【chấm điểm mu】Công khai ĐTM: Bộ trưởng hứa, nhưng Quốc hội quyết
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân trả lời báo chí (Ảnh LH). |
Bộ rất muốn công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) để cộng đồng dân cư,ôngkhaiĐTMBộtrưởnghứanhưngQuốchộiquyếchấm điểm mu doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân giám sát, Bộ trưởng hứa quyết liệt trong việc công khai thông tin, thì cái đó Bộ trưởng đã thực hiện được, còn khi bấm nút thông qua luật là thẩm quyền Quốc hội.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã trả lời báo chí như vậy, tại cuộc họp báo sáng 11/12 công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật vừa được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10, trong đó có Luật Bảo vệ môi trường.
Đây là Luật do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo và Bộ trưởng Trần Hồng Hà là Trưởng ban soạn thảo.
Câu hỏi từ báo chí là quá trình hoàn thiện dự ánluật Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã đồng ý tiếp thu các góp ý từ chuyên gia, quy định các cơ quan nhà nước sẽ phải công khai các báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt. Nhưng Luật được Quốc hội thông qua chỉ giao cho doanh nghiệp công khai ĐTM đã được phê duyệt, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp. Vậy có chế tài nào để tránh doanh nghiệp lợi dụng "bí mật" để không công khai ĐMT không?
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng ban soạn thảo dự án luật trong thực thi soạn thảo luật lần này có quan điểm là rất quyết liệt về việc công khai thông tin, tăng cường tính phản biện, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ môi trường, Thứ trưởng Nhân trả lời.
Ông Nhân cũng cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh, hoặc Bộ Công an là những cơ quan thẩm định các báo cáo ĐTM. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước có thể công khai quyết định phê duyệt của mình. Luật quy định rõ là, cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM phải công khai quyết định phê duyệt thẩm định báo cáo ĐTM và lập một cơ sở dữ liệu quốc gia về môi trường, và có mục công khai các cơ sở thông tin theo quy định của pháp luật về công khai thông tin. Tức là cái nào công khai, cái nào không được công khai và cái nào công khai ở mức độ nào đã được quy định rất rõ ở trong luật.
"Đối với doanh nghiệp, báo cáo ĐTM là tác quyền của doanh nghiệp, do đó, công khai hay không là quyền của doanh nghiệp, chứ không phải cơ quan nhà nước lấy cái đó công khai được", ông Nhân cho biết.
Vẫn theo Thứ trưởng Nhân. Luật cũng yêu cầu chủ đầu tư, doanh nghiệp, công khai báo cáo ĐTM, trừ những bí quyết công nghệ, bí mật doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Việc công khai này không chỉ theo Luật Bảo vệ môi trường, mà còn theo Luật Tiếp cận thông tin và các quy định khác nữa.
Bộ trưởng có hứa là sẽ tiếp thu quy định cơ quan nhà nước phải công khai ĐTM vào luật, vậy, Bộ trưởng có đề xuất quy định đó với cơ quan có trách nhiệm tiếp thu, chỉnh lý dự án luật lần cuối cùng (Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội) hay không - báo chí tiếp tục đặt câu hỏi.
"Bộ trưởng hứa là quyết liệt trong việc công khai thông tin, Bộ trưởng hứa là Bộ trưởng có đưa nội dung đó, và đã đưa trong các dự thảo số 5, 6. Nhưng quyết định cuối cùng là thẩm quyền của Quốc hội, luật là của Quốc hội", ông Nhân tiếp tục trả lời.
Trước đó, giới thiệu về những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường, ông Nhân nhấn mạnh Luật đã thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường, kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường.
"Luật đã thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý môi trường thông qua thể chế hóa được chính sách phát triển dựa trên quy luật tự nhiên, không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế; bảo vệ môi trường phải hài hòa với tự nhiên, khuyến khích bảo vệ và phát triển tự nhiên. Đồng thời, đặt ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm người dân Việt Nam được hưởng chất lượng môi trường ngang bằng với các nước trên thế giới và cũng, hài hòa với quy định của quốc tế để góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu", ông Nhân nói.
Điểm mới nữa là Luật tiếp cận phương pháp quản lý môi trường xuyên suốt, khoa học đối với dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí môi trường, sàng lọc, không khuyến khích các dự án không tuân theo quy luật tự nhiên, chiếm dụng lớn diện tích rừng, đất lúa, có nguy cơ gây lũ lụt, suy thoái cạn kiệt dòng chảy, tác động đến các di sản tự nhiên, khu bảo tồn; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn từ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, chương trình đến thực hiện dự án đầu tư.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bảo đảm cung ứng xăng, dầu trong dịp tết
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Karbalaa, 23h30 ngày 10/12: Đối thủ yêu thích
- ·Việt Nam's supporting industry for electronics needs more support
- ·National Assembly elects new Vice President, top judicial officials
- ·Tập trung các giải pháp phát triển công nghiệp nhanh và bền vững
- ·VinFast launches e
- ·Amended Press Law, Child Law approved
- ·Có phải Pixar xây dựng các Minion dựa trên thí nghiệm của Đức Quốc xã
- ·Ống luồn dây điện EMT – Giải pháp thi công cơ điện hoàn hảo cho công trình xây dựng
- ·Cuộc chiến tiền lương ở Mỹ sau dịch Covid
- ·Đề xuất giảm phí sử dụng đường bộ
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore, bắt đầu thăm Nhật Bản
- ·Runway Việt Nam ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- ·Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến công tác nước ngoài đầu tiên
- ·Cười với chữ và nghĩa
- ·Việt Nam và EU ngồi lại, cùng tìm cách phát triển kinh tế xanh
- ·‘Hành trình tu học’ của một người theo bước chân Phật
- ·Hội đồng Thẩm định Giải thưởng ESG Việt Nam 2024 là ai?
- ·“Bé 8 tuổi sống 1 mình” vẫn trong cảnh… nguy khốn
- ·Đại gia buôn thép SMC tạm lỗ với cổ phiếu HBC, chưa xử lý nợ xấu Novaland