【ty le bd hn】77 tuổi vẫn chắt chiu nuôi đam mê lớn
Gặp nghệ nhân Trần Huỳnh Nhạn (ảnh) tại một quán ca cổ nhỏ ở thị trấn Ngã Sáu,ổivẫnchắtchiunuiđammlớty le bd hn nơi ông vẫn chắt chiu nuôi dưỡng niềm đam mê đờn ca tài tử (ĐCTT) của mình, tôi hơi bất ngờ khi đã 77 tuổi, ông vẫn phải kiếm sống sau bao vất vả để nuôi dạy con nên người và nuôi dưỡng niềm đam mê một đời.
Tiếp nối truyền thống gia đình
Ông sinh ra ở xã Đông Phú, huyện Châu Thành, trong một gia đình nhiều thế hệ chơi tài tử, từ ông nội và đến bây giờ có rất nhiều đứa cháu thành danh nhờ đờn, ca tài tử. Ông kể, ngày xưa, ông nội chơi đờn rất hay, rồi dạy cho ba ông - nghệ nhân Trần Văn Kía (đã mất năm 1984). Hồi đó, ở nhà ông lúc nào cũng đông đúc, bởi ba ông dạy đờn, ca cho những người yêu tài tử. Không biết từ bao giờ, ông đã ngấm chất tài tử nhờ học lóm, rồi được ba mình truyền dạy khi đã cầm được cây đờn, lúc đó khoảng 10 tuổi. Từ đó, ông học rất nhanh, bởi có tố chất và sáng dạ. Vượt qua những người con khác trong gia đình, ông trở nên nổi bật và được cha truyền dạy nhiều nhất. Năm 1952, cha ông tham gia kháng chiến, vào vùng giải phóng, ông ở nhà nối tiếp nghiệp cha dạy đờn ca để kiếm thêm thu nhập nuôi sống gia đình. Cũng từ đó, niềm đam mê và quyết tâm theo nghiệp đờn ca ngày càng lớn và ông xác định cho mình phải làm tất cả để có thể được sống với nghề…
Việc truyền nghề được ông tiếp tục và đó cũng là cái nghiệp mãi đeo mang. Sau năm 1975, ông tham gia công tác tại địa phương, làm Trưởng đoàn văn nghệ, Trưởng ban Văn hóa Thông tin xã Đông Phú. Từ đây, không chỉ xây dựng chương trình đi biểu diễn phục vụ Nhân dân, mà ông còn sáng tác, viết và dàn dựng kịch bản dành cho công tác tuyên truyền.
Vừa đờn, ca lại có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, nên những sáng tác của ông gần gũi, dễ hát, dễ nghe. Ông còn viết lời cho các bài bản tài tử, từ những câu chuyện gần gũi, mắt thấy tai nghe để khuyên bảo mọi người sống tốt, sống có ích.
Ông còn truyền nghề cho chính những người em, cháu của mình. Giờ, họ cũng đã thành đạt và vẫn theo nghiệp ĐCTT như hai nghệ nhân là em ruột của ông là Trần Trung Thành (Cần Thơ) và Trần Hà Thủy (Sóc Trăng). Những người cháu của ông cũng theo nghiệp đờn ca và khá thành danh như nghệ nhân Trần Thanh Dũng (Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Hậu Giang), nghệ nhân Trần Hà Giang (Sóc Trăng), nghệ nhân Trần Minh Luân (nhạc công Đoàn cải lương Tây Đô)… Tất cả đều là niềm tự hào của ông, vì đã tiếp nối và kế thừa truyền thống của gia đình và làm cho nghệ thuật ĐCTT được giữ gìn, phát huy một cách hiệu quả nhất.
