【kết quả vigo】Sự phát triển của Đoàn 559
>> Sự ra đời của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh
* Giai đoạn 1960 - 1964:
Ngày 1-9-1960,ựphaacutettriểncủaĐkết quả vigo Hội nghị Ban cán sự Đoàn 559 ra nghị quyết nêu rõ: “Phải quyết tâm tự lực cánh sinh, tranh thủ sử dụng đi đường cũ, đồng thời tiếp tục soi đường mới để làm đường dự bị”. Tháng 11-1960, Bộ Tổng Tham mưu quyết định thành lập Đoàn 70, lực lượng nòng cốt là Tiểu đoàn 301. Xuất phát từ tình hình thực tế, phương thức vận chuyển của Đoàn được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Để khắc phục tình trạng bị động do ta chủ trương lánh dân, Đoàn nhanh chóng chuyển đổi phương thức hoạt động mới, từ phòng tránh bị động tiến tới phòng tránh tích cực với phương châm: Đánh địch mà đi, đánh địch để vận chuyển.
Trong khi tuyến giao liên vận tải quân sự từ miền Bắc được mở dọc theo dãy Trường Sơn tiến dần vào phía Nam thì ở Trung bộ, các con đường giao liên được mở tiếp vào các khu căn cứ Tây Nguyên và từ miền Đông Nam bộ các đội vũ trang tuyên truyền cũng tiến hành soi đường ra Bắc. Đến cuối năm 1960, ta đã thiết lập được tuyến giao liên vận tải từ Trung bộ vào miền Đông Nam bộ, tuyến giao liên quân sự Trường Sơn thật sự trở thành cầu nối giữa miền Bắc với các căn cứ miền Nam. Trong mùa khô 1960 - 1961, Đoàn 559 đã vận chuyển giao cho chiến trường được 30 tấn vũ khí, bảo đảm lương thực cho gần 2.000 cán bộ vào chiến trường, có chân hàng dự trữ cho các đợt vận chuyển tiếp theo. Đoàn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: “Đoàn 559 bước đầu làm được vậy là giỏi, nhưng cần nghiên cứu tổ chức làm tốt hơn nữa”.
Ngày 31-1-1961, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về nhiệm vụ quân sự 5 năm (1961 - 1965) và phương hướng, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam. Trong đó có nhiệm vụ: Mở rộng đường hành lang vận chuyển Bắc - Nam, cả đường bộ và đường biển... nâng dần quy mô và khối lượng tiếp tế vận chuyển phương tiện vũ khí, cung cấp tài chính từ miền Bắc vào miền Nam. Trước tình hình địch đánh phá ngày càng ác liệt, Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào nhất trí với đề nghị của ta mở tuyến đường vận tải trên đất Bạn, đồng thời cũng đề nghị dùng đường đó để vận chuyển một số nhu cầu thiết yếu của Bạn tới Nam Lào, cùng Bạn mở rộng vùng giải phóng ở khu vực này. Ngày 14-6-1961, Đoàn 559 chính thức bước vào hoạt động trên tuyến Tây Trường Sơn.
Ngày 23-10-1961, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 96/QP phát triển Đoàn 559 tương đương cấp sư đoàn, quân số 6.000 người. Không chỉ phát triển về số lượng, Đoàn 559 đã có bước phát triển quan trọng về chất lượng. Các chiến sĩ Trường Sơn vừa là người lính vận tải, vừa là chiến sĩ bộ binh, công binh, vừa công tác, vừa chiến đấu. Bằng những nỗ lực to lớn của Đoàn 559, hệ thống đường Hồ Chí Minh có sự phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1964, bộ đội tuyến 559 cùng các đơn vị vũ trang, thanh niên xung phong và giao thông Quân khu 4 đã xây dựng được tuyến hành lang vận tải gồm nhiều trục đường gùi thồ và một trục đường cơ giới ở Tây Trường Sơn, thực hiện được chiến dịch vận chuyển quy mô lớn mà Quân ủy Trung ương giao. Về lực lượng, sau hơn 5 năm hoạt động, quân số của Đoàn 559 lên đến 8.000 người. Kết thúc năm 1964, Đoàn 559 đã đưa đón quân vào Khu 5: 15.896 người, Nam bộ: 1.571 người.
* Giai đoạn 1965 - 1968:
Ngày 3-4-1965, Thường trực Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết tăng cường nhiệm vụ và tổ chức của Đoàn 559: Nhiệm vụ chủ yếu của Đoàn 559 là mở đường và tổ chức vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam và Hạ Lào; đồng thời có nhiệm vụ bảo đảm vật chất và an toàn cho các lực lượng hành quân, bảo vệ hành lang chống địch tập kích bằng đường bộ và đường không, phối hợp và giúp đỡ các địa phương củng cố vùng giải phóng ở dọc hành lang.
