会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd vdqg vn】Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đẩy nhanh cổ phần hóa cần sự vào cuộc của toàn hệ thống!

【kqbd vdqg vn】Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đẩy nhanh cổ phần hóa cần sự vào cuộc của toàn hệ thống

时间:2024-12-23 12:24:07 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:693次
bo truong bo tai chinh day nhanh co phan hoa can su vao cuoc cua toan he thongChính phủ đưa ra 3 nhóm giải pháp đẩy mạnh quản lý vốn và cổ phần hóa DNNN
bo truong bo tai chinh day nhanh co phan hoa can su vao cuoc cua toan he thongCác chuyên gia kiến nghị gì về cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước?ộtrưởngBộTàichínhĐẩynhanhcổphầnhóacầnsựvàocuộccủatoànhệthốkqbd vdqg vn
bo truong bo tai chinh day nhanh co phan hoa can su vao cuoc cua toan he thongPhó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc pháp lý, đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại DNNN
bo truong bo tai chinh day nhanh co phan hoa can su vao cuoc cua toan he thong
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận định rằng tiến độ cổ phần hóa đang rất chậm.

Còn 71% kế hoạch

Báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính cho thấy: Tính đến ngày 30/9, đã có 148 doanh nghiệp nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại theo Quyết định số 707/QĐ-TTg. Số lượng doanh nghiệp chưa được phê duyệt phương án cơ cấu lại là 378 doanh nghiệp (chiếm 71%).

Sở dĩ số lượng chưa được phê duyệt phương án cơ cấu lại còn lớn là do nhiều bộ, ngành, địa phương chưa nắm bắt được tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã trình chủ sở hữu phương án cơ cấu lại, đang xem xét, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo kế hoạch cổ phần hóa do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì giai đoạn 2017 – 2020 phải cổ phần hóa là 128 doanh nghiệp.

Giai đoạn 2016 đến tháng 9/2019, đã có 168 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.056 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.694 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 168 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 36/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đề ra (đạt 28%), số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch tính đến hết năm 2020 là 92 doanh nghiệp.

Tình hình thực hiện cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là rất chậm. Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa đến năm 2020 là: TP. Hà Nội cổ phần hóa 13 doanh nghiệp (4 tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; TP.HCM cổ phần hóa 38 doanh nghiệp (11 tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa 6 doanh nghiệp (3 tập đoàn, 3 tổng công ty); Bộ Công thương cổ phần hóa 4 doanh nghiệp (3 tổng công ty); Bộ Xây dựng cổ phần hóa 2 tổng công ty.

Về kế hoạch thoái vốn, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì giai đoạn 2017 – 2020 phải thực hiện thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

Giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9/2019, cả nước đã thoái được 24.510 tỷ đồng, thu về 170.629 tỷ đồng, trong đó phần lớn là số vốn đã thoái tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn với giá trị lớn được điểm danh là: Bộ Công thương (thoái vốn tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam), Bộ Giao thông vận tải (thoái 30,4% vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - Công ty CP và 35,16% vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Công ty CP), Bộ Xây dựng (còn phải thoái vốn tại 8/11 Tổng công ty cổ phần); TP. Hà Nội (còn phải thoái vốn tại 31/34 doanh nghiệp),...

Theo Bộ Tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước ngày càng tăng, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; đã và đang trực tiếp nắm giữ tỷ trọng đa số hoặc chi phối một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Cùng với thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các tập đoàn, tổng công ty thực hiện phương án cơ cấu lại doanh nghiệp theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; theo báo cáo, kết quả chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài đều có lãi, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cần xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân

Chia sẻ tại Hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được tổ chức sáng 16/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chỉ ra nhiều vấn đề. Đó là: Một số bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn năm 2018 theo đúng phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, phải điều chỉnh kế hoạch thực hiện cho phù hợp với thực tế.

Tiến độ phê duyệt đề án cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền phê duyệt của các bộ, ngành, địa phương còn chậm; việc triển khai đề án cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chậm, đặc biệt là nội dung thoái vốn, cổ phần hóa.

Một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp gặp vướng mắc, lúng túng, chưa thống nhất trong quá trình triển khai cổ phần hóa, thoái vốn theo các quy định mới; vẫn còn doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ, không tương xứng với nguồn lực nắm giữ.

Việc chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc xác định phần vốn nhà nước, thu nộp các khoản thu từ cổ phần hóa theo quy định.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước khẩn trương xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trực thuộc theo đúng quy định tại Quyết định số 707/QĐ-TTg; kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan về việc chậm phê duyệt phương án theo quy định.

Bộ Tài chính đã kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành nghị định về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; rà soát, xây dựng tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn sau năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động đặc thù của doanh nghiệp.

“Để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước, cần sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước” – Bộ trưởng nói.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Gia đình nổi tiếng vì bệnh tật
  • Xe đạp điện VinFast ra mắt thị trường Mỹ, mức giá dự kiến từ 2.800 USD
  • Hà Nội khai trương hệ thống vé điện tử liên thông
  • Phân loại rác thải tại nguồn: Nỗ lực không ngừng nghỉ những ngày cuối năm
  • Xót cảnh bố nằm liệt giường, con trai bệnh lao hạch
  • Chuyên gia chia sẻ sáng kiến phát triển bền vững cho hành tinh xanh
  • Tiêu dùng xanh: Lợi ích và những tác động tích cực đến môi trường sống
  • Vinamilk ghi dấu ấn trong lĩnh vực phát triển bền vững
推荐内容
  • Được tặng ô đất, làm sổ đỏ thế nào?
  • Công nghệ đám mây mở đường cho quá trình khử cacbon thế nào?
  • Doanh nghiệp đối diện thử thách khi chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn
  • Nhóm giáo viên giành giải nhất thi Sáng kiến tiêu dùng xanh, giảm ô nhiễm nhựa
  • Rớt nước mắt khi đối diện bệnh nhi 3 tuổi
  • Có nên trồng rau củ trong thùng xốp không?