【lich thi đau bóng đá hôm nay】Việt Á tính toán mức tiền "cảm ơn" các cựu quan chức như thế nào?
Việt Á tính toán mức tiền "cảm ơn" các cựu quan chức như thế nào?ệtÁtínhtoánmứctiềnquotcảmơnquotcáccựuquanchứcnhưthếnàlich thi đau bóng đá hôm nay
Nguyễn Hải và Hải Nam(Dân trí) - Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á khai, dựa vào từng vị trí làm việc và nguồn lợi nhuận đem lại cho Công ty Việt Á để xác định mức "cảm ơn" cho các cựu quan chức.
Vì sao Phan Quốc Việt thay đổi lời khai về số tiền đưa cựu Thứ trưởng?
Chiều 5/1, phiên tòa xét xử 2 cựu bộ trưởng cùng 36 bị cáo khác trong đại án Việt Á tiếp tục phần xét hỏi của các luật sư.
Nhóm luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty Việt Á) là những người đầu tiên hỏi các bị cáo.
Đứng trước bục khai báo, Phan Quốc Việt trả lời rõ ràng câu hỏi của các luật sư.
Trước câu hỏi dựa vào cơ sở nào để xác định mức "quà cảm ơn" cho từng người, Phan Quốc Việt trả lời dựa vào từng vị trí làm việc và lợi nhuận người đó đem lại cho Công ty Việt Á, những đóng góp cho việc chống dịch.
"Có được nguồn lợi nhuận, bị cáo nghĩ đơn giản là chia sẻ bởi vì họ đã có những đóng góp", Việt khai.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ) đặt nhiều câu hỏi với Phan Quốc Việt để làm rõ việc Việt "cảm ơn" ông Tạc 50.000 USD hay 100 triệu đồng.
Theo lời khai của Việt, bị cáo này đã gửi ông Tạc 50.000 USD. Tuy nhiên, tại tòa, ông Tạc phủ nhận điều này và khẳng định chỉ nhận từ Việt 100 triệu đồng.
Luật sư đặt câu hỏi: Tại sao 3 lời khai ban đầu tại cơ quan điều tra đều là đưa cho ông Tạc 100 triệu đồng, nhưng sau này lại thay đổi là đưa 50.000 USD?
Tổng Giám đốc Công ty Việt Á lý giải, do không hiểu pháp luật nên ban đầu khai đưa tiền ở mức thấp để không ảnh hưởng đến bản thân và người nhận.
Về số tiền 50.000 USD đưa cho ông Tạc, Việt cho biết đây là tiền rút từ ngân hàng tại Đà Nẵng. Sau khi rút tiền Việt Nam, Việt đổi ra tiền USD rồi cầm ra Hà Nội đưa cho ông Tạc. Do số tiền lớn nên Việt để trong vali và đi máy bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội.
Luật sư hỏi: Từ tháng 12/2020 đến tháng 4/2021, đã đưa tiền cho những ai, đơn vị nào, ở đâu?
Phan Quốc Việt trả lời "không nhớ".
Việt Á sẽ khắc phục hơn 400 tỷ đồng tiền thiệt hại
Tại phiên tòa chiều nay 5/1, một số luật sư cũng đặt câu hỏi làm rõ quá trình nghiên cứu, cấp phép đối với sản phẩm kit test Covid-19.
Nhiều bị cáo khai quá trình nghiên cứu rồi cấp phép được thực hiện rất nhanh do tình hình chống dịch cấp bách.
Phan Quốc Việt cho hay, khi cùng Học viện Quân y thực hiện đề tài nghiên cứu, sản xuất 20.000 kit test Covid-19, đã nhận được chỉ đạo trong vòng một tháng phải có sản phẩm.
Công ty Việt Á tham gia vào đề tài này là do sự giới thiệu, thuyết phục của bị cáo Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH&CN).
Tại tòa, Việt phản đối cáo buộc thông đồng, cấu kết với Trịnh Thanh Hùng để nghiên cứu, sản xuất kit test.
