【ngoại hạng ireland】Kết quả bước đầu “Sáng kiến quản lý XNC giữa Canada và Mỹ”
Với nguyên tắc,ếtquảbướcđầuSángkiếnquảnlýXNCgiữaCanadavàMỹngoại hạng ireland hoạt động nhập cảnh vào quốc gia này cũng là hoạt động xuất cảnh khỏi quốc gia khác, việc trao đổi thông tin giữa 2 quốc gia liên quan sẽ giúp quản lý thông tin hiệu quả tại khu vực biên giới phục vụ mục đích an ninh và quản lý hành khách qua biên giới. Sáng kiến bao gồm 3 giai đoạn với nội dung chính của giai đoạn thứ nhất là trao đổi dữ liệu lịch sử của hành khách xuất nhập cảnh đến từ 1 quốc gia thứ ba và cư dân lưu trú thường xuyên dài hạn tại Hoa Kỳ và Canada (nhưng không phải là công dân của 2 quốc gia này) qua 2 cặp cửa khẩu là British Columbia/Washington và Ontario/New York. Dữ liệu trong khuôn khổ Sáng kiến được trao đổi chính thức từ ngày 30-9-2012.
Dữ liệu lịch sử của hành khách nhập cảnh được trao đổi đồng thời sử dụng các công cụ đã được Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ (DHS) và cơ quan Quản lý biên giới Canada (CBSA) thống nhất từ trước và được dùng để phân tích phục vụ quản lý của các cơ quan liên quan. DHS giao cho lực lượng Hải quan (CBP) trực tiếp quản lý hệ thống này. Sau 1 năm thực hiện, kết quả của Sáng kiến đã vượt quá sự mong đợi của hai bên nhất là về khả năng sử dụng dữ liệu (nhờ vào sự tương thích dữ liệu cả về chuẩn công nghệ, mức độ tương thích của dữ liệu và tần suất cập nhật dữ liệu). Phía Canada đã sử dụng được 94,5% bản ghi dữ liệu (khoảng 343.000 bản dữ liệu) truyền từ CBP trong khi tỷ lệ sử dụng dữ liệu của CBP nhiều hơn với mức cụ thể đạt 97,4% (tương đương 413.000 bản ghi dữ liệu). Cả hai bên đều tin tưởng tỷ lệ này sẽ còn tăng lên trong giai đoạn thứ hai mặc dù sẽ có thêm dữ liệu quản lý hành khách sau nhập cảnh (POEs).
Về phương pháp, cả hai bên đều đảm bảo dữ liệu được trao đổi phải tuân thủ các quy định về an ninh mạng. Một khi dữ liệu được Canada tiếp nhận, bản ghi dữ liệu phải thống nhất với dữ liệu sẵn có trên hệ thống. Khi CBP nhận được dữ liệu từ đối tác Canada, dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống thông tin hành khách qua biên giới và được đối chiếu với dữ liệu của hệ thống thông tin hành khách xuất nhập cảnh của Hoa Kỳ (ADIS)- một chương trình quản lý và phân tích các giao thức đồng bộ dữ liệu trong môi trường hàng không.
Đặc điểm của giai đoạn thứ nhất của Sáng kiến là giới hạn dữ liệu trao đổi trong chừng mực những dữ liệu cơ bản dựa trên quy định hiện hành của luật pháp quốc gia mỗi bên. Mục đích của giai đoạn này là đạt được cơ chế trao đổi dữ liệu của cùng một hành khách khi di chuyển giữa hai quốc gia để cơ quan Hải quan có thể xác định trọng điểm kiểm tra từ phân tích mức độ rủi ro tiềm tàng.
