【truc tiêp bong da hom nay】Giáo sư Carl Thayer: Việt Nam tạo ra lợi ích song trùng khi gia nhập ASEAN
Giáo sư Carl Thayer,áosưCarlThayerViệtNamtạoralợiíchsongtrùngkhigianhậtruc tiêp bong da hom nay chuyên gia nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Australia khẳng định, việc trở thành thành viên ASEAN không chỉ góp phần tạo nên đất nước Việt Nam hiện đại ngày nay mà Việt Nam còn có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng ASEAN vững mạnh và ngày càng có vị thế cao trong khu vực và quốc tế.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Australia. |
Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995. Việc trở thành thành viên của ASEAN đã tạo ra bước ngoặt cho Việt Nam, tạo đà cho chúng ta chuyển đổi nền kinh tế, mở cửa, gia tăng hội nhập và trở thành bạn của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên VOV thường trú tại Australia, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Australia nhận định, trở thành thành viên của ASEAN đã giúp Việt Nam thoát ra khỏi thế cô lập. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng vì thế mà hào hứng hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Quan hệ với các quốc gia thành viên ASEAN đã giúp Việt Nam mở rộng cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu sang thị trường rộng lớn với 700 triệu dân ở ngay trong khu vực. Tư cách thành viên ASEAN cũng làm cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam diễn ra nhanh và rộng hơn thông qua các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN ký với các đối tác. ASEAN cũng là cầu nối đưa Việt Nam đến các diễn đàn khu vực và quốc tế, tạo cơ hội để Việt Nam hội nhập toàn cầu sâu và rộng hơn.
Giáo sư Carl Thayer khẳng định, “việc trở thành thành viên của ASEAN đã định hình nên một Việt Nam hiện đại như ngày nay” đồng thời Việt Nam cũng có nhiều đóng góp tích cực để đưa ASEAN trở thành một tổ chức có vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế.
Điều đầu tiên và cũng là dễ thấy nhất đó là “việc tham gia ASEAN của Việt Nam đã kết thúc giai đoạn phân chia Đông Nam Á thành hai cực”, tạo đà để Campuchia và Myanmar trở thành thành viên của ASEAN và đưa tổ chức này trở thành nơi tập hợp của toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á.
Không chỉ vậy, giáo sư Carl Thayer cũng nhận thấy, Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng vào sự ổn định chính trị và tăng trưởng của ASEAN. Trong bối cảnh tình hình chính trị nội bộ ở một số quốc gia trong khu vực phức tạp thì việc Việt Nam giữ được sự ổn định chính trị và một nền kinh tế phát triển liên tục và năng động trong nhiều năm là đóng góp quan trọng đối với ASEAN.
Trong suốt 25 năm là thành viên của ASEAN, “Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng và ủng hộ mạnh mẽ các chương trình của tổ chức này”. Các sáng kiến đã góp phần tạo nên dấu ấn mỗi khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN.
Giáo sư Carl Thayer cho biết, khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASEAN lần đầu tiên vào năm 1998, chỉ 3 năm sau khi gia nhập tổ chức này, Việt Nam đã ngay đã kịp thời đưa ra Chương trình Hành động Hà Nội để giúp các nước phục hồi nền kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng và thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên trong khu vực. Đến khi làm Chủ tịch ASEAN lần thứ 2 vào năm 2010, “Việt Nam lại thúc đẩy văn hóa hành động”, khuyến khích và thúc đẩy các thành viên hoàn thành các mục tiêu mà ASEAN đã đề ra. Giáo sư Carl Thayer nhận xét, khi làm Chủ tịch ASEAN trong năm nay, mục tiêu này tiếp tục được thúc đẩy và được thể hiện qua chủ đề của năm ASEAN 2020 là “Gắn kết và chủ động thích ứng”.
Không chỉ tạo ra những dấu ấn riêng, đóng góp vào sự phát triển của ASEAN, giáo sư Carl Thayer cho rằng, Việt Nam còn chia sẻ kinh nghiệm xây dựng kế hoạch dài hạn để ASEAN có tầm nhìn chiến lược rõ hơn về tương lai của mình. Đồng thời, sự kiên trì theo đuổi nguyên tắc đồng thuận, nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển của Việt Nam giúp ASEAN duy trì sự đoàn kết, thúc đẩy sự phát triển đồng đều trong khu vực.
