【kết quả bóng đá sheffield】Khủng hoảng giáo dục ở Philippines sau 2 năm duy trì học trực tuyến
Theo tờ New York Times, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhấn mạnh việc đóng cửa các trường tiểu học và trung học nhằm mục đích bảo vệ học sinh và gia đình của các em khỏi virus SARS-CoV-2. Philippines là một trong những quốc gia có tỉ lệ tiêm phòng COVID-19 thấp nhất ở châu Á, với chỉ 16% dân số được tiêm chủng đầy đủ trong bối cảnh các ca nhiễm biến thể Delta đang tăng mạnh trong những tháng gần đây.
Điều đó khiến Philippines, với khoảng 27 triệu học sinh, trở thành một trong số ít các quốc gia đã đóng cửa hoàn toàn trường học trong suốt đại dịch, bên cạnh Venezuela, theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF). Các quốc gia khác từng đóng cửa trường học, như Bangladesh, Arab Saudi và Kuwait, đã chuyển sang giai đoạn mở cửa trở lại.
“Tôi không thể đánh cược sức khỏe của trẻ em”, Tổng thống Duterte hồi tháng 6 tuyên bố, bác bỏ khuyến nghị từ Bộ Y tế về mở cửa trở lại trường học.
Động thái đóng cửa gần 2.000 trường học đã gây khó khăn cho các phụ huynh và học sinh ở một quốc gia tình trạng nghèo đói luôn hiện hữu như Philippines. Rất nhiều người, đặc biệt là người dân ở vùng hẻo lánh hay nông thôn, không có máy tính và Internet ở nhà để học trực tuyến.
Iljon Roxas, một học sinh trung học ở thành phố Bacoor, phía nam Manila, cho biết việc phải học trên máy tính trong suốt năm qua khiến em khó tập trung. Iljon khao khát được trở lại lớp học thực sự.
“Em nhớ rất nhiều thứ, như được trò chuyện với các bạn cùng lớp vào giờ giải lao”, Iljon nói. Em cũng nhớ cả thầy cô. Từ năm ngoái đến nay, chúng em bị mắc kẹt trước màn hình máy tính”.
Cuộc khủng hoảng học trực tuyến không chỉ xảy ra ở Philippines. Nhiều quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, cũng đang chật vật tìm cách cân bằng giữa nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho cộng đồng và giáo dục trẻ em.
Trong khi đó, một số nước như Anh, đã mở cửa trường học ngay cả khi số ca nhiễm tăng mạnh vì biến chủng Delta. Còn tại những nơi trường học đóng cửa suốt quãng thời gian dài như Philippines, các chuyên gia giáo dục lo ngại sẽ tạo ra một thế hệ học sinh lạc lõng, bị hạn chế khả năng tiếp thu hay bày tỏ ý kiến bởi việc học tập từ xa và các bậc phụ huynh quá vất vả vì phải làm thay phần việc chuyên môn của giáo viên.
Maritess Talic, 46 tuổi, cho biết cô sợ rằng hai con mình có thể không học được gì trong suốt một năm qua. Cô và chồng chỉ là công nhân xây dựng với thu nhập bấp bênh. Họ đã phải tích góp khoảng 100 USD để mua một chiếc máy tính bảng cũ cho hai con mình học online, một đứa 7 tuổi, một đứa 9 tuổi.
Gia đình Talic, sống tại Imus, khu ngoại ô phía nam thủ đô Manila, cũng không có đường truyền Internet ổn định. Họ thanh toán tiền mạng bằng thẻ trả trước nên dung lượng đôi khi hết ngay giữa chừng lớp học trực tuyến của hai đứa trẻ. Talic còn gặp không ít khó khăn khi dạy các con môn toán và khoa học bởi trình độ học vấn của cô cũng không cao.
"Mọi việc thực sự không dễ dàng", Talic nói và cho thêm rằng hai đứa trẻ còn gặp khó khăn khi phải dùng chung một chiếc máy tính bảng. "Đôi lúc chúng tôi còn không có đủ tiền trả hóa đơn điện, vậy mà giờ đây, chúng tôi còn phải chi thêm tiền để mua thẻ Internet trả trước".
Người mẹ chia sẻ cô hiểu sự cần thiết phải ưu tiên sức khỏe trước việc mở cửa trường học, nhưng cô cũng lo sợ cho tương lai của con mình. “Tôi sợ rằng con mình sẽ chẳng tiếp thu được gì. Kết nối Internet đôi khi quá chậm”.
Ngay cả trước đại dịch, Philippines đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng giáo dục. Lớp học quá đông, cơ sở hạ tầng trường công kém chất lượng và mức lương giáo viên thấp đến mức tuyệt vọng, tạo ra tình trạng thiếu giáo viên.
Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2020 cho biết mức độ bao phủ Internet ở Philippines không đồng đều. Năm 2018, khoảng 57% trong 23 triệu hộ gia đình nước này có mạng Internet. Chính phủ đang nỗ lực để cải thiện tình trạng mất cân bằng về khả năng tiếp cận kỹ thuật số trong cộng đồng.
Thị trưởng Manila Francisco Domagoso năm ngoái cho biết họ đã phát 130.000 máy tính bảng cùng 11.000 máy tính xách tay hỗ trợ học sinh và giáo viên.
UNICEF hồi tháng 8 lưu ý rằng việc đóng cửa trường học gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới trẻ em dễ bị tổn thương vốn phải đối diện các thách thức về đói nghèo và bất bình đẳng. Họ kêu gọi mở cửa trường học tại Philippines, bắt đầu từ những khu vực nguy cơ thấp và áp dụng các quy trình an toàn nghiêm ngặt.
Oyunsaikhan Dendevnorov, đại diện UNICEF tại Philippines, cho biếtviệc đóng cửa trường học mang đến hàng loạt hệ lụy cho học sinh, như nguy cơ gặp các vấn đề về tinh thần, bỏ học, phải lao động sớm hay tảo hôn.
Khi các lớp học trực tuyến bắt đầu trở lại trong tuần này, Bộ trưởng Giáo dục Philippines Leonor Briones cho rằng đây là một thành công lớn. Bà cho biết đã có khoảng 23 triệu trẻ em, từ cấp tiểu học đến trung học, đăng ký học. Nhưng bà cũng thừa nhận rằng con số tuyển sinh năm nay ít hơn khoảng 2 triệu em so với năm ngoái.
Bà Regina Tolentino, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Biên tập viên Báo chí Đại học Philippines, cho rằng học trực tuyến là lựa chọn duy nhất, gia đình các học sinh nghèo sẽ phải tốn thêm một khoản không nhỏ để mua máy tính và thẻ Internet, có thể lạm vào tiền mua nhu yếu phẩm.
Tuy nhiên, các bác sĩ và chuyên gia y tế hàng đầu cho rằng dù mở cửa trường học là một mục tiêu quan trọng, an toàn cho sức khỏe cộng đồng vẫn cần được ưu tiên hàng đầu.
Đến nay, mới chỉ có 14 triệu người Philippines được tiêm chủng đầy đủ, thấp hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu của chính phủ là hoàn thành tiêm vaccine cho 70 triệu người vào cuối năm nay. Một số bệnh viện đang rơi vào tình trạng quá tải, cảnh tượng bệnh nhân phải thở ôxy giữa bãi đỗ xe đã trở nên phổ biến.
Tiến sĩ Anthony Leachon, chuyên gia hàng đầu về y tế công cộng, thành viên ban cố vấn COVID-19 của Chính phủ Philippines, kêu gọi giới chức nhanh chóng tiêm chủng cho nhóm trẻ 12-17 tuổi để tái mở cửa trường học.
“Mở cửa trường học trong lúc biến chủng Delta đang lây lan như hiện nay thực sự nguy hiểm”, ông nói.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Lốc xoáy cuốn bay mái tôn lên không trung, gây nổ bình điện ở Đồng Tháp
- ·Gái mại dâm Trung Quốc giá cả tỷ đồng mỗi đêm sa lưới
- ·Đàn ông Việt 'giật giải' quán quân nhậu ở ĐNÁ và rất có thể là 'quán quân' ung thư đường tiêu hóa
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Tình hình Ukraine mới nhất:Quân đội Ukraine rút 12 khẩu pháo khỏi giới tuyến ở Donbass
- ·Quan điểm của Bí thư Thành ủy Hà Nội về tòa cao ốc gần khu lăng Bác?
- ·Cháy chung cư: Các vật dụng giúp thoát hiểm
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·Đi bộ dọc đường sắt, người đàn ông bị tàu hỏa tông tử vong
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Yên Bái: Tìm thấy thi thể người phụ nữ bị nước lũ cuốn trôi
- ·Nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo được BHYT chi trả hàng trăm triệu đồng
- ·Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (khóa XI) khai mạc trọng thể
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Ông Nguyễn Minh Triết vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định
- ·Dự báo thời tiết ngày mai 14/10: Bắc Bộ ngày nắng, không mưa
- ·Sự phát triển cộng sinh giữa báo chí và mạng xã hội
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Mẹ cùng con trai 2 tuổi mất tích do mưa lũ ở Lào Cai