【kết quả bóng đá my】IHS Markit: Tình trạng thiếu lao động đe dọa quá trình phục hồi ngành sản xuất Việt Nam
PMI có sự cải thiện nhưng triển vọng ngắn hạn vẫn chịu áp lực từ Covid-19 |
Ngày 1/12, IHS Markit công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam nhích nhẹ lên 52,2 điểm trong tháng 11 so với 52,1 điểm trong tháng 10, cho thấy các điều kiện kinh doanh cải thiện tháng thứ hai liên tiếp sau thời kỳ giảm do làn sóng đại dịch Covid-19 trước đó.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ hai liên tiếp khi các hạn chế do đại dịch trong những tháng gần đây đã thúc đẩy nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất. Tốc độ tăng đạt mức nhanh và mạnh nhất kể từ tháng 4. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tiếp tục tăng, nhưng mức tăng chỉ khiêm tốn khi Covid-19 tiếp tục kìm hãm thương mại quốc tế.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng và mức độ hạn chế do dịch bệnh giảm đi so với thời gian trước trong năm giúp các nhà sản xuất có thể tiếp tục tăng sản lượng trong tháng 11. Trong khi tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng mới nhanh hơn, sản lượng lại không được như vậy khi hầu như chỉ tăng với tốc độ tương đương như tháng 10. Một số công ty cho biết tình trạng thiếu hụt lao động đã làm hạn chế sản xuất.
Một số người trả lời khảo sát cho biết công nhân đã lo lắng về đại dịch và ngần ngại không muốn trở lại làm việc, khiến các nhà sản xuất khó tăng được lực lượng lao động để đáp ứng khối lượng công việc tăng. Kết quả là, lượng công việc tồn đọng đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp.
Những lo lắng về đại dịch cũng làm ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà sản xuất khi tâm lý kinh doanh đã giảm so với tháng 10. Tuy nhiên, các công ty vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới khi có những hy vọng rằng tình trạng sức khỏe cộng đồng sẽ cải thiện.
Giá dầu và chi phí vận tải tăng, cộng với tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, đã góp phần làm giá cả đầu vào tiếp tục tăng trong tháng 11 với tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2011. Giá cả đầu ra cũng tăng nhanh hơn nhiều so với tháng 10 khi các công ty chuyển giao gánh nặng chi phí sang cho khách hàng.
Dữ liệu chỉ số cũng phản ánh những khó khăn trong việc mua hàng hóa đầu vào, cho thấy thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài đáng kể. Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, sự suy giảm năng lực của khâu chuyển hàng và những khó khăn trong hoạt động vận tải do đại dịch Covid-19 đã góp phần làm kéo dài thời gian giao hàng. Tuy nhiên, lần suy giảm hoạt động này là nhẹ nhất trong 6 tháng qua.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Bị cáo buộc vận chuyển hơn 10kg ma tuý, Quân 'idol' bị đề nghị tử hình
- ·Ấn định ngày xét xử Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
- ·Chủ tịch Xuyên Việt Oil chiếm nghìn tỷ tiền thuế để mua đất, cho vay, chi hối lộ
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Xe nào đỗ sai quy định trong trường hợp này?
- ·Khởi tố nhóm dùng trạm BTS giả phát tán tin nhắn quảng cáo web cờ bạc ở TP.HCM
- ·Bắt Ngọc 'say'
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Khởi tố nhóm dùng trạm BTS giả phát tán tin nhắn quảng cáo web cờ bạc ở TP.HCM
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Bắt Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện ở Gia Lai
- ·Khởi tố kẻ nổ súng vào quán cà phê làm 2 vợ chồng thương vong ở Đồng Nai
- ·Quân 'idol' cùng 3 đồng phạm bị tuyên án tử
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Mâu thuẫn trong kinh doanh, người đàn ông đâm một phụ nữ tử vong
- ·Nhận hối lộ, nguyên cán bộ Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất bị khởi tố
- ·Đi giải quyết mâu thuẫn, nam thanh niên bị đâm tử vong
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Khởi tố kẻ nổ súng vào quán cà phê làm 2 vợ chồng thương vong ở Đồng Nai