【augsburg đấu với stuttgart】Hết tháng 4, giải quyết cơ bản xâm nhập mặn tại ĐBSCL
Đó là thông tin được ông Trần Đức Cường, Phó chánh văn phòng Ủy ban sông MeKong Việt Nam cho biết tại buổi họp báo thông tin về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL do Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) tổ chức chiều ngày 5-4, tại Hà Nội.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Bộ trưởng Năng lượng và mỏ của Cộng hòa DCND Lào, Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) sẽ vận hành tăng lượng xả từ ngày 15-3 đến ngày 10-4 và thủy điện của Lào tăng lưu lượng xả nước từ ngày 23-3 đến hết tháng 5 để chống hạn cho hạ du.
Ông Cường đưa ra dự đoán, lượng nước được xả từ Trung Quốc sẽ về vùng ĐBSCL cho đến hết ngày 29-4. Dự kiến, tổng lượng nước cả đợt xả sẽ đạt 1,44 tỷ m³. Đây là lượng nước đáng kể góp phần giải quyết bài toán hạn hán, hỗ trợ cơ bản việc đẩy lùi xâm nhập mặn cho vùng ĐBSCL.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Bộ NN&PTTN): Việc vận hành gia tăng thủy điện ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến Việt Nam từ ngày 4-4 và có hiệu quả đẩy mặn từ ngày 7-4 trở đi.
Cụ thể, dự báo trong giai đoạn từ ngày 4-9 và từ 10-12: Tại vùng cửa sông Cửu Long, mặn tiếp tục biến động nhẹ nhưng không sâu. Phạm vi cách biển từ 35-45km có thể lấy nước ngọt khi triều thấp, chân triều, đặc biệt là trên sông Cổ Chiên và sông Hậu.
Giai đoạn từ 10-12 và đến cuối tháng 4: Mặn giảm nhanh, phạm vi cách biển từ 25-40km có xuất hiện nước ngọt khá dồi dào, nhất là khi triều thấp, chân triều.
Trong tháng 4, các tỉnh ven sông Cửu Long trong phạm vi cách biển từ 25-40km sẽ có nước ngọt khi triều thấp, chân triều. Để tận dụng nguồn ngọt này, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đề nghị các địa phương tập trung tối đa phương tiện để lấy ngọt (để dùng cho cả thời kỳ sau đó đến tháng 6,7), trong đó đặc biệt chú ý là mở các cống, bơm… khi nước ngọt xuất hiện. Khi thực hiện việc lấy nước cần kiểm tra độ mặn của nguồn nước.
Phát biểu tại buổi họp, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, thông thường tâm lý người dân khi nghe thấy có nước về sẽ xuống giống. Ở những vùng nước ngọt đã về đủ thì không sao, tuy nhiên điều đáng lo là tại những vùng chưa đủ nước ngọt mà dân vẫn xuống giống.
“Về vấn đề này, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Thủy lợi cùng Cục Trồng trọt rà soát cụ thể đến từng vùng, chỉ rõ vùng nào, chỗ nào có nước ngọt tại thời điểm nào để chỉ đạo người dân xuống giống cho phù hợp. Có nước ngọt về, việc giải quyết trước mắt đầu tiên chính là nước sinh hoạt, nước cho gia súc, vườn cây ăn trái lâu năm… Riêng việc xuống giống lúa vụ Hè Thu và cả Thu Đông sắp tới, người dân cần nghe theo sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao để đảm bảo xuống giống là phải chắc ăn”, ông Tỉnh nhấn mạnh.
Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy: Tính từ cuối năm 2015 đến nay, vùng ĐBSCL có 11/13 tỉnh/thành phố bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, thiếu nước ngọt nghiêm trọng.
Tổng diện tích cây trồng thiệt hại từ cuối năm 2015 đến nay khoảng 210.000ha. Hiện tại, lúa Đông Xuân đã cơ bản thu hoạch xong, nhưng diện tích dự kiến gieo sạ lúa Hè Thu ở vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn (cách biển dưới 40 km) chưa thực hiện được mà phải chờ khi có nguồn nước ngọt ổn định và có mưa trong nội đồng để rửa mặn.
Ông Tỉnh cho hay, việc Trung Quốc xả nước cũng chỉ là giải pháp tình thế, giải quyết vấn đề hạn, mặn trước mắt, về lâu dài để giải quyết bài toán phòng, chống hạn mặn không chỉ riêng cho vùng ĐBSCL mà cả các vùng khác là Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, một trong những giải pháp quan trọng được tính đến là rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và các địa phương khu vực ĐBSCL, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể của các ngành, nhất là quy hoạch sử dụng đất, thủy lợi, sản xuất nông nghiệp, cấp nước,... (xác định rõ các vùng phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,…) phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt...
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT sẽ có chính sách cụ thể khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp, công nghệ tiên tiến sử dụng tiết kiệm nước; có các biện pháp hành chính, kinh tế nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm đối với các tổ chức, cá nhân (tính toán nâng giá nước phù hợp để xã hội hóa sản xuất, cung cấp nước sinh hoạt và chống thất thoát, lãng phí nước)...
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đại tướng Lê Đức Anh
- ·Ðoàn Ðại biểu Quốc hội TP Cần Thơ giám sát công tác bảo vệ môi trường
- ·NGHỊ QUYẾT Bãi bỏ một số Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố
- ·Các cơ quan ngành dọc tổng kết công tác thi đua, khen thưởng
- ·Giá xăng dầu hôm nay 28/3: Giảm mạnh do tác động của dịch Covid
- ·NGHỊ QUYẾT Bãi bỏ một số Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố
- ·Huyện Bàu Bàng: Đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất công nghiệp
- ·Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2021
- ·Nguồn lực phát triển của đất nước không phải ‘rừng vàng, biển bạc’ mà là con người
- ·Hà Nội: Xây dựng quy tắc ứng xử, sinh hoạt, sẵn sàng sống chung với dịch
- ·Tập huấn mô hình 5S trong công tác Đoàn thanh niên tại Tổng cục TCĐLCL
- ·Thủ tướng: Tự lực, tự cường mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển đất nước
- ·Bãi nhiệm chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung
- ·Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
- ·Xe Mazda 3 bán chạy nhất Việt Nam vẫn không tránh khỏi nhược điểm này
- ·TP.Tân Uyên: Tập trung công tác giải phóng mặt bằng
- ·Hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng HĐND cấp tỉnh
- ·Hàng loạt ưu đãi về thuế cho các dự án đầu tư vào Buôn Ma Thuột
- ·WHO thừa nhận virus Corona có khả năng lây truyền qua không khí
- ·Củng cố niềm tin của nhà đầu tư sẽ ‘vực dậy’ thị trường bất động sản