Bộ Tư lệnh 559 có ba lực lượng chính là: lực lượng mở đường mới, giữ gìn và sửa chữa đường cũ; lực lượng vận chuyển và giữ kho; lực lượng bảo vệ. Ngoài ra còn có các lực lượng bảo đảm khác như: thông tin, quân y, sửa chữa... Quyết định trên đánh dấu bước phát triển mới của Đoàn 559, từ vận tải thô sơ chuyển sang vận tải cơ giới; từ quy mô cấp sư đoàn lên quy mô cấp quân khu với những nhiệm vụ chiến lược to lớn, vô cùng khó khăn, phức tạp trên một địa bàn rộng. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tháng 2-1966, Bộ Tư lệnh 559 giải thể các tuyến, tổ chức thành 8 binh trạm; mỗi binh trạm phụ trách một khu vực nhất định và đều có một tiểu đoàn công binh.
Đầu năm 1967, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên được Bộ Quốc phòng điều làm Tư lệnh Đoàn 559 kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần tiền phương. Bắt đầu từ mùa khô 1966 - 1967, đường giao liên tách khỏi đường ô tô; hệ thống cầu đường được đổi mới một cách cơ bản trong thế trận hiệp đồng chiến đấu giữa các quân, binh chủng trên toàn tuyến; nhờ đó công tác vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam tăng gấp 25 lần, giao cho bạn Lào tăng gấp 12 lần so với năm 1966, đưa bộ đội vào chiến trường tăng gấp 2,5 lần so với chỉ tiêu bộ giao.
Cuối năm 1967, Đoàn 559 đã xây dựng được một mạng đường vững chắc với 2.959km đường ô tô bao gồm các trục dọc chính, trục dọc phụ, đường ngang, đường vòng tránh và đường vào kho lấy hàng. Đây là một thế trận cầu đường có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Sự phát triển của hệ thống đường Hồ Chí Minh đã phục vụ đắc lực cho công tác vận chuyển chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Năm 1968, Đoàn 559 đã có 25 binh trạm, 23 trung đoàn, với quân số lên đến 80.000 người.
* Giai đoạn 1969 - 1972:
Mùa khô 1968 - 1969, hệ thống đường vận chuyển chiến lược Trường Sơn không chỉ phát triển vào các chiến trường Nam bộ và Tây Nguyên mà còn được phát triển mạnh ra phía Bắc, tiếp giáp với hậu phương lớn miền Bắc, đáp ứng với yêu cầu chi viện ngày càng lớn cho chiến trường miền Nam. Tháng 7-1970, Bộ Tư lệnh 559 được đổi tên thành Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Các binh trạm được tổ chức thành các sư đoàn; gồm 8 sư đoàn, 1 đoàn chuyên gia, 16 trung đoàn trực thuộc, 6 binh trạm.
Tháng 7-1971, Bộ Tư lệnh Trường Sơn được tổ chức thành: 5 bộ tư lệnh khu vực, 6 binh trạm trực thuộc, 6 trung đoàn công binh trực thuộc, 2 trung đoàn ô tô, 3 trung đoàn phòng không, 2 trung đoàn đường ống xăng dầu, 1 trung đoàn thông tin, 4 quân y viện và các cơ quan trực thuộc. Bộ Quốc phòng cho phép tăng thêm 61 tiểu đoàn, nâng tổng số lên 188 tiểu đoàn và tương đương trực thuộc các binh trạm; bổ sung 35.000 quân, nâng tổng quân số lên 92.000 người.
Để tạo thế bất ngờ với địch, ngày 5-5-1971, Bộ Tư lệnh Trường Sơn huy động toàn bộ lực lượng công binh và một số lực lượng khác đồng loạt ra quân mở “đường kín” (đường chạy dưới các tán cây rừng Trường Sơn). Đến cuối năm 1971, toàn tuyến đã mở được 1.190km đường kín. Vận chuyển trên đường kín đã trở thành xu thế chủ đạo trên đường Hồ Chí Minh, được Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Trường Sơn đánh giá rất cao, coi đó là một thành tựu có ý nghĩa chiến lược, tạo được thế bất ngờ đối với không quân địch. Hệ thống đường kín tiếp tục được phát triển trong những năm tiếp theo.
