【ty so barcelona】Vùng đất có nhiều tỷ phú sinh sống hơn cả New York
Vùng đất có nhiều tỷ phú sinh sống hơn cả New York
Được mệnh danh là "Thung lũng Silicon" của Trung Quốc,ùngđấtcónhiềutỷphúsinhsốnghơncảty so barcelona số lượng tỷ phú sinh sống tại Thâm Quyến hiện nay nhiều hơn bất kỳ thành phố nào của Mỹ.
Từng là một thị trấn nông nghiệp nhỏ, Thâm Quyến đã trải qua quá trình chuyển đổi lớn trong vài thập kỷ qua để trở thành một trong những thành phố thịnh vượng nhất ở Trung Quốc. Ngày nay, số lượng tỷ phúsinh sống tại thành phố này chỉ xếp sau hai siêu đô thịkhác của Trung Quốc là Bắc Kinh và Thượng Hải.
Gu Qingyang, một nhà kinh tế học chia sẻ: "Thâm Quyến là vùng đất có tinh thần kinh doanh mạnh mẽ. Mọi người đến đây đều vì mục đích là làm giàu và kiếm tiền".
Theo Hurun Global Rich List, bảng xếp hạng của công ty tư nhân Trung Quốc, Thâm Quyến đã vượt qua New York để trở thành thành phố hàng đầu được giới siêu giàu lựa chọn. Tính đến ngày 14/1, New York là nơi cư trú của 110 tỷ phú, trong khi Thâm Quyến có 113 người.
Quá trình vươn lên để trở thành trung tâm của giới siêu giàu của Thâm Quyến đã diễn ra trong nhiều năm. Theo hãng truyền thông China Daily, năm 2019, Thâm Quyến là thành phố giàu nhất Trung Quốc với GDP bình quân đầu người là 29.498 USD. Trong cùng năm, GDP bình quân đầu người của Bắc Kinh là 23.808 USD và Thượng Hải là 22.779 USD.
Một trong những yếu tố giúp Thâm Quyến có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng có thể là nhờ quy mô nền kinh tế Trung Quốc. Với dân số 1,4 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của quốc gia này rất lớn.
Một yếu tố khác giúp thúc đẩy GDP của Thâm Quyến là các tỷ phú. Giới nhà giàu sinh sống tại thành phố đã gây dựng nên đế chế kinh doanh khổng lồ, mang lại sự đổi mới, tạo ra nhiều việc làm và doanh thu cho Chính phủ.
Ma Huateng (Pony Ma), Chủ tịch kiêm CEO của Tencent Holdings là nhân vật tiêu biểu nhất. Hiện tại, ông chính là người giàu nhất Thâm Quyến với khối tài sản 25 tỷ USD. Đồng thời, ông cũng là người giàu thứ 4 Trung Quốc theo xếp hạng của Forbes.
Pony Ma không phải là tỷ phú duy nhất của Thâm Quyến. Wang Chanfu, CEO của BYD, hãng ô tô điện hàng đầu Trung Quốc, cũng sinh sống tại đây. Dữ liệu của Forbes cho thấy ông Wang đang nắm giữ khối tài sản trị giá 19,6 tỷ USD.
"Thung lũng Silicon" của Trung Quốc
Thâm Quyến được mệnh danh là "Thung lũng Silicon Trung Quốc". Theo SCMP, thành phố hiện có khoảng 3 triệu doanh nghiệp. Không giống các khu vực khác của đất nước tỷ dân, tại Thâm Quyến, doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò lớn cho sự phát triển. Hầu hết tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc đều đặt trụ sở ở Thâm Quyến như tập đoàn công nghệ Tencent, tập đoàn viễn thông Huawei và nhà sản xuất thiết bị drone lớn nhất thế giới DJI.
Cho đến nay, Tencent vẫn là doanh nghiệp giàu có bậc nhất của Thâm Quyến và cả Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1998, vốn hóa thị trường của Tencent đã chạm mức 303,32 tỷ USD. Đây cũng là tập đoàn trò chơi điện tử lớn nhất thế giới với doanh thu 27 tỷ USD trong năm 2021, đánh bại các đối thủ lớn như Apple, Microsoft và Google. Tencent là chủ sở hữu các tựa game phổ biến nhất thế giới bao gồm Fortnite, Liên minh huyền thoại và ứng dụng nhắn tin WeChat.
Mặc dù đã là một trong những thành phố giàu có bậc nhất ở Trung Quốc, Thâm Quyến vẫn muốn tiếp tục giàu có hơn. Theo SCMP, từ năm 2006 đến năm 2020, kinh tế của Thâm Quyến đã tăng trưởng gấp 5 lần từ mức GDP 580 tỷ NDT của năm 2006 lên 2,8 nghìn tỷ NDT vào năm 2020. Thành phố đang tiếp tục đặt mục tiêu tăng gấp đôi tổng GDP và GDP bình quân đầu người sau 15 năm nữa.
Tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến ban đầu được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp sản xuất. Đồng thời, thành phố cũng đầu tư mạnh mẽ vào Internet và công nghệ cao. Ông Gu cho rằng: "Thâm Quyến muốn trở thành trung tâm tài chính, blockchain và công nghiệp kỹ thuật số. Những lĩnh vực này sẽ đóng vai trò lớn cho sự tăng trưởng và sự giàu có của thành phố".
Để duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm, chính quyền thành phố đã lên kế hoạch phát triển ngành công nghiệp vi mạch điện tử, trí tuệ nhân tạo và y sinh. Thâm Quyến dự định dành ít nhất 30% quỹ nghiên cứu khoa học cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Thành phố giàu có đi đôi với chi phí đắt đỏ
Sự phát triển mạnh mẽ của thành phố khiến mức sống ngày càng cao. Thâm Quyến thuộc top 5 thành phố đắt đỏ nhất Trung Quốc.
Theo một báo cáo của Bloomberg vào năm 2021, 300.000 người dân gốc của thành phố đã sở hữu tổng tài sản lên tới hơn 30 tỷ USD. Người dân địa phương có thể cực kỳ giàu có nhưng nhiều người từ các khu vực khác của Trung Quốc đến Thâm Quyến làm việc thì ngược lại. Với mức chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, họ khó có thể mua một căn nhà ở thành phố xa hoa này.
Theo báo cáo Global Living của CBRE, nhà ở tại Thâm Quyến có giá trung bình hơn 680.000 USD. Trong năm 2021, giá căn hộ cao cấp tại thành phố này tăng 18,9%, tăng mạnh hơn cả những thành phố lớn của thế giới như London, New York và Paris.
Thâm Quyến là vùng đất không bao giờ thiếu người giàu. Những dự án nhà mới vừa ra mắt đã nhanh chóng bán hết sạch. Thậm chí, nhà cũ cũng có thể còn đắt hơn nhà mới.
Theo Bloomberg, chính sách hộ khẩu lỏng lẻo trước đây của Thâm Quyến đã thu hút 500.000 cư dân mới mỗi năm. Người dân từ nhiều nơi chuyển đến thành phố để tìm kiếm việc làm. Dân số ngày càng "phình to" đẩy giá nhà ở tăng mạnh.
Trên thực tế, những người không đủ khả năng mua nhà thường sinh sống trong những chengzhongcun ("ngôi làng giữa thành phố"). Nơi đây các căn hộ có kích thước nhỏ và tòa nhà được xây dựng sát nhau đến mức người sống trong 2 tòa nhà có thể với sang bắt tay nhau.
Khoảng 70% cư dân Thâm Quyến sinh sống tại chengzhongcun. Dù đông đúc và diện tích hạn chế nhưng giá cả có phần hợp lý hơn cho những người có mức thu nhập trung bình và thấp. Hiện tại, Thâm Quyến đã bắt đầu phát triển chương trình nhà ở công cộng nhằm mục đích tái định cư, qua đó giúp 60% cư dân thành phố vào gia nhập khu nhà ở của chính phủ vào năm 2035.
- ·NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- ·Hội LHPN TP.Thuận An: Chung tay xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị
- ·Bình Định trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án FDI cho nhà đầu tư Nhật Bản
- ·Bảo vệ trẻ em trước tai nạn đuối nước
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng
- ·Xe máy “phớt lờ” biển cấm lưu thông trên cầu vượt ngã tư 550
- ·Nipro tìm nhà cung cấp tại chỗ cho dự án 300 triệu USD
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·Khắc phục tồn tại để gia tăng đấu thầu qua mạng
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Kịch bản tăng trưởng kinh tế 2017: Hàng loạt giải pháp được đề xuất
- ·Hơn 1.500 tỷ đồng đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời nổi tại hồ Đa Mi (Bình Thuận)
- ·Đơn dự thầu ký trước thời điểm thoả thuận liên danh có bị loại?
- ·Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- ·Tỷ lệ phân chia công việc giữa các thành viên trong liên danh
- ·Doanh thu thu phí Dự án BOT Hà Nội
- ·Trộm xe của bạn tình
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·TX.Tân Uyên: Tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông
- Sẽ điều chỉnh quy định để bán nhanh nợ xấu
- Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/11 và tổng kết tuần qua: Giá lúa tăng cao nhất 300 đồng/kg
- Thêm công cụ quản lý vay nợ nước ngoài
- Hơn 4.000 học sinh tham gia Tư vấn tuyển sinh
- Khẩn trương hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại
- Khai sai tên hàng, một doanh nghiệp bị truy thu hơn 2,6 tỷ đồng
- Ukraine đẩy mạnh không kích, Nga làm rõ số thương vong
- Nikolai Vatutin: Vị tướng Hồng quân từng 4 lần làm thất thế thống chế Đức
- Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 18/11/2023: Ngân hàng Vietinbank giảm, giá chợ đen tăng
- Giá xe máy Vespa hôm nay ngày 13/11/2023: Xe Vespa Primavera giá thấp nhất từ 76,5 triệu đồng