm phát cơ bản, không bao gồm lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá, chỉ tăng 0,7% (so với cùng kỳ năm trước), tương đương tỷ lệ ghi nhận trong 2 tháng trước đó, phản ánh nhu cầu trong nước phục hồi yếu.
Cùng với đó, ngân sách nhà nước tiếp tục thặng dư trong khi tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công được cải thiện. Thu ngân sách tháng 2 tăng 5,3% (so với cùng kỳ năm trước) trong khi chi ngân sách tăng 6,1% (so với cùng kỳ năm trước) nhờ cải thiện tình hình thực hiện chương trình đầu tư công. Tổng thu ngân sách trong 2 tháng đầu năm đã đạt 22,9% dự toán.
Chính phủ cũng đã chi 12,8% kế hoạch được giao. Giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện đáng kể, đạt 8,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 5,1% cùng kỳ năm trước.
Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới
Phân tích về những rủi ro ngắn hạn với Việt Nam, các chuyên gia WB nhận định, mặc dù nền kinh tế tiếp tục cho thấy khả năng chống chịu và đang phục hồi, nhưng rủi ro tiêu cực đã tăng cao do các ca nhiễm Covid-19 biến chủng Omircon đang quét qua cả nước. Theo WB, khi số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng, tiếp tục tiêm liều vắc-xin tăng cường và ban hành hướng dẫn y tế đóng vai trò rất quan trọng.
Bên cạnh đó, cán cân thương mại hàng hóa đang xấu đi do nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng lần lượt 15,5% và 22,3% (so với cùng kỳ năm trước), cao hơn tốc độ tăng trưởng trong tháng 1. Do nhập khẩu tăng nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu, cán cân thương mại xấu đi, chuyển từ thặng dư 1,4 tỷ USD trong tháng 1 sang thâm hụt 2 tỷ USD trong tháng 2.
Về tác động của xung đột Nga-Ukraine, các chuyên gia WB cho rằng, xung đột Nga-Ukraine đang làm gia tăng tính bất định về phục hồi kinh tế toàn cầu, tạo ra những căng thẳng mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng áp lực lạm phát. Giá hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và có thể còn tiếp tục tăng trong ngắn hạn.
Cũng theo WB, do tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc - những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam - có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát và xung đột nêu trên, cơ quan chức năng nên khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới và đổi mới sáng tạo sang những sản phẩm mới thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu và các hiệp định thương mại tự do hiện có để tăng cường khả năng chống chịu của xuất khẩu.
Ngoài ra, do giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và còn có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn, WB cũng khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong nước để có những điều hành giá chủ động, kịp thời với sự thay đổi của tình hình thực tế./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Long An: Điều chỉnh tổng thể quy hoạch Khu Cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp
- ·Doanh nghiệp FDI ứng phó với tăng lương tối thiểu
- ·Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa: Thay nhà đầu tư nếu vi phạm hợp đồng
- ·Cơ sở để phê duyệt giá gói thầu
- ·Điểm sáng trong hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
- ·Hà Nội dự kiến đầu tư 123 tỷ đồng xây mới cầu Ái Mỗ
- ·Quy định về lựa chọn nhà thầu cho dự án đầu tư có sử dụng đất
- ·TP.Thủ Dầu Một: Cần nhanh chóng tháo giá đỡ cây xanh không còn phù hợp
- ·Sở Y tế Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở găm hàng, đẩy giá thuốc điều trị cúm
- ·Quảng Ngãi đặt mục tiêu thu hút hơn 4,2 tỉ USD giai đoạn 2017
- ·Vận chuyển hơn 70 máy thở Oxy không rõ nguồn gốc
- ·TX.Tân Uyên: Nhiều cách làm hay trong tuyên truyền pháp luật
- ·Tư duy làm nông nghiệp mới
- ·Nét đẹp thiện nguyện mùa lễ hội
- ·Đề xuất thí điểm “Thẻ xanh COVID” đối với người tiêm ít nhất 1 mũi vaccine
- ·Chế tài xử phạt đối với những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- ·Đầu tư 5.000 tỷ đồng xây đường nối Vùng Kinh tế biển Nam Định với cao tốc Cầu Giẽ
- ·“Cái xấu” trên đường!
- ·Thủ Thừa: Lan tỏa phong trào Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
- ·Thông tin tiếp theo vụ tài xế “bỏ quên” rơ