Cuối năm 1972, ta đã xây dựng được một mạng đường giao thông vận tải chiến lược gồm nhiều trục dọc, ngang và các đường vòng tránh, hình thành hệ thống đường cho các kiểu, loại xe cơ giới, với tổng chiều dài 11.000km. Giao thông vận tải phục vụ kháng chiến của toàn miền Nam trong năm 1972 đã góp phần quan trọng tạo nên chiến thắng to lớn của quân và dân ta trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, buộc đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn phải ký Hiệp định Pa-ri.
* Giai đoạn 1973 - 1975
Đầu năm 1973, mạng đường chiến lược đã được xây dựng, mở rộng trên địa bàn Tây Trường Sơn, về cơ bản vẫn là tuyến đường đất, chỉ bảo đảm vận chuyển được trong mùa khô; còn trên địa bàn Đông Trường Sơn, ta chưa có điều kiện mở đường qua Tây Nguyên. Để đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng vận chuyển, tăng tốc độ xe chạy, tăng mật độ phương tiện nhằm tổ chức vận chuyển lớn, cơ động lớn và nhanh các binh đoàn chủ lực và binh khí kỹ thuật đến các hướng tác chiến, ta cần nhanh chóng xây dựng, phát triển, hoàn thiện mạng đường giao thông vận tải chiến lược Đông, Tây Trường Sơn ra phía trước.
Để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn được giao, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã tổ chức điều chỉnh, bố trí lực lượng phù hợp với tình hình; đồng thời được trên tăng cường lực lượng, phương tiện. Mùa khô 1973 - 1974, lực lượng công binh được triển khai trên toàn tuyến làm nhiệm vụ xây dựng, khôi phục và bảo đảm đường vận chuyển. Giữa năm 1974, Bộ Tư lệnh Trường Sơn có tất cả 8 sư đoàn binh chủng, 20 trung đoàn và tương đương trực thuộc, hàng chục tiểu đoàn trực thuộc các cục nghiệp vụ; tổng quân số lên đến 100.495 người, trong đó có 13.155 sĩ quan. Cuối năm 1974, tuyến vận tải quân sự chiến lược trên đường Hồ Chí Minh đã nối liền từ hậu phương lớn miền Bắc với các chiến trường, bảo đảm cho tất cả loại binh khí kỹ thuật cơ động trong đội hình hành quân của các quân đoàn, binh chủng hợp thành ra trận.
Từ khi ra đời cho đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 toàn thắng, đường Hồ Chí Minh không ngừng được mở rộng, kéo dài, ngày càng phát triển, vươn sâu tới các chiến trường, các hướng chiến lược, chiến dịch. Đến cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh đã mở rộng, vươn dài tới Lộc Ninh (Bình Phước) với tổng chiều dài gần 17.000km đường cho xe cơ giới (gồm 5 trục dọc, 21 trục ngang); đường giao liên dài trên 3.000km; đường ống dẫn xăng dầu gần 1.400km; ... Trên mọi nẻo đường, hệ thống cung trạm, binh trạm, kho tàng, bến bãi, trạm bảo dưỡng sửa chữa xe máy... được xây dựng trong một thế trận ngày càng hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của chiến trường.
Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương
(责任编辑:La liga)
- ·Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia: Có bao nhiêu điều bị cấm?
- ·US President on official visit to Việt Nam
- ·NA discusses draft revised Law on Fisheries
- ·Vietnamese, Canadian PMs hold talks
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 310 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Deputy PM backs Belgian firms expanding investment in VN
- ·PM calls for RoK to assist VN in police training
- ·VN marks 40 years of UN membership
- ·Tiếp tục thắt chặt quản lý và sử dụng nguồn phóng xạ trên toàn quốc
- ·VN’s top lawmaker meets IPU President in Russia
- ·Bộ GTVT chỉ ra những tồn tại của đường sắt Cát Linh – Hà Đông
- ·Household registration book to be scrapped
- ·Tread carefully on China’s Belt and Road initiative: experts
- ·Party chief hails Military Zone 4 for ensuring social security
- ·Phế liệu đủ chuẩn vẫn dồn ứ: Hành xử 'vô cảm' sẽ 'bóp chết' doanh nghiệp
- ·Gov't fails to downsize sub
- ·President of Chile to pay State visit to Việt Nam
- ·NA discusses draft revised Law on Fisheries
- ·Bộ Khoa học và Công nghệ đi đầu trong cải cách, cắt giảm kiểm tra chuyên ngành đạt 93,3%
- ·Party chief hails Military Zone 4 for ensuring social security