【mu vs brenford】Phát triển điện lực, cấp nước và bưu điện qua các thời kỳ
Pháp chiếm Cần Thơ - Rạch Giá từ năm 1867,ểnđiệnlựccấpnướcvbưuđiệnquaccthờikỳmu vs brenford bước đầu chỉ tập trung đầu tư đô thị tỉnh lỵ, tạo điều kiện cho cơ quan đầu não hành chính thuận lợi trong việc cai trị. Phải tới những năm đầu thế kỷ XX thì chợ Cần Thơ, chợ Rạch Giá mới có nhà máy đèn.
Trụ sở của Điện lực thành phố Vị Thanh hiện nay.
Lúc này phía Vị Thanh, Hỏa Lựu... còn là vùng đất rừng, nông thôn xa xôi thị thành, việc thắp sáng chủ yếu là xài đèn mù u, đèn cầy (sáp). Chỉ có những nhà địa chủ mới có đèn “măng xông”. Những năm 20, 30 thế kỷ XX, đèn dầu lửa mới được phổ biến. Chợ Hỏa Lựu nhóm nửa khuya, thường dùng đèn cóc, nên còn gọi “Chợ Cóc”.
Năm 1960-1961, chính quyền Việt Nam cộng hòa xây dựng khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, thiết lập nhà máy đèn (Nhà máy phát điện chạy bằng xăng, dầu) tại khu kỹ nghệ (bên kia kinh Xà No).
Theo tư liệu “Đặc san Quốc khánh tỉnh Phong Dinh - năm 1961”, nhà máy đèn này do cơ sở Điện lực tỉnh Phong Dinh xây cất. Đặt 2 máy phát điện 50kw và hệ thống đèn đường dài 4km.
Tư liệu này còn mô tả: “Thị trấn Vị Thanh lấy làm hãnh diện với ánh điện cùng khắp của đèn neon, tỏa một ánh sáng mát mắt như ban ngày...”.
Đây là lần đầu tiên, đất và người Vị Thanh tiếp xúc, chứng kiến loại đèn thắp sáng, hiện đại, từ máy phát điện. Đến lúc tỉnh Chương Thiện thành lập, trong các khu quân sự, hành chính, bệnh viện đều có máy phát điện riêng.
Những năm 1970-1975, nhà máy đèn sắm thêm máy phát điện, do tư nhân khai thác, truyền dẫn điện, lắp đèn chiếu sáng, cho các khu thương mại, dân cư trong nội ô, thuê bao sử dụng được cả vô tuyến truyền hình. Tuy nhiên, chỉ sử dụng tới khoảng 10 giờ đêm thì điện cúp.
Sau ngày giải phóng - 1975, nhà máy đèn và hệ thống chiếu sáng đường phố, khu phố cũ vẫn duy trì, nhưng thường bị cúp điện do khó khăn thiếu nhiên liệu. Nhà máy đèn có 2 máy chạy dầu diesel, chạy tới 12 giờ khuya. Chỉ ở những nơi trọng yếu mới có điện suốt đêm.
Năm 1982, trên địa bàn thị trấn Vị Thanh, huyện Vị Thanh đã xây dựng một nhà máy điện công suất 800kw rồi kéo nguồn điện từ Nhà máy điện Trà Nóc (Cần Thơ) theo đường Một Ngàn về, với 3 đường dây trung thế 15kw cách thị trấn Vị Thanh 14km. Nhờ vậy, cung cấp điện cho trạm bơm điện Vị Thanh, cùng nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất trên địa bàn.
Từ năm 1999, mạng lưới điện càng mở rộng, theo chương trình “điện khí hóa nông thôn”. Năm 2004, thị xã Vị Thanh được 8 xã, phường có điện sử dụng; đến năm 2007 phủ kín 9/9 xã, phường. Toàn thị xã có 14.166 hộ sử dụng điện, chiếm 97,02% (nông thôn ngoại thành 91,07%).
Từ năm 2010, Điện lực thành phố Vị Thanh kéo thêm 32km dây trung thế, 56km dây hạ thế. Tỷ lệ hộ sử dụng điện chiếm 98,54% tổng số hộ (nông thôn 97,16%), hoàn tất chương trình điện khí hóa nông thôn. Nhờ lưới điện quốc gia kéo về, cung cấp đầy đủ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt, dần khắc phục tình trạng cúp điện, người dân mua sắm nhiều thiết bị điện máy, điện tử sử dụng.
Song song với sự phát triển điện lực, đô thị Vị Thanh bắt đầu có nhà máy lọc nước vào năm 1960. Tuy nhiên cư dân vùng ven và nông thôn vẫn uống nước mưa, xài nước sông, múc lên lóng phèn. Nhà nào cũng sắm nhiều lu, kiệu chứa nước trong mùa mưa. Cho tới nhiều năm sau ngày giải phóng - 1975, tập quán này vẫn phổ biến. Thời lập khu trù mật, theo tư liệu ghi nhận, đã có giếng khoan lấy nước ngọt.
Những năm thời đổi mới, địa phương bắt đầu quan tâm vận động nhân dân sử dụng nước hợp vệ sinh. Trong 2 năm 2004-2005, tỉnh và thị xã đầu tư xây dựng 2 nhà máy, 21 trạm cấp nước và hàng trăm giếng khoan phục vụ nước sạch cho nhân dân. Toàn thị xã có 12.977 hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh chiếm 90% tổng số hộ. Đáng kể, cuộc vận động bảo vệ môi trường được cộng đồng quan tâm, tuân thủ như xây dựng nhà tắm, cầu tiêu hợp vệ sinh, bỏ dần cầu cá.