Cụ thể, từ dữ liệu trao đổi, cơ quan chức năng phải đánh giá được những thay đổi liên quan đến đối tượng lưu trú trái phép (quá thời hạn cho phép), nâng cao năng lực quản lý nhập cảnh, có dữ liệu về việc tuân thủ pháp luật của đối tượng xuất nhập cảnh, xác định đối tượng không chấp hành quy định pháp luật khi di chuyển qua biên giới…
Theo báo cáo triển khai giai đoạn thứ nhất, việc trao đổi dữ liệu này là nền tảng cơ bản cho việc tăng cường năng lực quản lý biên giới của cả hai bên trong bối cảnh xuất hiện thường xuyên mối đe dọa từ các nguy cơ khủng bố, buôn lậu. Việc trao đổi dữ liệu còn giúp giảm chi phí và thời gian cho cơ quan quản lý đồng thời tăng mức độ an ninh tại biên giới, giảm việc kiểm tra chồng chéo của hai bên. Về lâu dài, các điều kiện cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới cũng sẽ được cải thiện nhờ vào việc áp dụng cơ chế kiểm tra một lần đồng nghĩa với sự cắt giảm các hàng dài hành khách chờ đợi làm thủ tục tại biên giới.
Theo Cao ủy Hải quan Hoa Kỳ Thomas S. Winkowski, kết quả của giai đoạn thứ nhất cho thấy cả hai bên đều thu được lợi từ việc thực hiện Sáng kiến này, điều đó góp phần cụ thể hóa Kế hoạch hành động của Sáng kiến.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ ngày 30-6-2013 với việc thu thập dữ liệu lịch sử của hành khách quá cảnh, cư dân cư trú dài hạn tại Hoa Kỳ và Canada tại tất cả các cửa khẩu biên giới đường bộ (bao gồm các tuyến đất liền, phà và đi bộ). Đương nhiên, quá trình thu thập và chia sẻ thông tin cá nhân phải tuân thủ quy định bảo mật thông tin cá nhân quốc gia.
Hiện nay, CBP đang cùng với Hải quan Canada thực hiện chương trình Đánh giá ảnh hưởng cá nhân (PIAs) cho giai đoạn thứ hai để có thể tạo ra cơ sở cho việc thực hiện thành công giai đoạn này. Dự kiến, sau năm 2013, chính quyền hai nước sẽ đánh giá kết quả của Sáng kiến để xem xét tiếp tục có những hình thức hợp tác chung mới giữa hai bên./.
Ngọc Vân
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Sân bay Vân Đồn: Khi tư nhân tham gia làm nhiệm vụ công ích
- ·FLC lại thất hứa báo cáo tài chính, cổ phiếu tiếp tục bị đình chỉ
- ·Xuất nhập khẩu ghi nhận sự “bứt phá”, xuất siêu đạt 8 tỷ USD
- ·94 nhà cung cấp nước ngoài kê khai, nộp thuế trên 14,5 nghìn tỷ đồng
- ·Chính sách miễn, giảm thuế giúp doanh nghiệp tăng cường sức đề kháng, vượt khó khăn
- ·Cục Thuế TP. Hải Phòng hỗ trợ hiệu quả quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- ·Tổng cục Thuế chỉ đạo giám sát chặt thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu
- ·Tăng cường triển khai cơ chế CBAM: Ngành thép thích ứng để xuất khẩu bền vững
- ·Nhân dân kỳ vọng Đại hội XIII có được một Báo cáo chính trị xứng tầm
- ·Giá vàng miếng lao dốc, có loại mất mốc 67 triệu đồng/lượng
- ·Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh
- ·Giá vàng hôm nay 5/6: Thế giới giảm nhẹ, trong nước tăng
- ·Apollo cảnh báo keo silicone nhái, kém chất lượng
- ·Lo máy phát điện, quạt hơi nước loạn giá, Quản lý thị trường hoả tốc kiểm tra
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 11 ca nhiễm Covid
- ·Bản tin tài chính sáng 12/6: Giá vàng và dầu dự báo tăng, USD đi lên
- ·Đề nghị cân nhắc quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan Hải quan trong phòng, chống rửa tiền
- ·Công nhận 3 đại lý làm thủ tục hải quan tại Hà Nội
- ·Hơn 97% doanh nghiệp tham gia hoàn thuế điện tử
- ·Phong tặng danh hiệu 145 Nghệ nhân Làng nghề năm 2024