【các bảng c1】Tái cơ cấu ngân hàng sắp có bước tiến mới?
Phiên họp sáng 18/9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
Bên cạnh 4 ngân hàngđược kiểm soát đặc biệt gồm CBBank,áicơcấungânhàngsắpcóbướctiếnmớcác bảng c1 OceanBank, GPBank và DongABank được phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc, chủ trương cơ cấu lại Ngân hàng Sài Gòn (SCB) cũng đã được trình Chính phủ.
Gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo thực hiện một số nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ, trong lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ cho biết đến nay Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, gồm CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank.
Hiện tại, các bên liên quan đang thực hiện tiếp các nội dung tiếp theo sau khi chủ trương được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại số ngân hàng này.
Riêng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) - nhà băng được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022, báo cáo nêu, trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại SCB của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB theo quy định.
Liên quan đến SCB, tại Nghị quyết 144 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, trong đó phải có báo cáo cấp có thẩm quyền về phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 9, không để chậm trễ hơn.
Ngoài các ngân hàng, tại báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ còn cho biết, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng đang tích cực thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém đang được Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu chủ trương, định hướng cơ cấu lại. Việc này nhằm đưa ra phương án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thẩm tra, cơ quan của Quốc hội cho rằng, việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) kéo dài, khó khăn do phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng.
Mặt khác, các nhà băng cũng cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông chiến lược, nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc. Cơ chế, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài.
Về xử lý nợ xấu, cơ quan thẩm tra đánh giá quá trình này vừa qua đã tích cực. Đến cuối tháng 5/2023, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý hơn 1,64 triệu tỷ đồng nợ xấu, trong đó 74,5% là do các tổ chức tín dụng tự xử lý; còn nợ bán cho VAMC và các tổ chức khác khoảng 25,5%. Riêng 5 tháng đầu năm 2023, khoảng 75.000 tỷ đồng nợ xấu được các nhà băng xử lý, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếVũ Hồng Thanh nhấn mạnh, thời gian gần đây nợ xấu cũng có chiều hướng tăng. Đến cuối tháng 5/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,65% (cao hơn mức 2,0% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống các TCTD là 5,46% so với tổng dư nợ (tăng so với mức 4,21% vào cuối năm 2022).
- ·Quảng Bình: Thiên đường hang động và biển xanh vẫy gọi
- ·Thủ tướng: UAE là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác đầu tư
- ·TP.Bến Cát: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch đầu tư công 2024
- ·Thủ tướng đã duyệt gói hỗ trợ năm 2021 trị giá 115.000 tỷ đồng
- ·Giá heo hơi hôm nay 17/10: Vẫn chưa thấy đáy
- ·Tỷ phú Bill Gates có thể giàu gấp đôi Elon Musk, gấp 3 lần Jeff Bezos nếu như ông không làm điều này
- ·Sở hữu 60 tỷ USD, nhà sáng lập TikTok bước vào hàng ngũ tỷ phú giàu nhất thế giới
- ·Doanh nghiệp tha thiết sớm có cơ chế tự mua vaccine cho người lao động
- ·Giá xăng dầu hôm nay 24/6: Tiếp tục giảm
- ·Đồng Tháp dồn lực phòng chống dịch, đưa 2 đơn vị xét nghiệm SARS
- ·Cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023
- ·Đà Nẵng giảm hơn một nửa số cuộc tiếp xúc cử tri trực tiếp để chống Covid
- ·Chủ tịch Quốc hội đề nghị EU giúp Việt Nam tiếp cận nguồn vaccine phòng Covid
- ·TP.Bến Cát: Nông nghiệp đô thị, công nghệ cao phát triển mạnh
- ·Chiến lược Phát triển Ngành nghề Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn 2045
- ·Đề nghị tăng cường kiểm tra, công khai cơ sở bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng
- ·Xử lý dứt điểm 8 văn bản sai sót, trái luật trước 30/6
- ·Tập đoàn của tỷ phú giàu nhất châu Á đầu tư 80 tỷ USD vào các dự án năng lượng xanh
- ·Diện tích rừng giảm nhẹ, công tác bảo vệ rừng được tăng cường
- ·Kỳ lạ chuyện số phận trái ngược của hai nàng “công chúa Huawei” đều không mang họ cha