Đến năm 2019, thành phố đã xây dựng được nhà máy cấp nước và xử lý nước thải, cung cấp nước sinh hoạt, công suất 11.500m3/ngày đêm. Mạng lưới cung cấp nước máy chiều dài 534km, đạt tiêu chuẩn cấp nước 113 lít/người/ngày đêm.
Suốt thời Pháp thuộc, chưa ghi nhận tài liệu nào về thông tin liên lạc theo lối hiện đại. Sang giai đoạn Vị Thanh hình thành như một “đô thị chiến tranh”, trong các đồ ấn, văn bản bắt đầu xuất hiện cụm từ “bưu điện, viễn thông”. Năm 1967, địa bàn Vị Thanh đã có công ty bưu điện, chuyên làm các công việc nhận, đưa thư và điện tín tới Sài Gòn và các tỉnh.
Theo các nhân chứng cao tuổi, khoảng năm 1970, Vị Thanh đã có hệ thống điện thoại quay số nội hạt. Chủ yếu cho các cơ quan, hiệu buôn, xí nghiệp thuê bao, sử dụng trực thuộc Tòa hành chánh tỉnh Chương Thiện, có “phòng viễn thông” để liên lạc với những nơi xa, nhưng chỉ trong phạm vi cơ quan chính quyền, người dân không được tiếp cận. Sau ngày giải phóng - 1975, tiếp tục duy trì, bảo dưỡng. Từ năm 1990, Bưu điện tỉnh Hậu Giang lắp đặt tổng đài tân trang TXHL, nâng lên 6.000 số, đồng thời tiếp tục lắp đặt tổng đài 600 số cho các huyện Vị Thanh, Phụng Hiệp. Từ giai đoạn này, người dân Vị Thanh có điện thoại sử dụng, liên lạc tới thành phố Cần Thơ.
Từ năm 1991-1993, hệ thống bưu điện lắp đặt sang tổng đài điện tử Viba số. Mạng lưới điện thoại địa bàn Vị Thanh sử dụng theo bấm số tự động. Sau một năm tái lập thị xã, Vị Thanh đã phát triển được 2.148 máy, bình quân 15,5 hộ/máy.
Song song đó phủ sóng di động, phục vụ tốt thông tin liên lạc từ Vị Thanh đi khắp nơi, kể cả nói chuyện với thân nhân ở nước ngoài. Từ năm 1995-1998, các phương tiện thông tin liên lạc khác như: máy nhắn tin cầm tay, máy fax cũng phổ biến, dùng nhiều tại các cơ quan. Cán bộ và người dân Vị Thanh bắt đầu sử dụng điện thoại di động cầm tay, hòa mạng Vinaphone, sau đó đến Mobifone.
Lồng ghép trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến năm 2007, các xã, phường đều xây dựng “Bưu điện văn hóa” phục vụ điện thoại công cộng, thư từ và phòng đọc sách báo cho nhân dân địa phương.
Giai đoạn từ năm 2010 trở đi, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, mạng lưới internet kết nối tận các cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý hành chính - Văn phòng tại khu vực cơ quan, doanh nghiệp.
Cũng ở giai đoạn này, các mạng xã hội xuất hiện tạo nhiều hiệu ứng tích cực, cũng như nhiều mảng khác trong đời sống văn hóa, trao đổi thông tin.
Theo số liệu thống kê, đến năm 2020, thành phố Vị Thanh có 128 trạm phát sóng di động; 29 đại lý thuê bao di động. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động đạt 117/100 dân, nối mạng internet, phủ sóng 90% địa bàn. Trong khi đó, điện thoại bàn giảm chỉ còn 4,6/100 dân. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã có tác động lớn đến công tác quản lý, điều hành chính quyền các cấp; cơ quan, đoàn thể. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội, sản xuất, kinh doanh; góp phần cho kế hoạch xây dựng “thành phố thông minh”...
VỊ THANH
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Muốn mở quán cơm phải có chứng nhận VSATTP
- ·Vây bắt được một nghi can bắn chết người ở Kon Tum trong đêm
- ·Báo chí thích ứng để tồn tại, phát triển và phục vụ bạn đọc tốt hơn
- ·Thủ tướng: Chúng ta đã làm được những điều tưởng như không thể
- ·Mẹ giúp việc nhà nhọc nhằn nuôi con ung thư
- ·Phát hiện 105 vụ tội phạm về trật tự xã hội
- ·Nông dân tham gia tư vấn pháp luật, đảm bảo an toàn giao thông
- ·Trân quý bình yên, vươn lên phía trước
- ·Bố mẹ không đồng ý, đăng kí kết hôn thế nào?
- ·Sớm đưa Hậu Giang trở thành tỉnh có nền công nghiệp khá vào năm 2030
- ·Mua tinh bột nghệ ở đâu?
- ·Infographic: Tiểu sử tân Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long
- ·Lượng nước về các hồ thủy điện khu vực miền Bắc đã được cải thiện
- ·Bất cập cao tốc
- ·Yêu người khác khi đang ly thân vẫn xem như ngoại tình?
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng
- ·Đại biểu Quốc hội "truy" đấu giá quyền khai thác khoáng sản
- ·Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên các mặt
- ·Xin giúp đỡ vợ con người lính biển Trường Sa
- ·Chủ tịch Quốc hội: Dự án yếu kém, không làm được thì phải để người khác