【hạng 2 colombia】Tăng năng suất
Xu thế tất yếu
Năm 2017 là năm kinh tế Việt Nam gặt hái được nhiều thành công,ăngnăngsuấhạng 2 colombia trong đó, thành công lớn nhất là sau nhiều năm, cả 13 mục tiêu phát triển kinh tế xã hội được Quốc hội giao dự kiến đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt khoảng 6,7%, cao nhất trong gần 10 năm qua, đạt mức kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trên 210 tỷ USD, thu hút FDI đạt 35 tỷ USD, có trên 120.000 doanh nghiệp thành lập mới…
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên diễn đàn Quốc hội trong kỳ họp vừa qua, nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề chất lượng tăng trưởng. Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng cũng như cải thiện tốc độ tăng trưởng là năng suất.
Công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua đã đưa Việt Nam trở thành một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua chủ yếu dựa vào gia tăng vốn đầu tư, thâm dụng lao động chi phí thấp và khai thác tài nguyên.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cách thức tăng trưởng đó đã không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay, khi tình hình kinh tế thế giới và cả trong nước đã có nhiều thay đổi, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, mô hình cũ không thể giúp Việt Nam gia tăng tốc độ tăng trưởng một cách nhanh chóng và bền vững, để nâng cao mức sống cho người dân và thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước. Tăng năng suất chính là chìa khóa đưa đến tăng trưởng bền vững. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Tại diễn đàn, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - Ousmane Dione - cho rằng, mức tăng trưởng năng suất như hiện nay sẽ có khả năng giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng nhanh và bền vững, theo con đường phát triển của những nước phát triển hơn như Hàn Quốc, Singapore.
“Hiện nay, có rất nhiều dư địa để Việt Nam tăng hiệu suất trong các ngành kinh tế, năng lượng trong công nghiệp, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nông nghiệp, hệ thống giao thông và logistic kết nối hiệu quả” - ông Ousmane Dione đánh giá.
5 giải pháp cốt lõi
Theo ông Ousmane Dione, những cải cách nhằm phát triển, tăng cường thể chế thị trường hiệu quả cần được đẩy mạnh để đạt tăng trưởng năng suất. Để đạt được điều này, Chính phủ Việt Nam cần nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm gánh nặng chi phí, đặc biệt là phải đảm bảo phân bổ nguồn lực phù hợp, trong đó chú trọng đến nguồn lực đất đai và vốn. Có như vậy mới tăng cường chính sách cạnh tranh và đảm bảo sân chơi bình đẳng cho các đối tác kinh tế.
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng, đổi mới sáng tạo trong quá trình tìm kiếm giải pháp tăng trưởng năng suất của Việt Nam. Bên cạnh đó là việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi hiệu quả nhất khi nguồn vốn này đang rút dần khi Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Để tiếp tục nâng cao năng suất, tạo đòn bẩy cho phát triển bền vững thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu bật 5 nhiệm vụ và giải pháp cốt lõi.
Trước hết, để nâng cao năng suất vốn, hiệu quả sử dụng nguồn lực, Việt Nam đang tiến hành cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng, các thị trường tài chính theo hướng tăng quy mô, tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh. Cải thiện cơ chế phân bổ vốn dựa trên hiệu quả, tín hiệu thị trường; cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận vốn của nông dân, các nhóm thiểu số trong xã hội.
Thứ hai, năng suất lao động là cơ sở và động lực chính, không chỉ cho sự phát triển của từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cho tăng trưởng kinh tế nói chung mà còn cải thiện thu nhập và phúc lợi của người dân. Để cải thiện năng suất lao động, Chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, nguồn lực xã hội đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhằm cải thiện trình độ và kỹ năng lao động, giúp người lao động có thể phát triển sinh kế, làm chủ được sự nghiệp của bản thân, có động cơ làm việc tốt hơn, phát huy tối đa sức sáng tạo. Đây là vấn đề quan trọng, bao trùm.
Thứ ba, tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Tái cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp (chiếm tới 42% lực lượng lao động nhưng năng suất còn thấp) sang khu vực công nghiệp, dịch vụ (có năng suất cao hơn) nhằm nâng cao hơn năng suất tổng thể của quốc gia, hướng tới một nền sản xuất đem lại “giá trị nhiều hơn với nguồn lực ít hơn”. Thực hiện cải cách tiền lương, tiền công theo nguyên tắc thị trường, phù hợp giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động.
Thứ tư, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp TFP là nhiệm vụ đang được Chính phủ quan tâm với việc tăng cường đầu tư cho khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, kết nối thông minh, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thể chế pháp luật, nâng cao năng lực quản trị nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí giao dịch cho nền kinh tế.
Thứ năm, Việt Nam đang chủ động hội nhập quốc tế trên tinh thần phát huy nội lực, vượt qua thách thức, khai thác có hiệu quả các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA với EU và RCEP. Thực hiện cam kết trong các FTA sẽ mở cửa nhiều thị trường rộng lớn cho đầu tư thương mại, góp phần chuyển đổi môi trường pháp luật, kinh doanh của Việt Nam tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, thực sự tạo cơ hội và sức ép về nâng cao sức cạnh tranh và năng suất của các doanh nghiệp, qua đó nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế.
Thủ tướng khẳng định, để có thể thực hiện hiệu quả những biện pháp đòn bẩy tăng năng suất nêu trên, Chính phủ phải kiên định giữ vững ổn định chính trị xã hội, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, quyết tâm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đây là những điều kiện tiên quyết cho thành công của mọi dự án đầu tư, kế hoạch kinh doanh.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá xăng có thể giảm về dưới 24.000 đồng/lít từ chiều mai (21/4)
- ·CLB Thanh Hoá bỏ giải châu Á: Đừng coi là chuyện bình thường
- ·Cần đưa các nguyên tắc cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành khi sửa các luật
- ·Kết quả bóng đá Olympic Pháp 1
- ·Doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng bằng các giải pháp sáng tạo
- ·Kiên Giang: Bắt đối tượng "nổ" xin được chủ trương đầu tư dự án, chiếm đoạt 5 tỷ đồng
- ·Các khoản chi cho tổ chức Đảng được tính vào chi phí
- ·Công bố kết luận thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
- ·Backlink báo tại ClickOn Digital – Giải pháp cải thiện thứ hạng website cho doanh nghiệp
- ·Hướng dẫn việc hủy tờ khai hải quan
- ·Hệ sinh thái y tế “lấy sự hài lòng của người bệnh làm mục tiêu đổi mới
- ·Hải quan phía Bắc tập huấn về miễn, giảm, hoàn thuế
- ·Lịch thi đấu Olympic 2024 của đoàn thể thao Việt Nam hôm nay 27/7
- ·Áp dụng chính sách riêng nếu khai tách cả lô hàng thành các loại hình khác nhau
- ·Đảm bảo quyền lợi người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong dịp Tết
- ·Thủ tục kiểm tra chuyên ngành: 344 văn bản níu chân doanh nghiệp
- ·Southgate chia tay tuyển Anh: Thành công và sự ảo tưởng
- ·Không miễn thuế cho hàng NK thay thế cho hàng bị hỏa hoạn
- ·Ngành Nông nghiệp tỉnh thăm đồng đầu năm
- ·Hải quan sẽ cung cấp công cụ để DN tra cứu mức độ và lý do phân loại DN