"Sai phạm trong vụ án bị cáo thừa nhận nhưng mong HĐXX xem xét bối cảnh phạm tội và việc này diễn ra trong thời gian chống dịch cấp bách", bị cáo Việt nói.
Việt cho biết, trong quá trình điều tra đã chủ động khai báo để làm rõ hành vi phạm tội của bản thân cũng như các bị cáo khác. Ngoài ra, Việt còn cung cấp cho cơ quan điều tra danh tính những người nhận tiền "cảm ơn".
Đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á cho rằng bản thân có nhiều đóng góp khi Việt Á đã kịp thời sản xuất ra kit test.
Việt Á cũng hỗ trợ hầu hết các địa phương trên cả nước trong công tác chống dịch như nhân lực, trang thiết bị đến con người.
Đối với cáo buộc gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 400 tỷ đồng, Việt cho biết sẽ khắc phục số tiền trên.
Về phần mình, bị cáo Trịnh Thanh Hùng khẳng định, việc đưa Công ty Việt Á vào tham gia nghiên cứu đề tài chỉ là tạo ra sản phẩm, không sản xuất thương mại.
Cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết, đề tài nghiên cứu sản xuất 20.000 kit test Covid-19, Chính phủ ra văn bản yêu cầu trong một tháng phải có kit test, để nghiệm thu giai đoạn một.
Ông Chu Ngọc Anh cho biết: "Bộ KH&CN chỉ quản lý các đề tài, đảm bảo các đơn vị thực hiện đề tài đúng thuyết minh ban đầu còn việc đăng ký sản xuất thuộc về các bộ liên quan, trong trường hợp kit test là thuộc về Bộ Y tế".
Luật sư đặt câu hỏi với cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long về việc sản phẩm kit test khi nghiên cứu ra cần đăng ký thế nào, chuyển giao cho doanh nghiệp thương mại ra sao? Nếu không phải Công ty Việt Á thì doanh nghiệp nào khác có đủ điều kiện sản xuất thương mại?
Ông Long từ chối trả lời các câu hỏi trên với lý do bản thân không phụ trách lĩnh vực trang thiết bị, công trình y tế; đồng thời đề nghị luật sư gửi văn bản tới Bộ Y tế để nhận được câu trả lời.
(责任编辑:World Cup)
- ·Cục trưởng A83: '35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ'
- ·Chân dung Rishi Sunak
- ·Gói tín dụng 30.000 tỷ đã giải ngân 86,3%
- ·Mỹ bác việc ‘bom bẩn’ sẽ được sử dụng trong cuộc xung đột Nga
- ·Hà Nội tăng cường xúc tiến đầu tư du lịch với Nhật Bản
- ·Xúc động nữ sinh viên nhận bằng giỏi tại lễ tốt nghiệp
- ·Tìm hiểu biệt danh 5 loại máy bay chiến đấu phổ biến nhất của quân đội Mỹ
- ·Nga báo hiệu rút quân ở nam Ukraine, Kiev hoài nghi
- ·Hậu kiểm, kiểm tra kinh doanh, sản xuất trang thiết bị y tế
- ·AIIB khẳng định không lệ thuộc vào Trung Quốc
- ·Gia Lai: Rủ nhau ra hồ bắt cá trong giờ ra chơi, 2 học sinh tử vong do đuối nước
- ·Na Uy tăng báo động quân đội vì xung đột Nga – Ukraine
- ·Tăng cường kiểm soát rủi ro với khách hàng có dư nợ lớn
- ·Thêm sự lựa chọn cho học sinh lớp 10
- ·Cô giáo lùi ô tô khiến 2 học sinh thương vong có thể phải chịu án 10 năm tù
- ·Ukraine pháo kích trúng nhà máy điện Nga
- ·Giá vàng SJC ‘ngược dòng’ chênh cao hơn thế giới 1,95 triệu đồng/lượng
- ·Đánh bom xe ở thủ đô Somalia, 400 người chết và bị thương
- ·‘Không để độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa’
- ·Học bổng VietSeeds tiếp nhận hồ sơ