会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi keo benfica】Đề nghị cân nhắc quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan Hải quan trong phòng, chống rửa tiền!

【soi keo benfica】Đề nghị cân nhắc quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan Hải quan trong phòng, chống rửa tiền

时间:2024-12-23 23:04:28 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:933次
Cơ quan Hải quan - Ngân hàng: Phối hợp trong đấu tranh ngăn chặn hành vi buôn lậu,ĐềnghịcânnhắcquyđịnhtráchnhiệmcụthểcủacơquanHảiquantrongphòngchốngrửatiềsoi keo benfica rửa tiền
Nghiên cứu ngăn chặn hoạt động rửa tiền trong lĩnh vực tài sản ảo
Tổ chức trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo phải báo cáo về phòng chống rửa tiền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền. Ảnh: Quochoi.vn
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền. Ảnh: Quochoi.vn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, chiều 20/10/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) bên cạnh việc kế thừa thì phải khắc phục các vướng mắc, bất cập các quy định của pháp luật Phòng, chống rửa tiền hiện hành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động phòng, chống rửa tiền hiện nay.

Vì thế, dự thảo Luật kế thừa quy định về đối tượng báo cáo phòng, chống rửa tiền tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, bao gồm tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính. Bên cạnh đó, để đáp ứng thực tiễn công tác trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống rửa tiền, dự thảo Luật cũng bổ sung nguyên tắc: trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền, việc trao đổi, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về việc đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền. Theo đó định kỳ 5 năm, NHNN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền tại Việt Nam, trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá. Trên cơ sở kết quả cập nhật rủi ro của các bộ, ngành, NHNN tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia, kế hoạch thực hiện sau đánh giá…

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012; các nội dung của dự thảo Luật phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và cơ bản tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các nội dung tại dự thảo Luật về các quy định liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập dữ liệu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng với các luật có liên quan, như Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV...

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Ảnh: Internet
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Ảnh minh họa/ Internet

Liên quan đến nội dung về đánh giá rủi ro rửa tiền của đối tượng báo cáo và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, đây là quy định mới và cần thiết trong bối cảnh các hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi, đồng thời phù hợp với khuyến nghị của tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, vị này đề nghị tiếp tục rà soát, cân nhắc kỹ lưỡng quy định về báo cáo kết quả đánh giá rủi ro hoặc cập nhật kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền, bảo đảm tính khả thi và tránh tạo gánh nặng về thủ tục hành chính cho các đối tượng khi triển khai.

Đối với một số dấu hiệu đáng ngờ cụ thể, Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và phân định phù hợp với hoạt động của các tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan. Đặc biệt, trong lĩnh vực chứng khoán, ý kiến của cơ quan thẩm tra là cần có quy định về thời gian cụ thể khi xác định các dấu hiệu đáng ngờ.

Về trách nhiệm của một số cơ quan, Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ vì đây là cơ quan có trách nhiệm thực thi chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng; đề nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường do liên quan đến phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực đất đai, bất động sản.

Về trách nhiệm của Bộ Tài chính, theo ông Vũ Hồng Thanh, có ý kiến đề nghị làm rõ quy định về “dịch vụ khác” gắn với chủ thể là Bộ Tài chính hay gắn với hoạt động “trò chơi có thưởng”, vì nếu gắn với hoạt động “trò chơi có thưởng trừ trò chơi trên mạng viễn thông, mạng internet và dịch vụ khác” thì cần xác định nội dung về dịch vụ khác sẽ thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị hay bộ, ngành nào để bảo đảm minh bạch, rõ ràng trong quá trình triển khai, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan Hải quan vào nội dung này.

Trên thực tế, từ tháng 2/2012, NHNN và Bộ Tài chính đã ký Quy chế phối hợp công tác và trao đổi thông tin, trong đó có nội dung phối hợp, trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền. Tại Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 5/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo giao NHNN và Bộ Tài chính xây dựng Biên bản ghi nhớ/nguyên tắc giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Tổng cục Hải quan.

Vì thế, những năm qua, Cục Phòng, chống rửa tiền (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã chủ động, tích cực phối hợp trao đổi, cung cấp hàng trăm lượt thông tin phục vụ công tác nghiệp vụ của từng đơn vị. Đáng chú ý, từ những thông tin do phía Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cung cấp, cơ quan Hải quan đã sử dụng để điều tra, xác minh, đấu tranh, triệt phá thành công nhiều chuyên án, kế hoạch và khởi tố vụ án hình sự theo thẩm quyền.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Thông tin mới nhất vụ rơi máy bay ở Nga làm 71 người thiệt mạng
  • 900.000 khách hàng của công ty tài chính ở Philippines bị rò rỉ thông tin
  • Samsung thống trị thị trường TV hạng sang ở Mỹ với 34% thị phần
  • Xuất khẩu hạt điều mang về 2,6 tỷ USD
  • Đây là lý do Liên đoàn Võ thuật không cấp phép cho trận đấu giữa Tuấn 'hạc' và Flores
  • Dừng tiếp nhận phương tiện vào bãi phi thuế quan tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
  • Người phụ nữ U60 đam mê tập gym, thành quả khiến nhiều người kinh ngạc
  • Đơn hàng gia tăng, xuất khẩu thủy sản cả năm sẽ đạt 9 tỷ USD
推荐内容
  • SUV mới Toyota 'đẹp long lanh' giá 490 triệu đồng, 10 nghìn người đang đặt mua có gì hay
  • Trung Quốc
  • Nhật Bản sẽ nhận 60.000 điều dưỡng nước ngoài trong 5 năm tới
  • Giữ vững đà tăng trưởng xuất khẩu nông sản
  • PTT Vũ Đức Đam: Bản chất của cuộc CMCN 4.0 là không để ai bị bỏ lại phía sau
  • Mỹ: Đánh thuế công ty trụ sở ở San Francisco để hỗ trợ người vô gia cư