Một trong những đóng góp quan trọng khác của Việt Nam vào ASEAN mà không thể không nhắc tới đó chính là việc Việt Nam vận dụng kinh nghiệm ngoại giao đa phương và mối quan hệ ngoại giao song phương để thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các đối tác đối thoại. Giáo sư Carl Thayer nhận định: “chính sách ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa cũng như kinh nghiệm trong ngoại giao song phương được Việt Nam vận dụng để giúp ASEAN thúc đẩy quan hệ với các đối tác đối thoại, trong đó có Nga và Ấn Độ.”
Trong các vấn đề khu vực, Việt Nam là thành viên sáng lập Diễn đàn khu vực ARF, Việt Nam cũng là chủ nhà của Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ADMM+ đầu tiên vào năm 2010. Việt Nam là một trong những thành viên ủng hộ mạnh mẽ việc Nga và Mỹ gia nhập Cấp cao Đông Á để nâng tầm diễn đàn này. Giáo sư Carl Thayer cho hay, Việt Nam chính là nước đề xuất việc ASEAN nên có đại diện tham gia các cuộc họp của G20. Với sự đồng ý của Indonesia, thành viên ASEAN và cũng là của G20, việc được mời tham gia các cuộc họp cấp cao của G20 đã tạo cơ hội để ASEAN được tham gia thảo luận các vấn đề quan trọng với các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, qua đó nâng tầm vị thế của ASEAN.
Trong vấn đề Biển Đông, một chủ đề liên quan trực tiếp và được khu vực quan tâm, giáo sư Carl Thayer khẳng định, “Việt Nam đã sử dụng các cơ chế và cách thức của ASEAN và quan hệ của mình để kiểm soát các tranh chấp ở Biển Đông”. Giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh “Việt Nam đóng vai trò quan trọng vào một văn bản nền tảng của ASEAN là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, văn kiện làm cơ sở cho việc xây dựng Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông”. Như vậy, có thể thấy là “Việt Nam đóng góp vào cách thức để ASEAN ứng xử với Trung Quốc, để ngăn không cho tình hình Biển Đông trở nên xấu hơn”. Giáo sư Carl Thayer nhận định, “Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đoàn kết ASEAN trong vấn đề Biển Đông để hướng các bên tới tới cách hành xử tích cực”.
Như vậy có thể thấy, việc gia nhập ASEAN không chỉ tạo ra những thay đổi về mọi mặt đối với Việt Nam mà còn góp phần tạo ra những dấu ấn và vị thế mà ASEAN có được như ngày nay. Lợi ích song trùng sẽ là nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục đóng góp vào việc xây dựng ASEAN phát triển hơn nữa trong tương lai./.
(责任编辑:La liga)
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Đức điều tra hàng nghìn vụ gian lận tiền cứu trợ mùa dịch COVID
- ·Cơ chế phân cấp ngân sách bộc lộ hạn chế
- ·Nhật Bản triển khai phần mềm theo dõi tiếp xúc với bệnh nhân COVID
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- ·Ứng dụng nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật
- ·Chứng khoán Mỹ giảm điểm do lo ngại về căng thẳng Mỹ
- ·Bộ Tài chính khẩn trương triển khai các giải pháp CCTTHC thuế
- ·Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- ·Nước ngọt có ga: Cân nhắc lộ trình khi áp thuế
- ·Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Nông dân sản xuất lúa đã có lãi hơn 30%
- ·Ngăn chặn rửa tiền trong lĩnh vực chứng khoán
- ·Hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ vốn cho sinh viên trường nghề khởi nghiệp
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Nga có thể chế tạo tên lửa phá thiên thạch
- ·Họa sĩ Thành Chương choáng váng vì tranh mình bị gắn tên người khác
- ·Đức điều tra hàng nghìn vụ gian lận tiền cứu trợ mùa dịch COVID
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Anh nhất trí kế hoạch cứu trợ các công ty có tầm quan trọng chiến lược