Niềm vui tuổi già là tài tử
Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, ông đã sống trọn niềm đam mê được đờn, ca và truyền nghề. Ông nói theo nghiệp này cực lắm, nhưng mà vui. Phải có tình yêu lớn mới theo được. Vướng bận cuộc sống gia đình, lo cho con cái ăn học, ông phải vất vả ngược xuôi đi đàn ở các nhà hàng, quán ăn ở Cần Thơ. Người biết thưởng thức thì ông như tìm được tri âm, người không biết, nếu hỏi, ông nhẹ nhàng giải thích để họ thấy được cái đẹp, cái hay của ĐCTT mà cùng giữ gìn và phát huy.
Khi lớn tuổi, ông về quê mở quán ăn, có phục vụ tài tử, cốt để tìm những người tri âm để cùng đờn, cùng ca và thưởng thức. Rồi quán ở Đông Phú ít khách, ông lại mua miếng đất nhỏ ở ấp Phước Thuận, thị trấn Ngã Sáu để mở quán khoảng 5 năm nay. Nơi đây trở thành điểm sinh hoạt hàng tháng của câu lạc bộ ĐCTT thị trấn Ngã Sáu. Quán cũng vắng khách, nhưng cũng có thu nhập làm niềm vui, giúp ông trang trải cuộc sống, phục vụ cho niềm vui tuổi già của mình.
Khi được hỏi ông có hài lòng với cuộc sống hiện tại? Ông cười thật hiền: “Cả một đời bươn chải cũng vì niềm đam mê đờn, ca. Giờ, đã 77 tuổi rồi, vẫn còn đờn, ca được và sáng tác, tự nuôi sống mình chưa phải nhờ đến con, cháu, tôi thấy mãn nguyện rồi. Ước mơ của tôi bây giờ là được truyền dạy cho nhiều người để ĐCTT tiếp tục được giữ gìn và phát huy”. Ước mơ đơn giản nhưng đầy ý nghĩa của một người đã dành trọn đời để theo đuổi ĐCTT. Bởi vậy, gia tài của ông hiện tại vẫn là cây đờn và những người bạn cùng có niềm yêu thích tài tử. Dù cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, nhưng niềm vui và hạnh phúc vì được đờn, ca đã giúp ông quên đi vất vả, giữ được nụ cười trên môi để có sức tiếp tục truyền nghề trong những tháng ngày còn lại của cuộc đời. Mới thấy, ngọn lửa mà ông thắp thật đáng trân quý.
Nghệ nhân Trần Huỳnh Nhạn đờn, ca thông thạo các bài bản tài tử. Ông có thể đờn được ba nhạc cụ: kìm, sến và guitare phím lõm. Ông còn có hàng trăm sáng tác bài ca cổ và viết lời mới các bài bản tài tử. Trong cuộc đời của mình, ông truyền dạy trên 100 người… |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Hà Nội: Thu giữ hàng ngàn sản phẩm giả mạo xuất xứ tại khu phố cổ
- ·Thế giới vượt 206 triệu ca mắc; Nga lần đầu có trên 800 ca tử vong/ngày
- ·Lễ hội áo dài tôn vinh danh thắng Việt Nam
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·NSƯT Hoài Linh trở lại sau lùm xùm từ thiện
- ·Đại sứ quán Bỉ tặng 6.200 túi vệ sinh cá nhân cho trẻ em mầm non
- ·Phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Đỗ Nhuận
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Tổ chức đầu tiên được phép đấu giá trực tuyến
- ·Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·Thương hiệu xe Mỹ tổ chức lái thử quy mô lớn
- ·Tái hiện vở kịch kinh điển của Na Uy trên sân khấu Việt Nam
- ·Bắc Ninh: Bí thư, Chủ tịch tỉnh trực tiếp đối thoại với 400 công nhân
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Anh ủng hộ đề xuất tăng thuế của Thủ tướng Boris Johnson
- ·12 khách hàng may mắn khi mua nhẫn cưới
- ·Xử nghiêm vi phạm giao thông đường thủy
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Israel ca nhiễm tăng kỷ lục; Anh ca tử vong mới cao nhất 5 tháng