【nhận định roma】109 người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, xử lý kỷ luật 80 người
Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề,ườiđứngđầuđểxảyrathamnhũngxửlýkỷluậtngườnhận định roma chất vấn trong lĩnh vực thanh tra.
Chuyển hơn 1.000 vụ, 870 đối tượng sang cơ quan điều tra
Báo cáo Chính phủ cho biết, trong 2,5 năm (2021, 2022 và 6 tháng đầu năm 2023), toàn ngành thanh tra đã triển khai gần 16.500 cuộc thanh tra hành chính và gần 355 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, ban hành hơn 365 nghìn kết luận thanh tra.
Từ đó, phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 337,3 nghìn tỷ đồng, hơn 18,4 nghìn ha đất; trong đó kiến nghị thu hồi trên 197,5 nghìn tỷ đồng đồng và gần 1,4 nghìn ha đất.
Đáng chú ý, cơ quan thanh tra đã kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 6.655 tập thể và 17.775 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 1.090 vụ, 870 đối tượng.
Ngoài ra, toàn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện hơn 20 nghìn kết luận và quyết định xử lý về thanh tra. Kết quả, các cơ quan chức năng đã thu hồi hơn 5,1 nghìn tỷ đồng (đạt tỷ lệ 47%), 663 ha đất; xử lý khác về kinh tế hơn 1 nghìn tỷ (đạt tỷ lệ 47,6%).
Cùng với đó, xử lý hành chính 8.211 tổ chức (đạt 94%), 19.111 cá nhân (đạt 93%); chuyển cơ quan điều tra 245 vụ, 353 đối tượng; khởi tố 29 vụ, 92 đối tượng…
Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra đã triển khai nghiêm túc các cuộc thanh tra trong kế hoạch và đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Trong đó có thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh; thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường…
Chuyển đổi vị trí công tác 111.430 cán bộ, công chức, viên chức
Về công tác phòng, chống tham nhũng, báo cáo của Chính phủ cho biết, các bộ, ngành, địa phương kiểm tra tại 34.389 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, phát hiện 780 đơn vị vi phạm.
Các bộ, ngành, địa phương tiến hành 15.177 cuộc kiểm tra việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 865 vụ việc vi phạm, 1.374 người vi phạm, kiến nghị thu hồi và bồi thường 972,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, bộ, ngành, địa phương đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại 122.319 cơ quan, tổ chức, đơn vị, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 934 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.
Các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác đối với 111.430 cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Cũng trong thời gian này có hơn 1,3 triệu người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập; 25.858 người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập; 5 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
Cũng trong kỳ báo cáo có 109 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, đã xử lý kỷ luật 80 người.
Qua công tác tự kiểm tra nội bộ, thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện 216 vụ việc, 308 người có hành vi liên quan đến tham nhũng.
Xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập
Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Chính phủ yêu cầu tăng cường thanh tra công tác quản lý Nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương dễ phát sinh nhiều vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, nhiều đơn khiếu nại, tố cáo và dư luận xã hội quan tâm.
Đồng thời, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra.
Đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, nhất là tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm, tiêu cực, tham nhũng và đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
Chính phủ cũng lưu ý đến việc tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng, triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao hoặc có nhiều dư luận về tham nhũng; tiến hành thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cam kết xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập…
Trung tướng Tô Ân Xô: 'Không ai dám tạo áp lực, can thiệp vào các án tham nhũng'
Trung tướng Tô Ân Xô khẳng định: Với quyết tâm phòng chống tham nhũng, tiêu cực triệt để, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không bị bất kỳ sức ép nào nên không người nào dám tạo áp lực để can thiệp vào quá trình xử lý các vụ án tham nhũng.(责任编辑:World Cup)
- ·Hà Nội: Khoanh vùng cách ly quy mô phù hợp, ngăn chặn, cắt đứt cơ chế lây lan dịch bệnh
- ·TÌnh yêu đầy phép màu
- ·Tâm sự của gái ế
- ·Hồ nước tuyệt đẹp, được cho là chứa hàng tấn vàng nhưng chẳng ai dám khai thác
- ·Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về sản phẩm mỳ ăn liền Gấu Đỏ
- ·Chàng trai nổi tiếng Instagram với 'mái tóc mây' đáng kinh ngạc
- ·Ví điện tử, tiền ảo, cầm đồ, cho vay trực tuyến... tiềm ẩn rủi ro rửa tiền
- ·YouTuber Hàn bị tố 'giả vờ nhai' rồi nhổ thức ăn trong clip mukbang
- ·Rà soát, đánh giá xử lý chất thải y tế trong phòng, chống dịch COVID
- ·IHS Markit: Tình trạng thiếu lao động đe dọa quá trình phục hồi ngành sản xuất Việt Nam
- ·Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế thông tin chính thức việc có hay không kit xét nghiệm phát hiện Omicron
- ·Cách nấu phở bò gầu tái đúng vị
- ·Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tập trung gỡ khó cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp lớn
- ·Vẫn còn nhiều khó khăn, phiền hà trong thủ tục đầu tư xây dựng
- ·Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đang dần hồi phục
- ·Người trúng xổ số lo sợ tương lai, dè chừng người quen
- ·Gói mì gây thương nhớ với ‘topping’ nấm bào ngư tươi
- ·Đào được chiếc lọ kỳ lạ, chủ nhân được khuyên để ngay vào chỗ cũ
- ·Sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp miễn giảm thuế cho người nộp thuế
- ·6 nhóm hàng xuất khẩu mang về 170 tỷ USD